Đặc trưng của lễ hộ

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của lễ hội phật giáo đến đời sống con người việt nam hiện nay (Trang 27 - 37)

Lễ hội là thời điểm mạnh của đời sổng cộng đồng

Thời điểm mạnh: Là thời điểm thiêng được xác định rõ trong chu kỳ của năm tháng, thường là ngày kỵ, giỗ của thần linh (ngày sinh, ngày hóa). Vào thời điểm đó, cộng đồng lại có những hành động hội mang tính biểu trưng khiến cho người ta tin rằng thòi điểm diễn ra lễ hội là thời điểm có giá trị đặc biệt, có sự linh thiêng, có ý nghĩa thiêng liêng, khác với thời gian bình thường của đời sống hàng ngày. Thời điểm ấy gợi lại những hành động cao cả của cha ông, tổ tiên trong việc dựng nước và giữ nước. Đó là thời điểm thăng hoa của con người và của cả cộng đồng.

Le hội là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể

về bản chất, mọi hiện tượng văn hóa dân gian đều ít nhiều mang tính “tổng thể”, tức tính phức thể, tính đa diện, đa chiều, tính hệ thống. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một hiện tượng văn hóa dân gian nào cũng mang tính “tổng thể” như nhau, mà tùy theo tính chất và phạm vi của mỗi hiện tượng văn hóa dân gian mà tính “ tổng thể” của nó cũng khác nhau. Thí dụ, hiện tượng hội làng, tục thờ mẫu của người Việt (Kinh) hay lễ Bỏ mả, âm nhạc cồng chiêng của nhiều dân tộc Tây Nguyên mang tính “tổng thể” cao hơn các hiện tượng văn hóa dân gian khác.

Vậy “hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể” là gì? Đó là một hiện tượng văn hóa mang tính phức thể, mà trong phức thể ấy, một yếu tố văn hóa dân gian nào đó giữ vai trò chủ đạo, để từ đó nảy sinh và tích hợp một tổng thể các yếu tố phái sinh kèm theo, gắn kết hữu cơ với các yếu tố văn hóa chủ yếu có và cũng như gắn kết đa chiều với thực tại xã hội.

Từ quan niệm trên, chúng ta có thể đi vào phân tích một số hiện tượng lễ hội tiêu biểu mang tính tổng thể cao:

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 10 K34A - GDCD

2.Lễ hội Yên Tử (Qumg Ninh) 3.Lễ hội Quan thế âm

4.Lễ cầu an

-f- X Ạ • Ạ

. Lê câu siêu

Lễ hội là một hình thức diễn xướng tâm lỉnh

Diễn xướng được biểu với một hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành động và lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một nhóm người với cộng đồng. Như vậy, có thể coi gần như toàn bộ các sinh hoạt văn hóa dân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng, về mặt phương pháp nghiên cứu thì mọi hiện tượng văn hóa dân gian đều phải được tiếp cận trong môi trường diễn xướng. Từ quan niệm chung như vậy chúng ta có thể bàn tói lễ hội với tư cách là một hình thức diễn xướng tâm linh. Từ những phân tích về diễn xướng trong lễ hội, có thể rút ra một số nhận xét:

Lễ hội cổ truyền là một hình thức diễn xướng dân gian, trong đó bao gồm nhiều loại hình diễn xướng nhỏ, kết họp hữu cơ tạo nên một tổng thể diễn xướng lễ hội.

Lễ hội là một hình thức diễn xướng tâm linh, nó không còn là thế giới hiện thực, “trần tục” nữa mà nó vươn lên thế giới biểu tượng linh thiêng. Nó tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội trong một “thòi điểm mạnh” thcri điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm thiêng, khác với thời gian thường ngày.

Diễn xướng lễ hội có truyền đạt tới hiệu quả xã hội nhiều mặt, nó tạo nên và biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộng mệnh của cộng đồng thỏa mãn ước vọng vươn tới sự hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, với cội nguồn.

2.2 Ảnh hưởng của lễ hội Phật gỉáo đến đời sống con người Việt Nam hiện

nay

Ngày nay, mặc dù có nhiều tôn giáo xuất hiện ở Việt Nam như Thiên 5

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 10 K34A - GDCD

Chúa Giáo, Đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Cơ Đốc Giáo. ngoài ba tôn giáo chính từ xưa. Nhưng Phật giáo vẫn giữ một vai trò hết quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam. Nhìn vào đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy qua nhiều biểu hiện Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. Ở nhiều vùng đất nước số người theo Phật giáo ngày càng đông, số gia đình phật tử xuất hiện ngày càng nhiều, lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật giáo ngày một có vị trí cao trong đòi sống tinh thần xã hội, số sư sãi được đào tạo từ các trường Phật học ngày càng nhiều, số kinh sách xuất bản hàng năm cũng tăng.

