Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng BAP đến khả năng nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ghóp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cây hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. (Trang 26)

nhân nhanh chồi hoa đồng tiền.

Bảng 4.2: Kết quảảnh hưởng của hàm lượng BAP đến khả năng nhân

nhanh chồi hoa đồng tiền (sau 30 ngày nuôi cấy).

Công thức Nồng độ BAP (mg/l) Số mẫu ban đầu (chồi/CT)

Chỉ tiêu theo dõi Hệ số nhân (lần) Số lá TB /chồi (lá) Chất lượng chồi 1(ĐC) 0.0 72 1,00 3,43 ++ 2 0.5 72 3,49* 4,02* +++ 3 0.8 72 3,78* 2,83* +++ 4 1.0 72 3,40* 3,00* ++ 5 1.2 72 3,42* 2,96* + LSD 5% 0.16 0.14 CV% 2.9 2.3 Chú thích: ٭: Sai khác có ý nghĩa

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của hàm lượng BAP đến khả năng

nhân nhanh của chồi hoa đồng tiền.

Sau 30 ngày nuôi cấy kết quả thu được ở bảng 4.2 và hình 4.2 + Hệ số nhân chồi:

Từ kết quả bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy: giá trị LSD.05 = 0,16. Các CT thí nghiệm có sự sai khác với CT(đ/c) ở mức độ tin cậy 95%. Hệ số nhân chồi tăng dần từ CT1 đến CT3, dao động từ 1,0 lần đến 3,78 lần, sau đó giảm dần ở các công thức sau khi tăng dần nồng độ BAP. Từ kết quả thu được ta thấy CT3 là CT tốt nhất với hệ số nhân đạt 3,78 lần; tiếp đó là đến CT2 hệ số nhân chồi đạt 3,49 lần. Tuy nhiên khi nồng độ càng tăng thì hệ số chồi lại giảm dần CT4 có hệ số nhân là 3,40 lần và CT5 là 3,42 lần. ; CT1(đ/c) là công thức có hệ số nhân chồi thấp nhất là 1 lần.

+ Số lá TB/chồi:

Từ kết quả bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy: giá trị LSD.05 = 0,14. Các CT thí nghiệm có sự sai khác so với CT(đ/c) ở mức độ tin cậy 95%. CT2 có số lá trung bình trên chồi cao nhất đạt 4,02 lá; CT1 (đ/c) có số lá trung bình trên chồi tốt thứ 2 đạt 3,43 lá; CT4 và CT5 có số lá trung bình trên chồi đạt 3,00 lá và 2,96 lá. CT3 có số lá trên chồi thấp nhất đạt 2,83 lá.

+ Về chỉ tiêu chất lượng chồi: CT2, CT3 có chất lượng chồi tốt nhất chồi mập, lá xanh thẫm; CT5 có chất lượng chồi kém nhất chồi gầy, lá xanh nhạt; ngoài ra các công thức còn lại có chất lượng chồi bình thường, lá xanh.

Từ phân tích trên cho thấy: nồng độ BAP thích hợp nhất để bổ sung vào môi trường với mục đích nhân nhanh chồi là 0,8 mg/l. Trong môi trường này có hệ số nhân chồi đạt 3,78 lần, chồi mập, lá xanh thẫm.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hồng (2009) đã đưa ra quy trình nhân giống cây hoa đồng tiền, kết quả cho thấy cho thấy với CT MS + 30g/l sucrose + 6,5g/l agar + 100mg/l myo inositol + 1,5mg/l BAP , pH = 5,8 [5] là thích hợp nhất, cho hệ số nhân chồi cao, chồi mập, lá xanh thẫm. Từ kết quả này thì kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp.

4.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BAP và nước dừa (ND) đến khả năng nhân nhanh chồi hoa đồng tiền.

Bảng 4.3: Kết quảảnh hưởng phối hợp của BAP và ND đến khả năng

nhân nhanh của chồi hoa đồng tiền (sau 30 ngày nuôi cấy).

Công

thức Nồng độ (%)

Số mẫu ban đầu (chồi/CT)

Chỉ tiêu theo dõi Hệ số nhân chồi (lần) Số lá TB/chồi (lá) Chất lượng chồi 1(ĐC) 0.8 + ND 0% 72 3,43 2,95 +++ 2 0.8 + ND 3% 72 3,25ns 3,14* +++ 3 0.8 + ND 5% 72 3,53ns 3,04ns ++ 4 0.8 + ND 10% 72 3,36ns 3,09ns ++ 5 0.8 + ND 15% 72 3,38ns 3,08ns + LSD 5% 0.34 0.18 CV% 5.4 3.2

Chú thích: ns: Sai khác không có ý nghĩa; ٭: Sai khác có ý nghĩa

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng phối hợp của BAP và ND đến khả

năng nhân nhanh của chồi hoa đồng tiền.

