Sự cố rơi các dụng cụ xuống đáy

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công giếng khoan thăm dò MT1X mỏ Mèo Trắng (Trang 125 - 129)

Nguyên nhân.

- Các dụng cụ bị lỏng trong quá trình làm việc.

- Không giữ cẩn thận ở miệng lỗ khoan trong thời gian nâng thả cũng nhƣ khi kéo hết cần ra khỏi miệng lỗ khoan.

- Thao tác nâng thả sai trong quá trình nâng và tháo vặn cần. - Làm việc thiếu chú ý ở miệng lỗ khoan.

Cần khoan có thể bị rơi, bởi quá trình nâng thả clevatơ bị hỏng. Hay trong quá trình nâng thả không chú ý đóng clevatơ. Cũng có thể gây ra do thao tác nâng thả cần khoan bị tháo ren. Trong khi rơi choòng khoan bị cắm xuống đáy và cần bị cong và có trƣờng hợp không thể nào lấy lên đƣợc.

Cần nặng bị rơi có thể do không sử dụng các chấu chèn đặc biệt dùng cho cần nặng. Còn rơi các dụng cụ khác có thể do những sơ suất, hay do bị hƣ hỏng trong quá trình làm việc. Hậu quả của nó có thể gây nên kẹt cần, rơi xuống đáy. Ngăn cản quá trình tiếp tục khoan.

Biện pháp cứu chữa.

Trong trƣờng hợp choòng khoan bị đứt hay tƣợt ở đầu nối, Nếu vị trí của nó ở thế thẳng đứng. Ngƣời ta dùng Met trích đặc biệt để cứu . Nếu nhƣ không thể cứu đƣợc bằng phƣơng pháp này thì ngƣời ta dùng các phay đặc biệt để khoan phá. Sau đó các phoi bị phá đƣợc lấy lên nhờ đầu chụp hay doa nam châm.

Sự cố về choòng khoan

Trong các sự cố về choòng khoan thì sự cố rơi choòng là phổ biến nhất. Ngoài ra còn hay sảy ra một số sự cố khác nhƣ : bị vỡ choòng đứt thân, vỡ vòng bi, tuột đầu nối

Nguyên nhân.

- Kiểm tra không kĩ chất lƣợng choòng khoan trƣớc khi khoan.

- Thời gian sử dụng choòng khoan để khoan quá lâu làm cho các chóp khoan bị mài mòn nhất là ổ đỡ.

- Các thông số chế độ khoan không hợp lý nhất là tải trọng đáy và tốc độ quay. - Do khuyết tật của choòng trong quá trình chế tạo.

- Khi đƣa cho òng vào làm việc, bị kẹt ở giếng do đƣờng kính lỗ khoan bị bó hẹp lại.

Dấu hiệu nhận biết.

- Mômen quay trên bàn roto tăng do ổ bi chóp bị kẹt. - Rung lắc bộ cần khoan.

- Giảm tốc độ cơ học 2 – 2,5 lần với cùng một chế độ khoan trƣớc.

Biện pháp phòng ngừa và cứu chữa.

 Biện pháp phòng ngừa :

+ Kiểm tra kĩ chất lƣợng choòng khoan đặc biệt là ổ đỡ của các chóp xoay trƣớc khi thả vào giếng.

+ Lựa chọn các cho òng khoan phải phù hợp với cột địa tầng và tính chất cơ học của đất đá của từng khoảng khoan

+ Chế độ khoan phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thiết kế - Phƣơng pháp cứu chữa :

Khi choòng bị rơi xuống đáy giếng khoan, nếu nó ở thế thẳng đứng ta có thể dùng Metric dặc biệt kể cứu chữa. Nếu không đƣợc ta có thể sử dụng choòng khoan nam châm khoan với tốc độ chậm và tải trọng đáy nhỏ đủ để nghiền nát chóp xoay, rồi nhờ đầu chụp hoặc doa nam châm để lấy các mảnh vụn lên mặt đất

Khi choòng bị kẹt mà đang sử dụng chế độ khoan tuốcbin ta không thể giải phóng cần khoan bằng cách quay cột cần khoan, vì khi đó chỉ có vỏ tuốcbin quay còn choòng vẫn đứng yên. Vì vậy, để có thể quay choòng khoan cần phải làm kẹt tuốcbin bằng cách thả vào trong cột cần các vật kim loại nhỏ. Sau đó ta bơm rửa để các vật nhỏ này chui vào trong tuốc bin, quay cột cần bằng roto với tốc độ nhỏ các vật kim loại sẽ rơi vào giữa các cánh của tuôcbin tầng trên và phá hủy các cánh này. Các mảnh vụn của cách tuôcbin sẽ chui xuống tầng dƣới và làm kẹt rôtơ và stato. Khi trục tuốcbin đã bị kẹt ta quay cột cần và đƣa choòng lên vì khi đó quay cột cần chính là quay luôn cả tuốcbin

Sự cố phun tự do dầu khí

Dấu hiệu báo trƣớc khi phun tự do dầu khí.

- Dấu hiệu trực tiếp: Tăng thể tích dung dịch trong bể chứa, tăng tốc độ dòng chảy của dung dịch từ đáy giếng khoan, thể tích dung dịch tiếp nhận trong bể chứa ít hơn so với thể tích tính toán, tăng thể tích khí trong dung dịch.

- Dấu hiệu gián tiếp: Tăng tốc độ cơ học khoan, thay đổi chỉ số của dung dịch, thay đổi áp suất bơm và các thông số chế độ khoan.

Nguyên nhân và điều kiện dầu khí phun tự do:

Có sai sót trong việc xác định áp suất vỉa, khi thi công giếng khoan và kiểm tra không đầy đủ các thông số của vỉa trong quá trình khảo sát mỏ.

- Giảm áp suất thuỷ tĩnh lên vỉa.

- Sử dụng dung dịch có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng dung dịch thiết kế. - Giảm thấp chiều cao của cột dung dịch.

- Không bơm rót dung dịch vào giếng khi kéo cần tại các vỉa đã mở. - Có sự chuyển và mất áp suất giữa các vỉa đã mở.

- Tăng hàm lƣợng khí trong dung dịch trong quá trình khoan không áp dụng biện pháp làm kín miệng giếng khi có dấu hiệu dầu khí.

Biện pháp ngăn ngừa sự cố phun tự do dầu khí:

- Ngăn ngừa các công việc khi có dấu hiệu dầu khí. - Sử dụng dung dịch có tỷ trọng đúng với thiết kế.

- Luôn theo dõi các thông số dung dịch nếu tháy hiện tƣợng nhƣ trên phải điều chỉnh lại các thông số dung dịch, nhất là phải tăng tỷ trọng dung dịch, độ nhớt và ứng suất cắt tĩnh.

- Hàng tháng phải kiểm tra các mặt bích của thiết bị chống phun, đƣờng ống và cụm Manhephon.

- Khi kéo thả thƣờng xuyên phải rót dung dịch vào giếng.

- Để kịp thời dập tắt sự xuất hiện dầu khí trƣớc hết phải nhanh chóng hàn kín miệng giếng bằng cách đóng các đối áp mà trƣớc đó thƣờng xuyên phải kiểm tra sự hoàn thiện của nó và các mối nối giữa chúng. Khi ngừng tuần hoàn kéo cần khoan lên khỏi bàn roto cần phải đóng đối áp vạn năng, nếu không có đối áp vạn năng thì đóng đói áp tấm trên, theo dõi áp suất trong và ngoài cần. trong trƣờng hợp áp suất trong ống cao hơn áp suất cho phép thỉ phải xả áp suất dƣ đồng thời với việc bơm dung dịch nặng.

- Lúc kéo thả nếu bắt gặp sự xuất hiện dầu khí cũng phải ngừng ngay sự kéo thả và thực hiện các công việc nhƣ trên.

- Lúc giếng khoan trống, hoặc đang đo địa vật lý hay bắn mìn thì cũng ngừng ngay các công tác đó kéo dụng cụ lên và làm các công việc tƣơng tự trên khi thấy có sự xuất hiện dầu khí.

CHƢƠNG 9

TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công giếng khoan thăm dò MT1X mỏ Mèo Trắng (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)