Kết quả định lượng (qua các bài kiểm tra)

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong việc rèn kĩ năng đáp lời (Phân môn tập làm văn) cho học sinh lớp 2 (Trang 93)

7. Bố cục luận văn

3.3.2. Kết quả định lượng (qua các bài kiểm tra)

Bài kiểm tra số 1:

Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) TN 176 3 1 % 45 26 % 128 73 % ĐC 165 5 3 % 78 47 % 82 50 %

Bài kiểm tra số 2:

Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) TN 176 2 1 % 27 15 % 145 84 % ĐC 165 0 0 % 46 28 % 119 72 %

Bài kiểm tra số 3:

Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) TN 176 5 3 % 20 11 % 151 86 % ĐC 165 17 10 % 21 13 % 147 77 %

Kết quả chung: Nhóm Tổng số HS Kết quả Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( % ) TN 528 10 2 % 92 17 % 426 81% ĐC 495 22 4 % 145 29 % 328 66 % 3.3.3. Nhận xét chung

Kết quả khảo sát về mặt định tính đã cho chúng tôi khẳng định vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn Tập làm văn) cho học sinh lớp 2 là một

hướng đi đúng, bước đầu được GV và HS hào hứng đón nhận. Đây là điều kiện cơ bản để có thể triển khai Vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn Tập làm văn) cho học sinh lớp 2 ở mức độ rộng hơn, sâu hơn.

Quy trình dạy học vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2 mà luận văn đề xuất có tính khả thi. Nếu GV thực hiện đủ ba bước của

quy trình này trong mỗi tình huống của tiết học thì không những giúp các em HS có kĩ năng Đáp lời linh hoạt, sáng tạo khi giao tiếp mà còn giúp các em biết đáp lời có văn hóa thể hiện được mình là người dân Thủ đô thanh lịch - văn minh.

Tuy vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy một nhược điểm lớn của ngành giáo dục hiện nay, đó là tình trạng rất nhiều GV coi việc dạy học là cung cấp kiến thức cho HS, còn HS có nghe không, có hiểu và có ứng dụng trong thực tế không thì lại không phải việc của họ. Một nhược điểm nữa của một số ít GV là chỉ thích gọi những HS học tốt mà những HS đó chăm chỉ nên nắm kiến thức đã chắc lại được thực hành nhiều. Còn những em chưa mạnh dạn, thiếu tập trung chưa nắm được bài lại không được thực hành thì càng ngày càng hổng kiến thức, nhất là HS ở ngoại thành. Những hạn chế trên đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục phải năng động, thậm chí là “phá cách” trong việc áp dụng những hình thức tổ chức dạy học mới, tiên tiến nhằm thay đổi,

phá vỡ các “phòng tuyến” cố hữu trong mỗi GV Tiểu học hiện nay. Chúng tôi tin rằng với đề xuất quy trình dạy học TLV theo hướng vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời cho HS lớp 2 của luận văn sẽ góp phần thực hiện được những mong

muốn đó.

* Tiểu kết 3

Thực nghiệm sư phạm đã giúp chúng tôi kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của chương 2.

Các bài được lựa chọn TN, các giáo án của GV dạy TN và của GV dạy ĐC cùng kết quả của các bài kiểm tra đã cho thấy vận dụng lí thuyết HT, tích

hợp chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ

năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2 là một hướng đi đúng và quy

trình áp dụng gồm ba bước (phân tích tình huống, thực hành đáp lời, đánh giá) là có tính khả thi.

Việc vận dụng lí thuyết HT, tích hợp chương trình Giáo dục nếp sống

thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2 đã giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu của giờ dạy, giúp cho

người học thấy thoải mái khi biết cách đáp lại lời của người trao một cách phù hợp và lịch sự - văn minh. Đó chính là mong muốn của chúng tôi, những người nghiên cứu vấn đề này.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Phân môn TLV có vai trò, vị trí quan trọng trong chương trình môn

Tiếng Việt ở Tiểu học vì tính chất thực hành, tổng hợp và sáng tạo của chúng.

Không chỉ vậy, phân môn TLV còn cung cấp cho HS nhiều kiến thức phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Bên cạnh đó, TLV cũng rèn cho cho HS 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết để các em có được công cụ giao tiếp hàng ngày, từ đó các em học tập tốt hơn các môn học khác và thấy tự tin trong cuộc sống. Đề tài Vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS

lớp 2là đề tài nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở lí luận của các ngành khoa

học: ngôn ngữ học (Ngữ dụng học), tâm lí học, giáo dục học với cơ sở thực tiễn là việc dạy học TLV lớp 2.

