Bảng 4.1: giới thiệu thống kê mô tả các biến. Các biến trong mô hình Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát LIQ1 1.110651 0.400974 11.03516 0.004198 1.586975 582 LIQ2 0.004509 0.001479 0.049076 0.000014 0.006672 582 VOL11 5.835047 5.675581 15.03512 1.430427 1.867023 582 VOL12 5.517394 5.583272 8.897865 1.149862 1.378549 582 VOL21 1.370172 1.394971 2.417832 0.362045 0.374471 582 VOL22 1.414648 1.426429 2.862411 0.359862 0.384738 582
Từ bảng thống kê trên, có một số thông tin nổi bật sau:
Mức thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo công thức thứ nhất dao động trung bình trong khoảng 1.110651% với mức dao động cao nhất 11.03516% và thấp nhất là 0.004198%; theo công thức thứ hai mức thanh khoản dao động trung bình khoảng 0.004509% với mức dao động cao nhất 0.049076% và thấp nhất là 0.000014%. Điều này cho thấy mức thanh khoản của các cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Việt Nam không cao.Mức thanh khoản thấp nhất thuộc về Công ty cổ phần công nghiệp Viễn Thông Sài Gòn (SGT), nguyên nhân chính là do tình trạng thua lỗ của công ty trong 2 năm liên tiếp, cổ phiếu đang trong diện bị kiểm soát đặc biệt, khối lượng giao dịch èo uột với nhiều phiên không có cổ phiêu được trao đổi.
Tương tự, mức biến động giá của các cổ phiếu theo công thức thứ nhất dựa trên 2 cách tính lợi nhuận có giá trị trung bình lần lượt là 5.835047% và 5.517394% và giá trị tối đa là 15.03512% và 8.897865% trong khi giá trị tối thiểu lần lượt là 1.430427% và 1.149862%. Trong khi theo công thức thứ hai dựa trên 2 cách tính lợi nhuận có giá trị
trung bình lần lượt là 1.370172% và 1.414648%, giá trị tối đa là 2.417832% và 2.862411% giá trị tối thiểu 0.362045 % và 0.384738%.
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến:
LIQ1 LIQ2 VOL11 VOL12 VOL21 VOL22
LIQ1 1 LIQ2 0.782118 1 VOL11 0.121182 0.121766 1 VOL12 0.237661 0.239453 0.673124 1 VOL21 -0.190114 -0.190562 0.307841 0.393143 1 VOL22 -0.139322 -0.136998 0.246223 0.458941 0.773976 1
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến được sử dụng để phân tích và kiểm tra khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình. Dựa vào bảng số liệu trên có thể kết luận khả năng xuất hiện đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy trên không lớn do hầu hết các hệ số tương quan giữa các biến đều khá nhỏ, không có trường hợp nào có trị tuyệt đối vượt quá 0.8
Kiểm định nghiệm đơn vị
Ở phần này tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị riêng lẻ từng biến để xác định thuộc tính dừng của các chuỗi số thời gian của các biến trong mô hình thực nghiệm. Việc tìm ra chuỗi có tính dừng hay không dừng là một việc cần thiết và quan trọng vì:
Thứ nhất, một trong những giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập phải phi ngẫu nhiên và có giá trị xác định. Nếu chúng ta ước lượng mô hình có chuỗi thời gian mà các biến độc lập không dừng thì khi đó giả thiết của OLS bị vi phạm và sẽ hạn chế khả năng phân tích nếu chúng ta áp dụng các phương pháp hồi quy thông thường.