Hơn lúc nào hết trong mấy chục năm lại đây người Phật tử Việt Nam rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của mình. Họ hay lên chùa trong các ngày sóc, cọng, họ trân trọng thành kính trong khi thi hành lễ, họ siêng năng trong việc thiền định, giữu giới làm việc thiện. Việc ăn chay hàng tháng không thể thiếu của người theo Đạo Phật. Mặt khác nhà chùa sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ như cầu siêu, giải oan,. Tất cả những điều này củng cố niềm tin của giáo lý, vừa quy định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hỉnh thành những nhân cách riêng biệt.

Vấn đề lễ hội trong Phật giáo ta thường thấy bản thân Phật giáo không có hội mà chỉ có lễ. Thế nhưng có hai lý do, một là thời Lý - Trần mọi sinh hoạt văn hóa được diễn ra ở ngôi chùa, cho nên lễ hội diễn ra ở chùa được duy tri kéo dài mãi cho đến ngày nay. Hai là ở Phật giáo ngôi chùa đã hỗn dung tín ngưỡng thờ Thần, thờ Mẩu vào trong đó nên lễ hội diễn ra ở ngôi chùa. Cả hai khía cạnh hội chùa mang tính chất là hội làng. Trong khuôn khổ bài viết bản thân chỉ nêu một vài lễ hội để làm nổi bật sự ảnh hưởng đối với đời sống con người Việt Nam.

2.2.1Lễ chùa đầu năm

*Lễ hội chùa Hương

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 10 K34A - GDCD

triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức chảy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất chư Phật -nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên người một lời nguyện cầu, một ném tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gồm sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn.

Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Ở trong chùa trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, đền, miếu. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. về phần lễ có nghiêng về “thiền”.

Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 10 K34A - GDCD

cả Nho. Những tính chất tôn giáo có ph^ bị tìrá yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng. tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ. là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: “Nam mô a di đà Phật” nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp.

Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 10 K34A - GDCD

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 10 K34A - GDCD

chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động. Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

*Lễ hôi Yên Tử

Vừng núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công cách trung tâm thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) khoảng chừng 14 km. Trước đây người ta gọi núi Yên Tử là núi Voi bởi hình dạng ngọn núi tựa như một con voi khổng lồ. Trong sách sử ghi lại, Yên Tử còn có tên là Bạch Vân Sơn bởi quanh năm núi chìm trong mây trắng.

Giữa những cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc mênh mông, núi Yên Tử cao hơn 1000 mét, vút lên như một tòa tháp, đã từng nổi tiếng là ngoạn

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 31 K34A - GDCD

mục. Các triều đại vua chúa xếp Yên Tử và hạng “danh sơn” của nước ta. Đây là trung tâm phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất 1.068 m (so với mặt nước biển). Lên chùa Đồng du khách cảm tưởng như đi trong mây (“nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). Ở Yên Tử có ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá. Ngọn toáp có niên đại “Cảnh Hưng thập cửu niên- 1758” là cổ nhất. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà trần và phái thiền Trúc Lâm.

Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng riêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến vói chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thú vui “như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Đồng. Trên đường đi chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh núi tựa như cổng tròi, sau khi thắp nén nhang ai nấy như mình đang đứng giữa tròi, lòng lâng lâng thoát tục. Khi ừời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng biển miền Đông Bắc.

Ca dao có câu:

“Tr^ năm tích đức, tu hành Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”.

2.2.2Lễ rước

*Le hội Quan Thế Âm

Tín ngưỡng quan Quan Âm ở nước ta đã có từ thời Lý vói câu chuyện vua Lý Thánh Tông nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài sen, giơ tay đón minh lên và ngày nay chùa Một Cột ở Hà Nội có liên quan đến tích ấy.

rKhóa luận tôt nghiệp HD: Th.S Nguyễn Thị Giang

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai 32 K34A - GDCD

Hải Quân Âm của một nhà sư Trung Quốc thòi Nguyên du nhập vào nước ta và đã được Việt hóa vào thế kỷ XV.

Ngày nay, lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức vào ngày 19 tháng 2; 19 tháng 6; và 19 tháng 9 mỗi năm để kỉ niệm ngày hiển linh của Bồ tát. Sau đó, năm 1962 lễ hội được tổ chức tại động Quan Âm, sau ngày hoàn toàn thống nhất đất nước, từ năm 1991 lễ hội đươc tổ chức lại với quy mô lớn hơn, nội

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của lễ hội phật giáo đến đời sống con người việt nam hiện nay (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)