Việc nghiên cứu đề tài Vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống

thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2

đã thu được những kết quả khả quan sau:

1. Dạy kĩ năng Đáp lời cho HS lớp 2 theo hướng vận dụng lí thuyết HT,

tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh là một hướng đi mới phù hợp

với xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

2. Để việc vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch -

văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2 đạt hiệu

quả cao, người giáo viên cần phân biệt các bài tập rèn kĩ năng Đáp lời thành bốn kiểu: Làm quen với mẫu nghi thức lời đáp, Sử dụng nghi thức lời đáp,

Lựa chọn nghi thức lời đáp phù hợp với tình huống giao tiếp và Hoàn chỉnh

lời đáp cho phù hợp với tình huống giao tiếp Việc phân loại đó sẽ giúp cho

việc dạy học trở nên thuận lợi, có hiệu quả hơn.

3. “Vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn

minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2”được thực

hiện theo quy trình ba bước (Bước 1: Phân tích tình huống đáp lời; Bước 2: Thực hành đáp lời; Bước 3: Đánh giá). Dạy - học theo quy trình này không

chỉ nâng cao khả năng giao tiếp của HS mà còn giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự, phù hợp hoàn cảnh từ đó bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ, hình thành tình yêu Thủ đô ngàn năm yêu dấu.

4. Vai trò của người giáo viên trong vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2 là hết sức cần thiết và không thể thiếu trong mỗi giờ

TLV. Để giờ dạy rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho HS lớp 2 đạt hiệu quả cao đòi hỏi mỗi người GV cần có trách nhiệm trước “sản phẩm” của mình để tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra cách dạy phù hợp nhất làm cho các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, tạo cho các em hứng thú nói năng có văn hóa, thanh lịch. 5. Kết quả thực hiện nghiên cứu đã chứng minh đề tài là một hướng nghiên cứu đúng. Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng dạy học phân môn TLV nói riêng và chất lượng dạy học các môn ở tiểu học nói chung.

6. Xung quanh vấn đề vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng Đáp lời (phân môn TLV) cho

HS lớp 2 nói riêng và vấn đề vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp

sống thanh lịch - văn minh vào việc dạy học nói chung còn nhiều điều đáng quan tâm, tìm hiểu. Chẳng hạn như việc vận dụng lí thuyết HT, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng nói (phân môn TLV) cho HS lớp 3, 4, 5...

II. Kiến nghị

Chương trình TLV lớp 2 hiện nay tổ chức dạy các nghi thức lời nói theo hướng: Các lời dẫn nhập (lời chào hỏi, tự giới thiệu; lời cảm ơn, xin lỗi; lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị; lời chia buồn, an ủi; lời chia vui; lời khen ngợi; lời bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú... ) được xếp dạy ở chương trình Học kì I. Còn các bài đáp lời (đáp lời chào, lời tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn, lời xin lỗi; đáp lời đồng ý; đáp lời chia vui; đáp lời khen ngợi; đáp lời từ chối; đáp lời an ủi... ) thì lại xếp dạy ở chương trình Học kì II. Mà theo quy tắc HT, khi nhận một lời chào hỏi, giới thiệu hay lời cảm ơn, xin lỗi... người nghe phải có trách nhiệm hồi đáp (đáp lời). Bởi, đó chính là biểu hiện của người thanh lịch văn minh và cũng là lẽ thường trong giao tiếp. Do vậy, chúng tôi

kiến nghị, tổ chức lại các đơn vị bài học liên quan đến nghi thức lời nói theo hướng sau:

- Dạy các nghi thức lời nói theo cặp thoại (nói lời chào, lời tự giới thiệu - đáp lời chào, lời tự giới thiệu; nói lời cảm ơn - đáp lời cảm ơn; nói lời xin lỗi - đáp lời xin lỗi; nói lời chia vui - đáp lời chia vui; nói lời khen ngợi - đáp lời khen ngợi; nói lời chia buồn, an ủi - đáp lời an ủi; ...)

- Mọi nghi thức lời nói cần dạy trong một tiết trọn vẹn, không nên xếp thêm nội dung khác vào dạy cùng trong tiết đó.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thị Minh Huyền, Dạy nghi thức nói lời cảm ơn, xin lỗi cho học sinh tiểu học, báo Nhịp cầu tri thức, số 11 (59) tháng 11 - 2012, trang 25 - 27.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007),Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học, Đính kèm công văn số:

5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo. [7]. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Đỗ Hữu Châu (2002), Giáo trình giản yếu về Ngữ dụng học, Nhà

xuất bản Giáo dục (Viết cho trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế), Hà Nội. [9]. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học, tập 1, Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[10]. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2007), Ngữ dụng học, Nhà xuất

bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Lũy, Phạm Ngọc Uyển (2006),

Sư phạm học Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Nếp sống người Hà Nội,

Viện Văn hóa và nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nhà xuất bản Giáo

[14]. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dụng học Việt ngữ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

[15]. Phạm Minh Hạc (1999), Tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [16]. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Một số vấn đề về đổi mới kết quả đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản trong chương trình Tiểu học mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nhà xuất bản

Đại học quốc gia Hà Nội.

