Cấu trúc đề tài

Một phần của tài liệu chất lượng dân số quận bình tân (tp hồ chí minh) trong quá trình đô thị hóa (Trang 28)

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dân số và đô thị hóa.

Chương 2. Chất lượng dân số Q. Bình Tân trong quá trình đô thị hóa.

Chương 3. Định hướng và giải pháp chất lượng dân số Q. Bình Tân trong quá trình đô thị hóa.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng dân số và đô thị hóa

1.1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng dân số

1.1.1.1. Khái niệm chất lượng

Chất lượng là một từ được sử dụng nhiều, xét ở nhiều phương diện khác nhau. Các danh nhân trong lĩnh vực quản lý chất lượng cũng có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa chất lượng: Chất lượng là "thỏa mãn nhu cầu của khách hàng" - Theo Deming; Chất lượng là "thích hợp để sử dụng" - Theo Juran; Chất lượng là "làm đúng theo yêu cầu" - Theo Crosby. Những định nghĩa này đều đúng với một khía cạnh nào đó.

Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam (1995), "Chất lượng" là phạm trù triết học biểu thị những bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác.

Theo quan điểm của triết học Mác-Lê Nin thì “Chất lượng là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng nói lên nó là gì, làm cho nó khác với cái khác” và khẳng định con người – toàn bộ dân số là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, là một thực thể sinh vật - xã hội, quá trình tồn tại và phát triển cũng tuân theo những quy luật “Lượng – Chất”.

1.1.1.2. Khái niệm dân số

Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ Trái Đất). Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học,... Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình.

Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu dưới nhiều góc độ: quy mô và chất lượng. Nội hàm của khái niệmdân số hẹp hơn nội hàm của khái niệmdân cư.

Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do các quá trình sinh, tử, di cư, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Các hoạt động của mỗi cá nhân cũng thường xuyên

thay đổi, tuổi niên thiếu đi học từ nhà trẻ, mẫu giáo ... đến các trường chuyên nghiệp; tuổi trưởng thành làm việc, tuổi già nghỉ ngơi. Trình độ văn hóa, chuyên môn, địa vị xã hội cũng thay đổi. Những thay đổi của mỗi cá nhân làm thay đổi số lượng, thành phần kết cấu của dân số nói chung.

Dân số theo nghĩa thông thường là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định. Bởi vì dân số có thể coi là số lượng dân cư của cả trái đất hay một phần của nó, của một quốc gia hay một vùng địa lý nào đó. Tất nhiên trên quan niệm dân số học thì dân số của một nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Dân số theo nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng. Tập hợp này bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Trong dân số học, thuật ngữ "dân số" được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động cùng những yếu tố gây nên sự biến động đó.

Ngoài từ dân số trong cuộc sống, các tài liệu, sách báo... còn dùng các từ dân cư, nhân khẩu, dân tộc, nhân dân. Giữa các từ này với dân số có điểm chung giống nhau, nhưng cũng có những nét đặc trưng khác nhau. Mặc dù, đôi khi có thể dùng từ này thay cho từ khác, khi ngữ nghĩa gần giống nhau, nhưng cũng có trường hợp không thể thay thế cho nhau được.

Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, chất lượng dân số và những yếu tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết và di cư luôn luôn biến đổi theo thời gian và không gian. Dưới tác động của quá trình ĐTH thì những biến đổi về dân số lại càng thể hiện rõ rệt. “Những biến đổi về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.8

1.1.1.3. Khái niệm chất lượng dân số

Xã hội càng phát triển thì vấn đề về CLDS ngày càng được chú trọng và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một xã hội. Khái niệm về CLDS đã xuất hiện từ thế kỉ 18, các nhà khoa học tư sản nghiên cứu CLDS một cách hạn hẹp chỉ dựa trên cơ sở gen. Điển hình là thuyết chủng tộc xuất hiện ở cuối thế kỷ 19. Nội dung cơ bản của thuyết này là: Có chủng tộc thượng

8[Nguyễn Kim Hồng (1994), Sự phát triển dân số và mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát

đẳng và chủng tộc hạ đẳng. Điều này dựa trên cơ sở tự nhiên, mang tính di truyền và bất biến. Vì vậy, bất bình đẳng xã hội cũng có cơ sở tự nhiên. Đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, tạo dựng văn minh, chủng tộc “thượng đẳng” đi trước, còn chủng tộc “hạ đẳng” không làm được việc đó, hoặc nếu có thì rất ít. Vì vậy, chủng tộc “thượng đẳng” đẻ ít và chủng tộc “hạ đẳng” đẻ nhiều sẽ làm xấu đi CLDS.

Ăng-ghen cho rằng: “CLDS là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả nhất”.

Tuy nhiên, trong các tài liệu dân số học hiện đại có 3 hướng tiếp cận lý thuyết về CLDS:

1. Hướng tiếp cận đầu tiên giả định về CLDS là một hệ thống các đặc điểm cá nhân và xã hội - sức khỏe thể chất, thể lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ và những kỹ năng đạt được hay những năng lực bẩm sinh hoặc những năng lực có được do thuyết ưu sinh và cách thức đo lường xã hội bao gồm việc đầu tư vào sức khỏe và giáo dục. (Fairchild (1939), Hauser và Duncan (1966), Thomlinson (1965), LHQ (1973)).

2. Cách tiếp cận thứ hai cho rằng CLDS được coi là một phức hợp của cấu trúc dân số (tầng lớp xã hội, sức khỏe, giáo dục, tay nghề, kỹ năng hôn nhân, tuổi, giới tính, dân tộc) (Larmin (1974)…).

3. Hướng tiếp cận thứ ba dựa trên lý thuyết “con người là trung tâm” cho rằng CLDS gồm: sức khỏe, giáo dục, trình độ và kinh nghiệm sản xuất (Becker và Lewis (1973)).

Đồng thời, các nhà nhân khẩu học Nga trong cuốn Giáo trình “Dân số học”

do Nhà xuất bản Thống kê và Tài chính Matxcơva ấn hành năm 1985 lại cho rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“những nghiên cứu tinh tế nhất không tìm thấy sự khác nhau nào trong bộ não người giữa các chủng tộc. Khả năng và tri thức của con người có được nhờ quá trình chăm sóc y tế, giáo dục và đào tạo nghề cũng như các hoạt động cụ thể khác như văn hóa thể thao, du lịch… Nó tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Bên cạnh đó, CLDS là “khái niệm trung tâm của hệ thống tri thức của dân số” và được phản ánh qua các chỉ tiêu: (1) Trình độ giáo dục; (2) Cơ cấu nghề nghiệp xã hội; (3) Tính năng động và tình trạng sức khoẻ.

biểu thị bằng các thuộc tính bản chất của dân số ”.

Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã định nghĩa “CLDS là sự phản ánh đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số ” và quy định: “Nâng cao CLDS là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước”.

Như vậy, CLDS là một phạm trù rộng, được hiểu là tổng thể các thành tố tạo nên thể lực, trí lực và tinh thần của con người nói chung. Một dân số cụ thể, dân số của mỗi nước hoặc mỗi vùng và vào những thời kỳ nhất định sẽ có một chất lượng nhất định. CLDS được nhìn nhận liên quan biện chứng đến số lượng dân. CLDS bao hàm chất lượng người từ lúc mới sinh cho đến khi chết, cả nam và nữ.

CLDS không chỉ được đánh giá về nhân trắc học (chiều cao, cân nặng, các số đo cơ bản về vòng ngực, bụng, tay, chân, sự cân đối của cơ thể với từng lứa tuổi...), tố chất, sức chịu đựng dẻo dai… mà còn được nhìn nhận thông qua cuộc sống tinh thần, con người quan hệ với nhau như thế nào, họ có cơ hội bình đẳng không trước sự lựa chọn việc làm, giáo dục, phúc lợi, hôn nhân gia đình..., có được tôn trọng và tự do cá nhân không, họ có môi trường để phát huy khả năng sáng tạo hay không trong thực tế. CLDS bao hàm các khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực, khái niệm chất lượng lao động.9

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã nêu ra vấn đề là nếu nói về CLDS mà không đề cập đến quy mô, phân bố và cơ cấu dân số là chưa đầy đủ. Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra

1. CLDS sẽ như thế nào nếu tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoặc ngược lại quy mô dân số giảm?

2. CLDS sẽ như thế nào nếu mức sinh quá cao, làm cho tỷ lệ trẻ em 0-14 tuổi trong dân số quá cao (xấp xỉ 50%) hoặc mức sinh quá thấp làm cho tỷ trọng người già trong dân số quá cao (từ 30% trở lên)?

3. CLDS sẽ như thế nào nếu toàn xã hội chỉ lựa chọn sinh con trai?

Khi dân số rơi vào các tình trạng như trong các câu hỏi trên, liệu có thể gọi dân số đó là có chất lượng cao được không mặc dù chăm sóc y tế, giáo dục và đào

tạo nghề nghiệp rất tốt? Vì vậy, CLDS phản ánh đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số, cũng như cơ cấu dân cư hợp lý.