Sau 30 nuôi cấy kết quả thu được ở bảng 4.3 và hình 4.3 + Hệ số nhân chồi:

Kết quả thu được cho ta thấy: giá trị LSD.05 = 0,34. Các CT không có sự sai khác so với CT(đ/c). Tức là khi bổ sung ND vào môi trường nhân nhanh thì hệ số

nhân chồi không có giá trị rõ rệt so với CT(đ/c). + Số lá TB/chồi:

Từ kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy: giá trị LSD.05 = 0,18 thì CT2 có sự sai khác so với CT(đ/c) ở mức độ tin cậy 95%. Các CT3, CT4 và CT5 không có sự sai khác so với CT(đ/c). Trong đó, CT2 có số lá TB/chồi cao nhất đạt 3,14 lá, chất lượng chồi tốt; CT1(đ/c) có số lá TB/chồi thấp nhất

đạt 2,95 lá, có chất lượng chồi tốt.

Qua phân tích ta có thể kết luận rằng: việc bổ sung ND vào môi trường nhân nhanh không có tác động đến hệ số nhân của chồi hoa đồng tiền.

4.2.Kết quả ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra rễ của chồi hoa đồng tiền.

4.2.1. Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng NAA đến khả năng ra rễ của chồi hoa dồng tiền. hoa dồng tiền.

Bảng 4.4 :Kết quảảnh hưởng của hàm lượng NAA đến khả năng ra rễ

của chồi hoa đồng tiền (sau 25 ngày nuôi cấy).

Công thức Nồng độ NAA (mg/l) Số mẫu ban đầu (chồi/CT)

Chỉ tiêu theo dõi Chiều dài TB rễ (cm) Số rễ TB/cây (rễ) Màu sắc rễ 1(ĐC) 0.0 72 1,44 1,19 nâu 2 0.1 72 2,25* 2,75* trắng 3 0.15 72 2,15* 2,94* trắng 4 0.20 72 1,81* 3,44* trắng 5 0.25 72 1,80* 3,65* trắng LSD 5% 0.14 0.22 CV % 3.9 4.2 Chú thích: *:Sai khác có ý nghĩa

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của hàm lượng NAA đến khả năng ra rễ của chồi hoa đồng tiền.

Sau 3 tuần nuôi cấy kết quả thu được ở bảng 4.4 và hình 4.4 + Chiều dài TB rễ (cm):

Từ kết quả thu được cho thấy: giá trị LSD.05 = 0,14, các CT thí nghiệm đều có sự khác biệt so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Với giá trị LSD.05 CT3 có sự sai khác so với các CT khác ở mức độ tin cậy. Các CT2, CT4 và CT5 có sự sai khác với nhau nhưng không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy. Chiều dài TB rễ lần lượt ở các CT là: CT2 sử dụng 0,1mg/l NAA có chiều dài TB rễ cao nhất đạt 2,25cm, tiếp đó là CT3 có chiều dài TB rễ đạt 2.15cm, CT4 đạt 1.81 và CT5 sử dụng 0,25mg/l có chiều dài TB rễ đạt 1,80cm là CT có chất lượng rễ tốt nhất, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn vườn ươm. CT1(đ/c) có chiều dài TB rễ thấp nhất đạt 1,44cm.

Kết quả trên có thể được giải thích như sau: tuy CT5 không đạt chiều dài TB rễ tốt nhất nhưng rễ ở CT5 có nhiều lông hút, rễ trắng và ở giai đoạn vườn ươm nếu rễ quá dài khi trồng dễ bị gãy, cây không hút được chất dinh dưỡng. Vì vậy để cây sinh trưởng, phát triển tốt ở giai đoạn vườm ươm thì rễ không được quá dài và cũng không quá ngắn .

+ Số rễ TB/ cây (rễ):

Giá trị LSD.05 = 0.22, các CT thí nghiệm có sự khác biệt so với CT(đ/c) ở mức độ tin cậy 95%. CT5 với nồng độ 0,25mg/l có số rễ TB/cây cao nhất đạt

3,65 rễ, tiếp đó là CT4 sử dụng nồng độ 0,2mg/l có số rễ TB/cây đạt 3,44 rễ. CT1(đ/c) có số rễ TB/cây thấp nhất đạt 1,19 rễ.

Kết luận: nồng độ thích hợp bổ sung vào môi trườngđể cây phát sinh rễ tốt nhất là 0,25mg/l.

Theo tác giả Hoàng Thị Phương Nga và Cs (2003) đã đưa ra quy trình nhân giống cây hoa đồng tiền, kết quả cho thấy công thức MS + NAA 0,1mg/l + 2,5% sucrose + agar 6,5g/l [7] là công thức tốt nhất để tạo rễ cho chồi hoa đồng tiền. Vậy, kết quả của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.

