Địa điểm, thời gian, Đối t−ợng, vật liệu và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thành phần sâu, nhện hại hoa Loa kèn, đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp muội Pleotrichophorus chrysanthemi Theobald và biện pháp phòng chống chúng tại ngoại thành Hà Nội vụ đông xuân năm 2005 - 2006 (Trang 36 - 43)

và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Địa điểm

- Địa điểm nghiên cứu: điều tra thành phần, diễn biến, số l−ợng sâu nhện hại trên hoa Loa kèn đ−ợc thực hiện tại hai vùng trồng hoa ở ngoại thành Hà Nội (Tây Tựu - Từ Liêm, Quảng An - Tây Hồ).

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học rệp muội tại Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học- Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I và phòng thực tập Côn trùng Tr−ờng Trung cấp Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - tỉnh Hải D−ơng.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006. 3.2. Đối t−ợng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

3.2.1. Đối t−ợng nghiên cứu

- Các loài sâu, nhện hại cây hoa loa kèn. - Các loài thiên địch của sâu hại hoa loa kèn.

3.2.2. Vật liệu nghiên cứu

- Các giống hoa loa kèn đang trồng tại vùng nghiên cứu. - Sáu loại thuốc bảo vệ thực vật .

3.2.3. Dụng cụ nghiên cứu: bút lông bắt rệp, kính lúp tay, kính đo kích th−ớc sâu, lọ đựng mẫu,vợt, panh mềm, tủ sinh thái, hộp petry, cồn, dung dịch fooc môn.

3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Ph−ơng pháp xác định thành phần sâu, nhện hại trên cây hoa Loa kèn vụ Đông xuân năm 2005 - 2006 vùng ngoại thành Hà Nội

- Điều tra theo ph−ơng pháp ngẫu nhiên, 2 tuần/ 1 lần trên ruộng trồng hoa Loa kèn từ khi trồng đến khi thu hoạch. Điểm điều tra không cố định càng nhiều điểm càng tốt, quan sát và đếm số sâu hại tại mỗi điểm điều tra. Thu bắt toàn bộ sâu, nhện hại có trên cây điều tra.

Số lần bắt gặp loài sâu + Tần suất xuất hiện(%) =

Tổng số lần điều tra x100 Chỉ tiêu theo dõi: mức độ phổ biến của loài sâu, nhện hại.

- Mức độ phổ biến:

(-): rất ít xuất hiện (tần suất xuất hiện < 5%) (+): rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện 5% - 25%) (++): phổ biến (tần suất xuất hiện > 25% - 50%) (+++): rát phổ biến (tần suất xuất hiện > 50%)

3.3.2. Ph−ơng pháp điều tra diễn biến số l−ợng sâu, nhện nhỏ trên đồng ruộng. * Đối với rệp muội và nhện nhỏ :

- Điều tra 1 tuần/ 1 lần: việc điều tra đ−ợc tiến hành từ khi cây bắt đầu trồng cho tới khi thu hoạch.

- Điều tra trên các ruộng đại diện cho các giống, thời vụ, địa điểm mỗi đại diện chọn 1 ruộng.

- Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc.

- Mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 3 cây (ở giai đoạn cây nhỏ) để điều tra hoặc chọn điều tra ngẫu nhiên 1 cây lớn (ở giai đoạn cây đg bắt đầu phân nhánh, có hoa, đến thu hoạch).

- Mỗi cây nhỏ: chọn 3 tầng (tầng ngọn, tầng giữa cây và tầng lá sát mặt đất) mỗi tầng ngắt một lá rồi dùng kính lúp tay quan sát và đếm số rệp ở trên mặt trên và mặt d−ới lá.

- Cây lớn (ở giai đoạn cây đg phân nhánh và có hoa đến thu hoạch) thì ngắt lá theo 3 tầng (ngọn, giữa cây, sát mặt đất) mỗi tầng theo 4 h−ớng đông, tây, nam, bắc) nh− vậy là ngắt 12 lá/1 cây ở 1 kỳ điều tra.

- Khi cây đg có hoa thì ngoài việc điều tra rệp trên lá thì cần xác định tỷ lệ chùm hoa có rệp hại.

