Kỹ thuật từ chố

Một phần của tài liệu 18 maket CTXH VỚI NGƯỜI NGHIỆN ma tuy (Trang 44 - 45)

III. TÁI NGHIỆN VÀ HỖ TRỢ DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN

3.3.1.Kỹ thuật từ chố

Kỹ thuật từ chối là nghệ thuật khước từ lời đề nghị của người khác khi mình không muốn, không thích, hoặc không có khả năng thực hiện mà không làm tổn thương mối quan hệ vốn có.

Nhiều người sử dụng ma tuý gặp nhiều khó khăn trong việc từ chối khi có người mời chào dùng ma tuý. Đặc biệt khi thân chủ còn mơ hồ về việc giảm sử dụng ma tuý, một số thân chủ tái nghiện do tác động trực tiếp từ phía áp lực xã hội của bạn bè. - Các biện pháp từ chối

a) Biện pháp từ chối bằng lời nói

Đây là cách sử dụng ngôn ngữ nói để thể hiện sự từ chối trước lời đề nghị, rủ rê của bạn bè. Tham vấn viên giới thiệu cho thân chủ một số gợi ý sau đây:

- Lời nói “không” được thốt ra đầu tiên một cách kiên quyết; - Nói giọng rõ ràng, tự tin và chắc chắn;

- Sử dụng câu nói ngắn gọn, tránh giải thích dài dòng;

- Từ chối bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế nếu thân chủ muốn thực hiện một hoạt động nào đó với họ mà không liên quan đến ma túy;

- Yêu cầu người đó không được mời chào nữa kể từ nay trở đi, để người khác cũng không được tiếp tục mời chào nữa;

- Một điểm cần lưu ý trong từ chối là giọng nói, ánh mắt và phong cách rất quan trọng có thể quyết định kết quả của từ chối. Một số câu nói không:

• Không, cám ơn;

• Không, cám ơn, tôi sẽ uống cà phê hoặc ăn bánh ngọt;

• Không, tôi không bao giờ sử dụng ma túy cho dù anh có đe dọa, trừng phạt.

b) Biện pháp từ chối không lời

Là cách sử dụng cử chỉ, biểu hiện, ngôn ngữ không lời để biểu thị thái độ kiên quyết không sử dụng ma túy, biện pháp này có thể được sử dụng để hỗ trợ thêm lời từ chối, cụ thể là:

- Ánh mắt nhìn thẳng vào mắt người đang mời chào để thể hiện tính quyết đoán, sự tự tin;

- Tư thế: Sử dụng tư thế đứng hoặc ngồi đối diện, ngẩng cao đầu, thẳng lưng; - Khoảng cách: Sử dụng khoảng cách hợp lý, nếu đứng hoặc ngồi quá xa thể hiện sự nhút nhát, né tránh, ngại ngùng không dám đương đầu;

- Hành động, cử chỉ dứt khoát, kèm câu nói “không”;

- Đứng dậy, bỏ đi chỗ khác nếu họ tiếp tục năn nỉ, hoặc ép buộc;

- Không nên trì hoãn, kéo dài thời gian. Cần kết thúc nhanh câu chuyện để thoát khỏi tình huống khó xử;

- Rời khỏi tình huống rủ rê càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật từ chối sẽ hiệu quả hơn khi thân chủ áp dụng lồng ghép giữa biện pháp có lời và không lời.

Một phần của tài liệu 18 maket CTXH VỚI NGƯỜI NGHIỆN ma tuy (Trang 44 - 45)