Tham vấn sau khi xét nghiệm

Một phần của tài liệu 17 maket VỀ CÔNG TAC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI hiv (Trang 46 - 47)

II. Hoạt động trợ giúp tâm lý cho người sống chung với HIV 1 Tham vấn xét nghiệm cho người nhiễm H

1.2. Tham vấn sau khi xét nghiệm

Sau khi xét nhiệm, kết quả có thể là âm tính hay dương tính, cá nhân có thể cần tới sự tham vấn trợ giúp tâm lý ở cán bộ xã hội khi họ đã tin tưởng.

nhiễm và họ cần đề phòng và lưu ý giai đoạn cửa sổ.

Cũng cần nhấn mạnh với gia đình duy trì những biện pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm đối với người khác.

1.2.2 Tham vấn khi kết quả xét nghiệm dương tính

Khi người sống chung với HIV được nhân viên y tế thông báo kết quả dương tính của HIV. Người sống chung với HIV sẽ thường rơi vào tình trạng sốc tâm lý.

Nếu nhân viên xã hội được người sống chung với HIV tìm tới để trợ giúp tâm lý hãy: - Giành thời gian cho họ tìm hiểu thêm thông tin, thể hiện cảm xúc.

- Trao đổi về sống tích cực, ý nghĩa của sống tích cực và những hành vi để sống tích cực.

- Trao đổi về việc tiết lộ thông tin cho ai, khi nào khi họ muốn

Việc trao đổi sự tiết lộ thông tin có HIV là một trong những nội dung quan trọng khi tham vấn. Việc người sống chung với HIV quyết định tiết lộ hay không và với ai đó là quyền của họ. Tuy nhiên, nhân viên xã hội có thể tham vấn để họ lựa chọn cá nhân hay thời điểm thích hợp để chia sẻ thông tin về tình trạng HIV của họ.

- Thể hiện sự thấu hiểu và trợ giúp tâm lý bởi khi này họ rất bị suy sụp về tinh thần.

- Cung cấp thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe như khám và điều trị, chăm sóc và điều trị HIV, chăm sóc sức khoẻ định kỳ…

- Cùng trao đổi về những kế hoạch chăm sóc sức khỏe thể chất như dinh dưỡng, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe tinh thần như tham vấn, giải trí… - Trao đổi về kế hoạch giảm nguy cơ lây nhiễm

Một phần của tài liệu 17 maket VỀ CÔNG TAC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI hiv (Trang 46 - 47)