Người ta có thể nhận biết CLDS một cách tổng thể định tính. Các nước phát triển thường được coi là có CLDS cao hơn các nước đang phát triển, mà không kể dân số của nước này hay nước khác có đông về số lượng hay không. Một khi kinh tế phát triển cao sẽ là tiền đề vật chất để cải thiện về mặt tinh thần và xã hội của dân cư. Đồng thời, khi có một môi trường xã hội tốt, con người được coi là trung tâm của sự phát triển, họ sẽ có điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trong thực tế, khi đánh giá CLDS người ta thường thông qua hệ thống các tiêu chí và có thể phân tổ các tiêu chí này như sau:

1. Về mặt thể lực (chiều cao, cân nặng, sự cân đối của cơ thể, sức khoẻ...); 2. Về mặt trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, văn hóa...); 3. Về mặt phẩm chất (thái độ cần cù yêu lao động và lao động có kỷ luật, có tổ chức, tính gắn bó cộng đồng, tính sáng tạo...).

Tuy nhiên, theo cách tiếp cận hệ thống và có thể lượng hóa, so sánh, ngoài các chỉ tiêu nhân khẩu học, người ta đưa ra các chỉ tiêu khái quát tính chung cho toàn bộ dân số như đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản... để bổ sung. Có nghiên cứu đề xuất các chỉ báo đo lường CLDS, chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá CLDS cấu thành từ 5 thành tố cơ cấu tuổi, thể lực, trí lực, ý thức xã hội và mức sống, song cũng chưa thể hiện hết các góc độ phong phú và đa dạng của CLDS.

Tóm lại, tác giả đề tài sử dụng khái niệm “CLDS là sự phản ánh đặc trưng về thể lực-sức khỏe, trí lực-giáo dục, tinh thần, cơ cấu dân số, đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của toàn bộ dân số” trong luận văn này.

1.1.1.4. Các thành phần của chất lượng dân số

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá CLDS. Phần lớn các nghiên cứu này đều đề cập đến một hệ thống chỉ tiêu khá phong phú gồm các chỉ tiêu riêng rẽ, liên quan đến các mặt thể chất, trí tuệ và tinh thần của con người, các chỉ tiêu nhân khẩu học và một số chỉ tiêu tổng hợp. Hệ thống chỉ tiêu này cũng đã được thể hiện khá đầy đủ trong đề án "Nâng cao CLDS Việt Nam giai đoạn 2007-2020"của Tổng

cục DS - KHHGĐ.

–Pháp lệnh Dân số quy định các thành phần của CLDS bao hàm:

1. Thể chất gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo,.. dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu tố giống nòi, gen di truyền (như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc hóa học, chất độc màu da cam…) của người dân;

2. Trí tuệ gồm các yếu tố trình độ học vấn, thẩm mỹ, trình độ CMKT, cơ cấu ngành nghề… thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học/đầu người, tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật... ;

3. Tinh thần gồm các yếu tố về ý thức và tính năng động xã hội thể hiện qua mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thông tin, vui chơi, giải trí ... của người dân.

–Theo kết quả Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí báo cáo đánh giá CLDS và tính toán thử nghiệm cho các tỉnh, thành phố” của nhóm tác giả TS. Đoàn Minh Lộc, TS. Dương Quốc Trọng,Võ Anh Dũng10

, CLDS Việt Nam được cấu thành từ 5 thành tố:

- Thể chất và sức khoẻ: thể hiện năng lực về sức mạnh thể chất của một cộng đồng, trong đó có từng cá thể; một dân số có chất lượng cao phải là cộng đồng gồm các cá nhân có đầy đủ năng lực về sức mạnh thể chất, từng người khoẻ mạnh. Các yếu tố biểu thị về mặt thể lực bao gồm: sức khoẻ thể chất; sức khoẻ tâm trí; mối quan hệ giữa con người với những điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội và những hệ quả của nó (đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền, sức mạnh, tốc độ, sự khéo léo tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.500 gam, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD, bệnh tật, tuổi thọ trung bình, các yếu tố giống nòi, đến di truyền như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc da cam ….). Các yếu tố này thực hiện theo ngành dọc về sự phát triển KT-XH của ngành y tế và các ngành có liên quan.

- Trí tuệ, học vấn, trình độ CMKT và tay nghề: Thể hiện năng lực về trí tuệ, thông qua trình độ học vấn cũng như tay nghề trong các hoạt động sáng tạo, sản xuất kinh doanh nhằm phát triển KT-XH; một dân số có chất lượng cao phải là cộng đồng gồm các cá nhân có đầy đủ năng lực về trí tuệ, học vấn, trình độ CMKT và tay

nghề. Trí tuệ thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học/ đầu người, tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo về CMKT,…

- Tinh thần, đời sống văn hoá và gắn kết cộng đồng:Thể hiện năng lực về lối sống, văn hoá, quan hệ và cách ứng xử trong cộng đồng, đảm bảo cho cộng đồng có sự gắn kết và đó cũng là sức mạnh để đạt tới sự phát triển bền vững; một dân số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chất lượng dân số quận bình tân (tp hồ chí minh) trong quá trình đô thị hóa (Trang 28)