Thứ hai, khi phân tích chuỗi thời gian không dừng thường cho những kết quả hồi quy giả mạo.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng kiểm định Augmented Dickey- Fuller (ADF) để kiểm tra tính dừng của các biến. Các giả thiết kiểm định như sau:
Ho: chuỗi không có tính dừng H1: chuỗi có tính dừng
Nếu |tADF|> |tα| thì bác bỏ giả thiết Ho, tức là chuỗi có tính dừng và ngược lại.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến:
Các biến Tại mức Sai phân bậc 1 Kết quả
T(ADF) p-Value T(ADF) p-Value
LIQ1 -5.627495*** 0.0000 -13.00867*** 0.0000 Dừng ở chuỗi gốc
LIQ2 -5.629983*** 0.0000 -13.00856*** 0.0000 Dừng ở chuỗi gốc
VOL11 -1.213391 0.2065 -17.39094*** 0.0000 Dừng ở sai phân bậc 1
VOL12 -1.197906 0.2117 -18.30126*** 0.0000 Dừng ở sai phân bậc 1
VOL21 -0.971900 0.2960 -14.74564*** 0.0000 Dừng ở sai phân bậc 1
VOL22 -1.046000 0.2666 -15.08980*** 0.0000 Dừng ở sai phân bậc 1
Ghi chú: *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%,5% và 1%
Bảng trên cho thấy các biến LIQ1, LIQ2 dừng ở chuỗi gốc, các biến còn lại dừng ở sai phân bậc 1. Do đó mô hình sẽ chạy với chuỗi gốc của các biến LIQ1, LIQ2 và chuỗi sai phân bậc nhất của các biến VOL11, VOL12, VOL21, VOL22.
Xác định độ trễ của mô hình: Dữ liệu nghiên cứu được tính theo năm, bao gồm 291 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM trong thời gian 2 năm ( năm 2014, năm 2015). Do đó bài nghiên cứu có bước trễ là 1.
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là mức thanh khoản:
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là LIQ1:
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu
Biến Hệ số hồi quy P-value R-squared
Adjusted R-squared F-statistic Prob (F-statistic) VOL11 0.11898 0.1341 0.5977 0.5812 118.677 0 VOL12 0.32779*** 0.0000 0.5976 0.5897 131.067 0 VOL21 0.91154** 0.0378 0.6120 0.6055 132.016 0 VOL22 1.19576*** 0.0010 0.6095 0.5958 132.021 0
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là LIQ2:
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu
Biến Hệ số hồi quy P-value R-squared
Adjusted R-squared F-statistic Prob (F-statistic) VOL11 0.000451 0.1341 0.5977 0.5812 118.677 0 VOL12 0.001787*** 0.0000 0.5976 0.5897 131.067 0 VOL21 0.003219** 0.0378 0.6120 0.6055 132.016 0 VOL22 0.004548*** 0.0010 0.6095 0.5958 132.021 0
Ghi chú: *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%,5% và 1%
Từ kết quả từ Bảng 4.4 và bảng 4.5 có thể thấy một số điểm nổi bật như sau: Thứ nhất phần lớn các hệ số của mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mức 1% . Thứ
hai hệ số R- squared điều chỉnh nằm ở mức trên 55% cho thấy mô hình có khả năng giải thích tốt mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Thứ ba hệ số Prob (F- Statistic) đều nhỏ hơn 0.05.
Bảng 4.4 và bảng 4.5 biểu diễn kết quả hồi quy OLS với biến phụ thuộc là mức thanh khoản (LIQ). Kết quả cho thấy hệ số biến động giá chứng khoán là dương và có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể kết luận biến động giá chứng khoán có tác động cùng chiều với mức thanh khoản.
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là biến động giá chứng khoán:
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL11:
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu
Biến
Hệ số
hồi quy P-value
R- squared Adjusted R-squared F-statistic Prob (F-statistic) LIQ 1 0.099781 0.1183 0.318004 0.308917 46.68641 0 LIQ 2 24.11714 0.1183 0.318004 0.308917 46.68641 0
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL12:
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu
Biến Hệ số hồi quy P-value
R- squared Adjusted R-squared F- statistic Prob (F-statistic) LIQ 1 0.167889*** 0 0.674911 0.66998 203.7782 0 LIQ 2 48.294121*** 0 0.674911 0.66998 203.7782 0
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL21:
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu
Biến Hệ số hồi quy P-value
R- squared Adjusted R-squared F- statistic Prob (F-statistic) LIQ 1 0.020763** 0.0372 0.652913 0.648819 158.4895 0 LIQ 2 5.798529** 0.0372 0.652913 0.648819 158.4895 0
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL22:
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu
Biến Hệ số hồi quy P-value
R- squared Adjusted R-squared F-statistic Prob (F-statistic) LIQ 1 0.043972*** 0.002 0.688713 0.679441 203.415 0 LIQ 2 7.828936*** 0.002 0.688713 0.679441 203.415 0
Ghi chú: *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%,5% và 1%
Từ kết quả từ Bảng 4.6, bảng 4.7, bảng 4.8, bảng 4.9 có thể thấy một số điểm nổi bật như sau: Thứ nhất, ngoại trừ kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL11 thì tất cả các hệ số của mô hình hồi quy còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mức 1% . Thứ hai hệ số R- squared điều chỉnh nằm ở mức trên 60% cho thấy mô hình có khả năng giải thích tốt mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Thứ ba hệ số Prob (F-Statistic) đều nhỏ hơn 0.05
Bảng 4.6, bảng 4.7, bảng 4.8, bảng 4.9 biểu diễn kết quả hồi quy OLS với biến phụ thuộc là biến động giá chứng khoán. Kết quả hồi quy cho kết quả tương tự với Bảng 3, hệ số thanh khoản cũng dương. Điều này giải thích cho việc mức thanh khoản càng cao thì biến động giá càng cao và ngược lại.