4.2.2. Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng IBA đến khả năng ra rễ của chồi hoa đồng tiền. hoa đồng tiền.

Bảng 4.5: Kết quảảnh hưởng của hàm lượng IBA đến khả năng ra rễ

của chồi hoa đồng tiền (sau 25 ngày nuôi cấy).

Công thức Nồng độ IBA (mg/l) Số mẫu ban đầu (chồi)

Chỉ tiêu theo dõi Chiều dài TB rễ (cm) Số rễ TB/cây (rễ) Màu sắc rễ 1(ĐC) 0.0 72 1,43 1,25 nâu 2 0.3 72 1,71ns 3,68* nâu 3 0.5 72 1,60ns 3,74* nâu 4 0.7 72 1,50ns 3,94* trắng 5 0.9 72 1,55ns 3,99* trắng LSD 5% 0.96 0.31 CV % 3.3 5.0

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của hàm lượng IBA đến khả năng ra rễ của chồi hoa đồng tiền.

Sau 20 ngày nuôi cấy kết quả thu được ở bảng 4.5 và hình 4.5 + Chiều dài TB rễ

Từ bảng 4.5 và hình 4.5 cho thấy rằng: giá trị LSD.05 = 0,96, các CT thí nghiệm không có sự khác biệt so với CT(đ/c). Tức là việc bổ sung IBA vào môi trường không có giá trị rõ rệt về chiều dài TB rễ.

+ Số rễ TB/cây

Qua bảng 4.5 vào hình 4.5 cho thấy: giá trị LSD.05 = 0,31 các CT thí nghiệm có sự có sự sai khác so với CT(đ/c) ở mức độ tin cậy 95%.

Với giá trị LSD.05 các CT thí nghiệm có sự sai khác với nhau nhưng không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy. CT5 với nồng độ 0,9mg/l có số rễ TB/cây cao nhất

đạt 3,99 rễ, chất lượng rễ tốt, màu trắng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển ở

giai đoạn vười ươm. CT1(đ/c) có số rễ TB/cây thấp nhất đạt 1.25 rễ, rễ có màu nâu không thích hợp cho sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn vườn ươm.

Qua phân tích trên có thể kết luân: nồng độ IBA bổ sung vào môi trường thích hợp chồi hoa đồng tiền phát sinh rễ tốt nhất là 0,9 mg/l.

4.2.3. Kết qunh hưởng ca hàm lượng THT đến kh năng ra r ca chi hoa đồng tin.

Bảng 4.6: Kết quảảnh hưởng của hàm lượng THT đến khả năng ra rễ

của chồi hoa đồng tiền (sau 25 ngày nuôi cấy).

Công thức Nồng độ (g/l) Số mẫu cây ban đầu (chồi)

Chỉ tiêu theo dõi Chiều dài TB rễ (cm) Số rễ TB/cây (rễ) Màu sắc rễ CT1 0.0 72 1,62 1,25 nâu CT2 0.5 72 3,00* 2,38* trắng CT3 1.0 72 2,98* 2,57* trắng CT4 1.5 72 3,31* 2,93* trắng CT5 2 72 2,91* 2,57* trắng LSD 5% 0.29 0.16 CV % 5.6 3.7 Chú thích: *: Sai khác có ý nghĩa Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của hàm lượng THT đến khả năng ra rễ của chồi hoa đồng tiền.

Sau 25 ngày nuôi cấy kết quả thu được ở bảng 4.6 và hình 4.6 + Chiều dài TB rễ

Từ kết quả thu được cho thấy: giá trị LSD.05 = 0,29 các CT thí nghiệm có sự

sai khác có ý nghĩa so với CT(đ/c) ở mức độ tin cậy 95%.

Với giá trị LSD.05 CT4 có sai khác so với các CT khác ở mức độ tin cậy. CT2, CT3 và CT5 có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy. Chiều dài TB rễ lần lượt ở các CT thí nghiệm là: CT4 sử dụng 1,5 g/l THT có chiều dài TB rễ đạt cao nhất là 3,31cm, tiếp đó là CT2 có chiều dài TB rễ đạt 3,0cm, CT3 có chiều dài TB rễđạt 2,98cm và CT5 đạt 2,91cm. Thấp nhất là CT(đ/c) có chiều dài TB rễđạt 1,62cm.

+ Số rễ TB/cây

Giá trị LSD.05 = 0,16 các CT thí nghiệm đều có sự sai khác so với CT (đ/c)

ở mức độ tin cậy 95%.

Với giá trị LSD.05 CT2 và CT4 có sự sai khác khác có ý nghĩa ở mức độ

tin cậy. CT3 vá CT5 không có sự sai khác. Từ kết quả thu được cho thấy: CT4 có số rễ TB/chồi cao nhất đạt 2,93 rễ; CT1(đ/c) có số rễ TB/ cây đạt thấp nhất là 1,25cm.

