Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển mô hình lúa năng suất cao tại Hùng Long

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình lúa năng suất cao tại xã Hùng Long huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 49 - 50)

cao tại Hùng Long

4.5.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm tận tình của các cấp chính quyền trong việc thực hiện và triển khai mô hình. Người dân tham gia được sự hỗ trợ từ dự án của huyện Đoan Hùng và được sự hỗ trợ về kĩ thuật thông qua trạm trưởng trạm BVTV và cán bộ khuyến nông xã trong quá trình thực hiện mô hình.

- Được ủng hộ tham gia nhiệt tình người dân trong xã.

- Được sự hỗ trợ về kỹ thuật, giống và một phần vật tư của các cơ quan tổ chức thực hiện mô hình.

- Giống lúa có chất lượng gạo ngon, năng xuất cao dễ tiêu thụ. - Nguồn lao động tại địa phương dồi dào.

44

- Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của giống lúa năng suất cao, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.

- Được tập huấn kỹ thuật và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật của dự án (trạm trưởng Trạm BVTV huyện Đoan Hùng). Trong năm đầu thực hiện các buổi tập huấn được triển khai vào sáng thứ 7 hàng tuần dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cùng người dân tham gia, thực hiện đi tham quan giám sát, tư vấn thường xuyên qua từng giai đoạn phát triển của cây lúa nhằm đảm bảo cho cây lúa GS9 sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

4.5.2. Khó khăn

- Phương pháp sản xuất lúa theo SRI có nhiều điểm không phù hợp với tập quán của người dân: Gieo mạ thưa, cấy mạ non và làm cỏ sục bùn.

- Một số hộ nông dân chưa nắm vững được kỹ thuật nên khả năng áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn còn hạn chế dẫn đến năng suất chưa cao.

- Diện tích của các hộ tham gia mô hình nhỏ, manh mún, khó khăn cho việc áp dụng các TBKT, máy móc vào trong sản xuất.

- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, sâu bệnh hại xảy ra dẫn đến hiệu quả mô hình giảm.

- Giá cả vật tư đắt đỏ nên người dân ngại đầu tư, ngại tham gia vào mô hình trong năm đầu, lo sợ rủi ro.

- Trình độ lao động thấp ảnh hưởng đến quá trình triển khai kỹ thuật. * Nguyên nhân của những khó khăn:

- Người dân đã quen với phương pháp sản xuất cũ (cấy mạ già, theo khóm,..).

- Đất sản xuất trong xã còn nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch nên việc triển khai mô hình gặp khó khăn.

- Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

- Chi phí đầu tư sản xuất cho giống lúa này khá cao (giá giống 118.000 đồng/kg) hơn gấp nhiều lần so với các giống cũ tại địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình lúa năng suất cao tại xã Hùng Long huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)