Tóm lại, kết quả cho chúng ta các kết luận đối với giả thuyết nghiên cứu như sau:
-Đầu tiên, mức thanh khoản càng cao, đặc biệt là những biến có liên quan đến hoạt động giao dịch, cho thấy lợi nhuận càng cao của cổ phiếu;
-Các cổ phiếu có mức biến động giá càng cao thì mức thanh khoản càng cao và ngược lại;
-Thứ hai, khi tìm kiếm một mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận tài sản, tác giả không tìm được dẫn chứng thuyết phục để khẳng định cho quan điểm lợi nhuận cao của cổ phiếu cần được bù lại bằng việc chấp nhận rủi ro thanh khoản cao hơn.
Kết luận chƣơng 4:
Trong chương 4,Tác giả đã trình bày phương pháp ước lượng đối với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố thanh khoản và yếu tố biến động giá của các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Tác giả đưa ra mô hình thực nghiệm và các phương pháp tính thanh khoản và biến động giá, từ đó, chạy mô hình VAR 2 biến để kiểm định mối tương quan giữa 2 yếu tố.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức thanh khoản càng cao cho thấy lợi nhuận càng cao của cổ phiếu và Các cổ phiếu có mức biến động giá càng cao thì mức thanh khoản càng cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu ở TTCK Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại so với những nghiên cứu trước đây.
Tác giả sẽ dựa vào kết quả này làm là cơ sở để đề ra các kiến nghị và được trình bày trong chương 5.
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH KHOẢN VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 5.1. Kết luận chung
Bài viết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và biến động giá của các cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả thông thường đều cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến này vì những nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận cao để bù đắp lại cho độ bất ổn của cổ phiếu. Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng minh được điều ngược lại đối với trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đưa ra được kết luận về mối quan hệ cùng chiều đáng tin cậy giữa thanh khoản và biến động giá cổ phiếu tại những thị trường chứng khoán mới nổi, nơi mà ở đó, những nhà đầu tư có thể nhận ra rằng những công ty có cổ phiếu kém thanh khoản thường đang trong tình trạng vận hành không tốt.
Để giải thích cho vấn đề này, đầu tiên, có thể xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam: hầu hết những nhà đầu tư tham gia trên thị trường là những nhà đầu tư nhỏ. Mục tiêu của những nhà đầu tư này là nhắm vào những cổ phiếu blue-chip – tức là những cổ phiếu đã được đánh giá là tốt và ổn định trên thị trường. Điều này đã đẩy nhu cầu về cổ phiếu lớn và thanh khoản tốt tăng lên, và vì thế, mang lại lợi nhuận cao hơn đối với những cổ phiếu này. Ngoài ra, một đặc điểm khác của những nhà đầu tư cá nhân đó là những quyết định lựa chọn đối với danh mục đầu tư được thúc đẩy bởi những cổ phiếu đã giao dịch với mức độ cao. Nói cách khác, rằng mức độ giao dịch lớn trong một khoảng thời gian có thể khiến cho cổ phiếu hấp dẫn những nhà đầu tư, khuyến khích nhu cầu về cổ phiếu này và đẩy giá của cổ phiếu tăng mạnh lên. Thứ hai, lý do đằng sau kết quả này có thể được ủng hộ bởi căn cứ rằng thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường rất mới và còn non trẻ khi chỉ đi vào hoạt động từ
năm 2000. Chính vì thế, một đặc điểm quan trọng của thị trường Việt Nam đó là có rất nhiều cổ phiếu của các công ty được niêm yết mới mỗi năm. Trong tình huống này, một sự thật đó là khi các công ty lớn gia nhập thị trường, nổi trội hơn và cổ phiếu khả mại hơn đối với nhà đầu tư, đã tạo ra một cuộc chạy đua trong việc mua bán và đó là nguyên nhân dẫn đến giá cổ phiếu tăng lên. Một vấn đề nữa đối với thị trường chứng khoán Việt Nam đó là việc thông tin kém hiệu quả. Kết quả là, những nhà đầu tư tài chính không tìm thấy nguồn dữ liệu đáng tin tưởng cho những phân tích và đưa quyết định đầu tư của họ.