Như vậy, nồng độ THT thích hợp bổ sung vào môi trường để chồi phát sinh rễ tốt nhất là 1,5 g/l.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau khi tiến hành các thí nghiệm đề tài xin đưa ra một số kết luận sau trong nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô như sau:

- Môi trường nhân nhanh chồi hoa đồng tiền tái sinh từ callus tốt nhất là môi trường MS có bổ sung 30g/l sucrose + 6,5g/l agar + 100mg/l myo inositol + 0,8mg/l BAP, pH = 5,8. Đạt hệ số nhân chồi cao nhất là 3,78 lần, chồi mập, lá xanh thẫm.

- Môi trường ra rễ tốt nhất đối với chồi hoa đồng tiền la môi trường MS có bổ sung 30gram/l sucrose + 6,5g/l agar + 100mg/l myo inositol + 0,25mg/l NAA, pH = 5,8. Đạt số rễ TB/ cây là 3,65.

5.2. Đề nghị

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa thể thực hiện được hoàn chỉnh quy trình nhân giống cây hoa đồng tiền, vậy nên chúng tôi đề nghị thực hiện thêm các nội dung nghiên cứu:

- Thực hiện nghiên cứu tối ưu hóa quá trình nhân nhanh cây hoa đồng tiền với tổ hợp các chất kích thích sinh trưởng, các chất bổ sung (nước dừa, dịch chiết nấm men…) nhằm tăng số lượng chồi, kích thước và chất lượng chồi.

- Tiếp tục nghiên cứu tạo rễ cho cây hoa đồng tiền, nghiên cứu ra cây hoa đồng tiền và chăm sóc giai đoạn vườn ươm.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình để nhân giống cây hoa đồng tiền với số lượng lớn trên quy mô công nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo trong nước

1.Nguyễn Thị Lý Anh (2005), Sự tạo củ Lily in vitro và sự sinh trưởng của cây Lily trồng từ củ in vitro, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp tập III số 5 2.Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhi, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực

vật trong cải tiến giống cây trồng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nôi.

3.Ngô Xuân Bình, Nguyễn Thị Thúy Hà, 2000. Giáo trình công nghệ sinh học

4.Th.S Đặng Văn Đồng và PGS.TS Đinh Thế Lộc, 2003 - Hoa đồng tiền. NXB Lao Động - Xã Hội.

5.Nguyễn Văn Hồng, 2009. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa

đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6.Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh - Xây dựng quy trình nhân giống hoa

đồng tiền bằng kỹ thuật cấy mô. Tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 8/2003.

7.Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

8. Nguyễn Quang Thạch (1995), Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9.PGS.TS Đào Thanh Vân và Th.S Đặng Văn Đồng, 2007 - Giáo trình cây hoa NXB Nông Nghiệp.

10. Ngô Văn Vịnh, Hà Thị Thúy, Dương Minh Nga - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nhanh các giống hoa đồng tiềnnhập nội bằng công nghệ in vitro - Tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 8/2003, 1012 - 1014. 11. Đỗ Năng Vịnh, 2005. Công nghệ tế bào thực vật ứng dụng. Nxb Nông Nghiệp.

II. Tài liệu nước ngoài

12. Barbosa, M. H. P., Pasqual, M., Pinto, J. E. B. P., Arello. E. F., Barros, I., 1992.

Salt and indoleacetic acid effect in the root process in vitro of Gerbera jamesonii Bolus ex Hook cv. Apple Bloessem. Cienc. Prat. 16, 39-41.

13. Debergh, P & Maene, L (1981), “A scheme for commercial propagation of

ornamental plant by tissue cluture”, Scientia Horticulturae, 14(4), p.335-45.

14. Gamborg, O ; Miller, R & Ojima, K (1968), “Nutrient requirements of

suspension cultures of soybean root cells”, Experimental cell research,

50(1), p.151-58.

15. George, E; Hall, M. &Klerk, G (2008), Plant propagation by tissue culture, Volume 1: the background, Springer, Dordrecht, The Netherlands.

16. Ha Tieu De, Trieu Thong Nhat, Lo Kim Vu, 2000, gerbera flower. NXB KHKT Giang To, Trung Quoc.

17. Huang, H., LI, L., Shenghui. 2001. Tissue of Gerbera jamessonii Bolus.

Jishou Daxue Xuebao Ziran Kexueban. 22, 35-41.

18. Jerzy, M., Lubomski, M., 1991. Adventitious shoot formation on ex vitro derived leaf explants of Gerbera jamesoonii. Scientia Hortic. 47, 155-125.

19. Liu, Zhenli; Liu, Yuanyan; Chao, Zhimao; Song, Zhiqian; Wang, Chun; &

Lu, Aiping (2011), “In vitro antioxidant activities of maillard reaction

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ghóp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cây hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)