[20]. Lê Phương Nga (1990), Phát triển lời nói cho HS trong giờ TLV ở

lớp 2, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục (1, 1990), Hà Nội.

[21]. Nhiều tác giả (1989), Phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ, tập 2,

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[22]. Nhiều tác giả (1999),Giáo trình Tâm lí học, Nhà xuất bản Giáodục, Hà Nội.

[23]. Vũ Dương Minh (2003), Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục.

[24]. Giang Quân (2010), Văn hóa gia đình người Hà Nội, Nhà xuất

bản Thời đại.

[25]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Tài liệu chuyên đề Giáo dục

nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho HS lớp 1, Nhà xuất bản Hà Nội.

[26]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Hướng dẫn giảng dạy Tài

liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho GV lớp 1, Nhà xuất bản Hà Nội.

[27]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Tài liệu chuyên đề Giáo dục

nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho HS lớp 2, Nhà xuất bản Hà Nội.

[28]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2011), Hướng dẫn giảng dạy Tài

liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống, văn minh cho HS Hà Nội dùng cho GV lớp 2, Nhà xuất bản Hà Nội.

[29]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Lê A, Hoàng Hòa Bình, Trần Mạnh Hưởng, Đào Ngọc, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trại, Nguyễn Trí (2007), Hỏi

- Đáp về dạy học Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Giáo dục.

[30]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), (2009), SGK, Sách GV Tiếng

Việt các lớp 1, 2, 3, 4, 5, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[31]. Hoàng Đạo Thúy (2010), Nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

[32]. Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng (2000), Giải đáp 88 câu hỏi về

giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục

[33]. Nguyễn Trí (1998), Dạy TLV ở trường Tiểu học, Nhà xuất bản

Giáo dục.

[34]. Nguyễn Trí (2008), Dạy và học môn Tiếng Việt theo chương trình

mới, Nhà xuất bản Giáo dục.

[35]. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[36]. Nguyễn Khắc Viện, Nghiêm Chưởng Châu (1988), Tâm lí học sinh Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu hỏi khảo sát

Phiếu 1: Phiếu khảo sát học sinh về việc học nội dung rèn kĩ năng Đáp lời trong phân môn Tập làm văn lớp 2.

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ……… Lớp: ……….. Trường: ………

II. Nội dung phiếu

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước những việc em thường làm:

1. Để chuẩn bị học một tiết Tập làm văn có nội dung Đáp lời, em thường làm gì?

a. Không làm gì.

b. Đọc và làm trước các bài tập.

c. Đọc và nghĩ xem nội dung đáp lời đó liên quan đến những bài giáo dục Nếp sống thanh lịch văn minh nào đã được học.

2. Khi học tiết Tập làm văn có nội dung Đáp lời, em thích nhất hoạt động nào?

a. Thực hành đóng vai b. Nghe cô giáo giảng c. Nhận xét các bạn d. Làm bài tập vào vở

3. Em có thích học cách đáp lời sao cho thanh lịch - văn minh không?

a. Có b. Không c. Chưa biết

4. Theo em, một lời đáp đúng là như thế nào?

a. Phù hợp với lời trao b. Lịch sự

c. Cả 2 yếu tố trên

5. Em sẽ áp dụng những nghi thức lời đáp đã được học khi nào?

a. Khi có hoàn cảnh giao tiếp phải giống hệt hoàn cảnh đáp lời trong bài tập đã học.

b. Khi có hoàn cảnh giao tiếp khác hoàn cảnh đáp lời trong bài tập đã học c. Khi có hoàn cảnh giao tiếp gần giống hoàn cảnh đáp lời trong bài tập đã học.

Phiếu 2: Phiếu khảo sát giáo viên về việc dạy nội dung rèn kĩ năng Đáp lời trong phân môn Tập làm văn lớp 2.

I. Thông tin cá nhân

Họvà tên:………... Lớp:………..Trường: ………

II. Nội dung phiếu

Anh (chị) hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước những việc mình thường làm:

1. Khi chuẩn bị dạy một tiết Tập làm văn có nội dung đáp lời, anh (chị) thường làm gì?

a. Đọc nội dung bài sẽ dạy rồi sử dụng bài soạn trong sách GV để dạy. b. Không làm gì cả.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong việc rèn kĩ năng đáp lời (Phân môn tập làm văn) cho học sinh lớp 2 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)