Chỉ tiêu điều tra:

Tổng số rệp điều tra (con)

+ Mật độ rệp (con/ bộ phận điều tra) =

Tổng số bộ phận điều tra Tổng số cây (hoa) có rệp

+ Tỷ lệ cây (hoa) có rệp (%) =

Tổng số cây (hoa) điều tra x100 * Đối với sâu khoang, sâu xanh, câu cấu :

- Điều tra 1 tuần/ 1 lần: việc điều tra đ−ợc tiến hành từ khi cây bắt đầu trồng cho tới khi thu hoạch.

- Điều tra trên các ruộng đại diện cho các giống, thời vụ, địa điểm mỗi đại diện chọn 1 ruộng.

- Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc.

- Mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 5 cây để điều tra. Chỉ tiêu điều tra:

Tổng số sâu điều tra (con)

+ Mật độ sâu (con/ cây) =

3.3.3. Ph−ơng pháp nuôi sinh học rệp muội để xác định đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học sinh thái.

* Nuôi rệp theo ph−ơng pháp đĩa lá của Van Emden (1972).

- Dùng bút lông chuyển vào mỗi hộp petry (hộp có sẵn lá cây kí chủ sạch, lá đ−ợc đặt trên giấy thấm n−ớc sạch để giữ cho lá t−ơi) 10 rệp mẹ đ−ợc bắt từ ngoài đồng. Sau 1 đêm dùng bút lông đg thấm nhẹ n−ớc tác động thật nhẹ nhàng vào phía cuối cơ thể rệp non tuổi 1 vừa đ−ợc đẻ ra trong đêm để chuyển mỗi rệp non vào một hộp petry (hộp có sẵn lá cây kí chủ sạch, lá đ−ợc đặt trên giấy thấm n−ớc sạch để giữ cho lá t−ơi, hộp đ−ợc đánh số từ 1 đến 30 cả đáy và nắp. Thí nghiệm đ−ợc tiến hành với 30 hộp, ngoài ra cần có từ 5 đến 10 hộp dự trữ để khi thay thế thức ăn làm chết rệp. Ghi lại ngày rệp non đ−ợc đẻ ra và bắt đầu tiến hành nuôi, hàng ngày từ 9 giờ đến 10 giờ sáng tiến hành kiểm tra các hộp để bổ sung n−ớc sạch, lấy xác lột của rệp để xác định tuổi rệp hoặc bắt rệp non đ−ợc đẻ ra để xác định khả năng sinh sản của rệp ( ở giai đoạn rệp bắt đầu đẻ) và hai ngày thay thức ăn 1 lần. Toàn bộ số liệu quan sát đ−ợc ghi vào bảng nuôi sinh học rệp.

Cuối cùng từ các bảng nuôi sẽ xác định đ−ợc các chỉ tiêu sau: + Thời gian phát triển trung bình từng tuổi (pha).

+ Vòng đ−ời của rệp (ngày).

+ Sức sinh sản trung bình của rệp (số con TB/1 rệp mẹ).

+ Nhịp điệu sinh sản (số l−ợng rệp con đ−ợc đẻ ra trung bình từng ngày). * Ph−ơng pháp đo kích th−ớc và mô tả rệp (đo theo ph−ơng pháp của Blackman và Eastop 1984)

- Việc quan sát đ−ợc tiến hành ở hai loại hình rệp có cánh và không có cánh bắt đ−ợc từ ngoài tự nhiên, đem rệp về phòng nghiên cứu dùng kính lúp điện để giám định, mô tả và vẽ hình.

- Để mô tả sự thay đổi về kích th−ớc và màu sắc rệp ở các tuổi khác nhau chúng tôi tiến hành theo ph−ơng pháp nuôi cá thể nh− sau: 10 cá thể rệp tuổi 1 đ−ợc đẻ ra cùng một đêm, đặt trong 10 hộp petry có lá cây kí chủ sạch đặt trên giấy thấm n−ớc. Rệp ở từng tuổi đ−ợc đ−a vào quan sát và đo d−ới kính lúp điện xác định kích th−ớc của từng tuổi, kích th−ớc rệp đ−ợc tính bằng trị số bình quân của 10 lần đo trên 10 cá thể rệp. Mô tả màu sắc rệp, cấu tạo các đốt râu, trán, hình dáng, màu sắc và độ dài ống bụng, đuôi.

- Đo độ dài cơ thể rệp đ−ợc tính từ đỉnh đầu tới cuối cơ thể rệp (không kể chiều dài đuôi), chiều rộng cơ thể rệp đ−ợc đo ở phần rộng nhất của cơ thể rệp.

3.3.4. Ph−ơng pháp điều tra thành phần các loài kẻ thù tự nhiên của rệp muội. - Điều tra tỷ lệ rệp muội bị kí sinh: kết hợp với việc điều tra sâu hại hoa tại ruộng điều tra ở mỗi vùng nghiên cứu trong mỗi đợt điều tra bắt về 100 con rệp (bao gồm cả rệp bị kí sinh và ch−a bị kí sinh). Sau đó tiếp tục nuôi hàng ngày, thay thức ăn theo dõi xem có bao nhiêu rệp bị kí sinh bao nhiêu rệp sinh sản và phát triển bình th−ờng, trong 2 tuần thu đ−ợc tỷ lệ rệp bị kí sinh (%).

- Điều tra côn trùng bắt mồi ăn thịt: thu bắt các loài bọ rùa, cánh cứng, cánh ngắn, ruồi ăn rệp…

3.3.5. Thí nghiệm về biện pháp phòng trừ rệp bằng một số thuốc bảo vệ thực vật

* Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc trong phòng thí nghiệm.

- Tiến hành theo ph−ơng pháp nhúng lá cây rệp hại vào trong dung dịch thuốc trong thời gian 5 giây. Ngay sau khi nhúng thuốc, dùng panh nhặt lá đặt lên giấy thấm cho ráo n−ớc rồi đếm tổng số rệp còn lại trên lá. Sau đó chuyển lên đĩa petry có giấy thấm giữ ẩm. Sau từ 3, 5 giờ, sau 1ngày đếm số l−ợng rệp còn sống. Những con rệp không có phản ứng gì khi chạm bút lông vào chân

coi nh− là chết. Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) nhắc lại 3 lần.

- Hiệu lực của thuốc trong phòng đ−ợc tính theo công thức Abbott: C - T Hiệu lực thuốc (%) = C x100 Trong đó: Clà số rệp sống ở công thức đối chứng. T là số rệp sống ở công thức xử lý.

Các loại thuốc BVTV đều đ−ợc dùng ở nồng độ khuyến cáo.

* Thí nghiệm một số thuốc BVTV phòng chống rệp muội.

- Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm một số loại thuốc BVTV phòng chống rệp muội ngoài đồng, thí nghiệm đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm bố trí trên 2m2, l−ợng thuốc 0,7 - 1,2 lít/ ha, phun bằng bình bơm tay. Địa điểm bố trí thí nghiệm tại các ruộng trồng hoa ở Tây Tựu, Quảng An.

- Công thức 1: Supracide 40EC - Công thức 2: Lebaycid 50EC - Công thức 3: Actara 25WG - Công thức 4: Polytrin 40EC - Công thức 5: Trebon 10EC - Công thức 6: Selecron 500EC

Hiệu lực thuốc ở ngoài đồng đ−ợc tính theo công thức Henderson - Tolton: Tax Cb Hiệu lực thuốc (%) = (1 - Ca xTb )x100 Trong đó:

Ta là số cá thể rệp hại sau phun thuốc ở công thức thí nghiệm. Tblà số rệp sống ở công thức thí nghiệm tr−ớc phun.

Casố rệp sống ở công thức đối chứng sau phun n−ớc lg. Cb số rệp sống ở công thức đối chứng tr−ớc phun n−ớc lg.

3.3.6. Xử lý số liệu thống kê sinh học

- Chạy số liệu bằng ch−ơng trình IRRISTAT. - Xử lý số liệu theo Duncal.

Một phần của tài liệu Thành phần sâu, nhện hại hoa Loa kèn, đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp muội Pleotrichophorus chrysanthemi Theobald và biện pháp phòng chống chúng tại ngoại thành Hà Nội vụ đông xuân năm 2005 - 2006 (Trang 36 - 43)