Khi so sánh những kết quả trên với phân tích hành vi nhà đầu tư, chúng tôi cũng nhận thấy có những sự tương đồng. Chẳng hạn, hầu hết nhà đầu tư tham gia thị trường đều mong giá cổ phiếu mình mua vào giai đoạn tăng điểm. Những cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường cho thấy mức độ quan tâm của số đông nhà đầu tư vào cổ phiếu này, do vậy, đây là những cổ phiếu có độ nhạy cao nhất cũng là điều dễ hiểu. Trong thị trường tăng giá, động cơ tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ dẫn đến quyết định bỏ tiền vào những cổ phiếu dạng này, vì dễ mua bán, dễ giao dịch và có độ nhạy cao. Chính hành động này của số đông nhà đầu tư lại quay trở lại tác động lên giá cổ phiếu và làm cho những cổ phiếu có thanh khoản cao thường leo giá nhanh nhất thị trường.
5.2. Hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành bài nghiên cứu , luận văn vẫn không thể tránh khỏi các hạn chế. Theo tác giả nhận thấy bài luận văn vẫn còn những điểm hạn chế sau:
- Luận văn nghiên cứu mẫu gồm 291 công ty niêm yết liên tục trong 2 năm 2014- 2015, so với các nghiên cứu trước đây của các tác giả khác thì số lượng mẫu quan sát là chưa nhiều. Tác giả hy vọng sẽ có những nghiên cứu thu thập số lượng mẫu nhiều hơn
để nghiên cứu đáng tin cậy hơn. Đồng thời có thể phản ánh một cách toàn diện hơn bức thanh về thanh khoản và biến động giá của các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam
- Bài nghiên cứu đã áp dụng các cách tính khác nhau liên quan đến thanh khoản, tuy nhiên vẫn chưa bao quát hết đầy đủ các khía cạnh đa dạng tính thanh khoản, các nghiên cứu sau nên đưa them nhiều cách tính khác về tính thanh khoản để có thể bao trùm được các khía cạnh khác nhau của tính thanh khoản.
- Về thời gian nghiên cứu 2 năm là còn ngắn. Tác giả hi vọng nghiên cứu sau sẽ thu thập được mẫu trong thời gian dài hơn để tăng tính bền vững cho mô hình nghiên cứu.
- Hầu hết số liệu được thu thập bằng tay theo các báo cáo tài chính và số liệu giao dịch hàng ngày của cổ phiếu trên Website: Vietstock.vn, do đó không tránh khỏi sai sót trong việc thu thập dữ liệu và xử lý số liệu.
5.3. Một số gợi ý phát triển Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trên cơ sở bài nghiên cứu nghiên cứu
Trong thời gian tới, để TTCK hoạt động một cách lành mạnh, ổn định, vững chắc thực sự trở thành một kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, cần chú ý các giải pháp trọng tâm sau:
Một là, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Thực tế TTCK Việt Nam cho thấy, sự biến động đồng giá cổ phiếu có nguyên nhân rất nhiều từ ổn định kinh tế vĩ mô.
Vĩ mô ổn định sẽ góp phần giúp TTCK phát triển ổn định, chuyên nghiệp, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng giá cổ phiếu ―cùng giảm, cùng tăng‖, bất chấp giá trị cổ