Hoàn thiện các chính sách tiền công, tiền lương và

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân phối trong nền KTTT pptx (Trang 27 - 32)

phân phối lại thu nhập

Đối với những người làm công ăn lương, thì tiền lương phải

thực sự là nguồn thu nhập chính để nuôi sống họ, từ đó có thể họ

quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ có tác dụng kích thích sản xuất phát

triển, ổn định và cải thiện đời sống không chỉ đối với gia đình cán

bộ công nhân viên, mà còn ảnh hưởng đến mức sống chung của xã

hội. Trên cơ sở đó, việc giaie quyết hợp lý vấn đề lương trong khu

vực nhà nước còn có tác dụng to lớn trong việc hưoứng đạo tiền

công ngoài khu vực quốc doanh. Chính vì vậy, cần phải tiếp rục

xây dựng và hoàn thiện các chính sách tiền lương.

Phải làm cho tiền lương thực sự trở thành giá cả của sức lao động, điều đó đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động để làm cơ sở cho việc xác định mức tiền lương. Muốn vậy, mức lương cho người lao động phải thể hiện trình độ học vấn, tay nghề,

quá trình lao động, lao động giản đơn hay lao động phức tạp. Mức lương phải thoả mãn nhu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao đông, đảm bảo cho người lao động sống đủ mà không cần làm thêm gì.

Nếu họ muốn làm giàu thì buộc phải làm thêm nhiều việc. Chỉ trên cơ sở như vậy tiền lương mới khuyến khích mọi người lao động

luôn luôn nâng cao trình ọ tay nghề, khuyến khích thế hệ trẻ ra sức

học tập không ngừng để nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ

thuật để thích ứng với cơ chế thị trường. Mặt khác cần xác định

mức tiền lương tối thiểu: tức là mức lương đảm bảo cho một mức

sống tối thiểu. Tuy nhiên, mức sống của người lao động phải phù

hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Mức lươngtối thiểu đó phải đảm bảo tính toán đầy đủ các yếu tố cần

thiết của quá trình tái sản xuất sức lao động và phải đảm bảo tính

, phát huy quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực lao động.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý phân phối tiền lương cho người lao động đối với các lĩnh vực khác nhau thì khác nhau. Đối

với lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể là cac doanh nghiệp quốc

doanh, nguồn tiền chi trả không phải từ ngân sách Nhà nước mà

phải từ kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này; các

doanh ngiệp này, sau khi bù đắp các shi phí, hoàn thành nghĩa vụ

nộp ngân sách, tổng thu nhập còn lại của doanh nghiệp do doanh

nghiệp toàn quyền sử dụng chia cho nhân viên. Trong lĩnh vực

hành chính sự nghiệp, Nhà nước trên cơ sở biên chế nghiêm ngặt

và tiếp tục thực hiện khoán quỹ lương theo khối lượng công việc.

Bên cạch chính sách tiền lương thì các chính sách về tiền công lao động cần được hoàn thiện chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo công

bằng cho người lao động. Cần phải đảm bảo cho người lao động

nhận được tiền công đầy đủ cho những cống hiến mà họ đã bỏ ra. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý

nghĩa với xã hội để đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội.

Thu nhập cá nhân được hình thành từ nhiều hình thức phân

phối khác nhau, cho nên sự điều tiết đối với từng hình thức thu

nhập đòi hỏi phải nắm vững tính chất và mức độ tưngf loại thu

nhập để việc điều tiết thể hiện đúng với tính chất, sát với thu nhập

nhằm khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng và đảm bảo tính định hương XHCN trong phân phối thu nhập. Để điều tiêt thu nhập cần thực hiện thông qua hình thức điều tiết giảm

và tăng thu nhập cá nhân. Điều tiết giảm được thực hiện thông qua

hình thức thuế thu nhập cá nhân và hình thức tự nguyện đóng góp

của cá nhân có thu nhập cao vào quỹ phúc lợi xã hội, từ thiện... Trong đó, thuế thu nhập cá nhân là hình thức quan trọng nhất chủ

yếu với mọi nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đối với nước ta

, mục đích của sự điều tiết giảm thu nhập cá nhân là để thực hiện

từng bước công bằng xã hội, đồng thời không triệt tiêu động lực tăng thu nhập hơn nữa của các bộ phận dân cư có thu nhập cao. Để

làm tốt việc này cần nắm đúng thu nhập cá nhân trên cơ sở phân

biệt được chính xác các nguồn thu nhập cac nhân bằng các biện

pháp giáo dục, hành chín, kinh tế. Điều tiết tăng thu nhập cá nhân được thưch hiện thông quan ngân sách nhà nước, ngân sách của

các tổ chức chính trị – xã hội,các quỹ baoe hiểm, trợ cấp, phụ cấp

các loại, qua các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân

nhằm trợ giúp thường xuyên cho những người có thu nhập thấp,

những người thất nghiệp, những người tham gia bảo hiểm khi gặp

rủi ro, nhưng người thuộc diện chính sách xã hội, bổ sung thu nhập

mang tính chất bình quân cho các tổ chức, các doanh nghiệp vào

cac dịp lễ, tết....

kết luận

Với mục đích cuối cùng của phân phối trong chế độ mới là đảm bảo cho các thành viên được làm theo năng lực, hưởng theo

nhu cầu. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu quá độ lên chủ nghĩa xã

hội ở nước ta hiện nay đang còn nhiều khó khăn trước mắt bởi

trong xã hội vẫn còn nhiều giai cấp tầng lớp với lợi ích còn chưa

thống nhất, thêm vào đó là sự khác biệt nhau về mức sống và

những mặt trái của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý của nhà nước

nên vấn đề phân phối làm sao để đạt công bằng xã hội đang gặp

nhiều khó khăn. Song với vai trò quan trọng của nó trong việc ổn định, tăng trưởng và phát triển của cả quốc gia, vấn đề phân phối

nhất định sẽ được giải quyết để đáp ứng với như cầu phát triển của

xã hội và nhu cầu khẳng định mình của mỗi thành viên trong xã hội. Không ngừng ‘’Đổi mới chính sách tiền lương và thu nhập,

khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết

quả lao động và hiệu quả kinh tế, bảo vệ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành

và các vùng. đấu tranh ngăn chặn thu nhập phi pháp.,, (1) đã và đang là định hướng cho Đảng và nhà nước ta từng bước cải cách quan

hệ phân phối cho phù hợp với điều kiện của đất nước và của quá

trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Từng bước khẳng định được tính ưu việt của chế đọ mới.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng cộng sản Việt Nam:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội.

Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1991 2. GS.TS Ngô Đình Giao:

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện dại hoá

...

Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994 3. Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập

Nhà xuất bản KH-XH, Hà Nội, 1993

4. Tìm hiểu chế độ tiền lương mới

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993

5. Trung tâm kinh tế châu á Thái Bình Dương (VAPEC):

Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường

NXB Thống Kê, Hà Nội, 1994

6. Giáo trình kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân phối trong nền KTTT pptx (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)