Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ KLN của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây sậy (Phragmites australis) để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản tại mỏ thiếc Hà Thượng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)

kim loại nặng của thực vật

2.2.5.1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ KLN của thực vật thực vật

Khả năng linh động và tiếp xúc sinh học của KLN chịu ảnh hưởng lớn bởi các đặc tính lý hóa của môi trường đất như: pH, hàm lượng khoáng sét, chất hữu cơ, CEC và nồng độ KLN trong đất. Thông thường pH thấp, thành phần cơ giới nhẹ, độ mùn thấp, thực vật hút KLN mạnh. Để phát triển hiệu quả công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm, các đặc tính của thực vật và các yếu tố của môi trường đất cần được khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng. Quá trình canh tác và khả năng di truyền của thực vật cần được tối ưu hóa để phát triển công nghệ này.

Trong một số trường hợp, để xử lý 1 nguyên tố trong đất bằng thực vật đòi hỏi phải bổ sung vào đất các yếu tố khác, bởi vì hóa tính đất hoặc thực vật làm giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa lên thân. Khi thêm yếu tố tạo phức (chẳng hạn như HEDTA, EDTA) vào đất khả năng hòa tan và linh động của KLN tăng, tiếp xúc với thực vật dễ dàng hơn.

Trong một số trường hợp, để xử lý 1 nguyên tố trong đất bằng thực vật đòi hỏi phải bổ sung vào đất các yếu tố khác, bởi vì hóa tính đất hoặc thực vật làm giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa lên thân. Khi thêm yếu tố tạo phức (chẳng hạn như HEDTA, EDTA) vào đất khả năng hòa tan và linh động của KLN tăng, tiếp xúc với thực vật dễ dàng hơn. thực vật xử lý ô nhiễm. Đây là loại công nghệ bao gồm phức hợp các cơ chế khác nhau của mối quan hệ giữa thực vật và môi trường đất.

a. Cơ chế chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật

Quá trình chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật là quá trình xử lý chất độc đặc biệt là KLN, bằng cách sử dụng các loài thực vật hút chất ô nhiễm qua rễ sau đó chuyển hóa lên các cơ quan trên mặt đất của thực vật. Chất ô nhiễm tích lũy vào thân cây và lá, sau đó thu hoạch và loại bỏ khỏi môi trường.

b. Cơ chế cố định chất ô nhiễm bằng thực vật

Quá trình xói mòn, rửa trôi và thẩm thấu có thể di chuyển chất ô nhiễm trong đất vào nước mặt, nước ngầm. Cơ chế cố định chất ô nhiễm nhờ thực vật là cách mà chất ô nhiễm tích lũy ở rễ cây và kết tủa trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây sậy (Phragmites australis) để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản tại mỏ thiếc Hà Thượng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)