* Tài nguyên đất đai
Về diện tích:
Năm 2012, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên là 45.524,44 ha, chiếm 12,8% diện tích đất tự nhiên cả Tỉnh. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 13.898,69 ha,chiếm 30.53 % diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: 24.301,81 ha, chiếm 53.31% diện tích đất tự nhiên, - Đất ở là 929,44 ha, chiếm 2.04% diện tích tự nhiên,
- Đất chuyên dùng 4.058,23 ha chiếm 8.91% diện tích đất tự nhiên - Đất chưa sử dụng: 2.380,02 ha, chiếm 5.22% diện tích đất tự nhiên. - Cơ cấu diện tích cây trồng lâu năm, trong đó có cây chè tăng khá nhanh thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình) phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao tạo đầu vào cho công nghiệp chế biến.[9]
Hình 4.2. Tỷ lệ % của các loại đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ Bảng 4.1:Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ năm 2013 Loại đất Diện tích TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 45.524,44 1. Đất nông nghiệp 13.898,69 -Đất trồng cây hàng năm 13,661.15 Đất trồng lúa 7,190.15
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4,762.00 Đất trồng cây hàng năm khác 21.66
-Đất trồng cây lâu năm 2,406.49
2. Đất lâm nghiệp (diện tích đất có rừng) 24.301,81 Rừng tự nhiên 11.958,84 Rừng trồng 12.342,97 Tr.đó: Rừng trồng < 3 năm tuổi (không tính độ che phủ) 3. Đất ở 929.44 Đất ở nông thôn 817.36 Đất ở thành thị 112.08 4. Đất chuyên dùng 4,058.23 5. Đất chưa sử dụng 2.380,02 Đất bằng chưa sử dụng 380.71 Đất đồi núi chưa sử dụng 614.47
Núi đá không có rừng cây 1,384.84
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ)
Về thổ nhưỡng: Huyện Đồng Hỷ có 7 loại đất chủ yếu sau:
Bảng4.2: Thống kê các loại đất theo tính chất của đất tại huyện Đồng Hỷ
STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ%
1 Đất phù sa 2.277 5.00 2 Đất bạc màu 530 1.16
3 Đất nâu đỏ trên đá vôi Fk 480 1.05 4 Đất vàng nhẹ trên cát Fs 4.558 10.01 5 Đất nâu vàng phù sa cổ Fq 1.833 4.03 6 Đất dốc tụ D 5.279,44 11.60 7 Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét Fu 30.567 67.15 Tổng 45.524,44 100
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ)
Qua bảng trên cho thấy: Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét chiếm tỷ lệ lớn nhất, đất nâu đỏ chiểm tỷ lệ nhỏ nhất, cụ thể như sau:
- Đất phù sa: 2.277 ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác.
- Đất bạc màu: 530 ha, chiếm 1.16% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau. Phần lớn diện tích đã và đang được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: 480 ha, chiếm 1.05% diện tích đất tự nhiên tập trung ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lang. Loại đất này tốt nhưng bị không, có độ dốc dưới 20o nên thích hợp cho sản xuất nông – lâm kết hợp.
- Đất vàng nhẹ trên cát: 4.580 ha chiếm 10.01% diện tích đất tự
nhiên,có nhiều ở Văn Lăng, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau. Đây là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 25o thích hợp cho phát triển trồng rừng.
- Đất nâu vàng phù sa cổ: 1.833 ha, chiếm 4.03% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 8o thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất dốc tụ: 5.279 ha, chiếm 11,60% diện tích phân bố ở các thung lũng và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: 30.567 ha, chiếm 67,15% diện tích, phân bố khắp trên địa bàn huyện thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè...)
Nhìn chung, thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 8o (trên 7.000 ha) thích hợp cho trông cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.[9]
* Tài nguyên nước
Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn đều có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế, mùa mưa
thường gây lũ, mùa khô lượng nước thấp gây hạn hán. Đây là yếu tố hạn chế rất lớn đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm.
Nguồn nước mặt: được cung cấp bởi các hệ thống sông, suối bao gồm hệ thống sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me, suối Hoà Khê... Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác nên đã hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống. Một số địa bàn có điều kiện về đất đai nhưng khó khăn về nguồn nước do đó chưa khai thác được đất đai một cách có hiệu quả.
Các sông, suối, ao hồ hiện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực khai thác mỏ. Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để
Việc khai thác khoáng sản, cát sỏi, vàng sa khoáng cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn huyện.
Nguồn nước ngầm: phần lớn các giếng khoan và giếng khơi có chất lượng nước đảm bảo vệ sinh, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nhiều khu vực nước ngầm được nhân dân khai thác sử dụng tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt. Một số năm gần đây do độ che phủ của thảm thực vật giảm nên nguồn nước ngầm bị giảm đáng kể. Một số khu vực giếng đào đã bị cạn nước vào mùa khô. Nguồn nước ngầm cũn chịu ảnh hưởng lớn từ việc khai thác khoáng sản, như: việc khai thác quặng của mỏ sắt Trại cau đó làm hạ thấp mực nước ngầm, gây mất nước ở khu vực xung quanh ( xã Cây Thị, xã Nam Hán và thị trấn Trại Cau). Để tăng cường lượng nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong huyện cần sử dụng các biện pháp dự trữ nước mặt, nước trời trong mùa khô, kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng ở các khu vực đầu nguồn [9].
* Tài nguyên rừng
Năm 2013, toàn huyện có 24.301,81 ha diện tích đất lâm nghiệp. Độ che phủ của rừng là 48,8% song phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao (Hợp Tiến có độ che phủ đạt 78,81%; Văn Lăng: 66,48%; Cây Thị: 56,93%; và Tân Long: 56,0%...). Một số địa phương có mật độ che phủ khá thấp (thị trấn Chùa Hang 0,19%; xã Hóa Thượng 0,44%...).
Rừng Đồng Hỷ có thảm thực vật khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế hàng hóa có giá trị kinh tế cao.[9]
* Tài nguyên khoáng sản
Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn.
- Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, bao gồm:
+ Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe 58,8 đến 61,8% được xếp vào chất lượng loại tốt.
+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn – Tiến Sơn – Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh lộ 269 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1-3 triệu tấn. Tổng trữ lượng quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn.
- Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố không tập trung, gồm các điểm mỏ như: Bắc lâu, Sa lung, Mỏ Ba
- Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía Bắc của Huyện. Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và hiện đang được khai thác bằng công nghệ thủ công, cụ thể: tai các xã Cây Thị, Văn Hán, Nam Hoà, Hợp Tiến, Văn Lăng…
- Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30 vạn tấn.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi...trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9- 65,9%; AL2O3 khoảng 7-8%....Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét, cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng...
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn tạo cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng....[9]
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế