Cơ sở lý thuyết về biến động giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính thanh khoản và biến động giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

2.3.1. Khái niệm biến động giá

Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi chứa đựng nhiều biến động và rủi ro tiềm ẩn nội tại phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế vĩ mô và bản thân của các doanh nghiệp. Trong đó biến động giá cổ phiếu là một rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Đối với những nhà đầu tư không thích rủi ro thì biến động các khoản đầu tư là quan trọng đối với họ bởi vì nó thể hiện mức độ rủi ro.

Mức biến động hay độ bất ổn ( Volatility ) là một thuật ngữ đã được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu trước đây, phản ánh sự thay đổi của một tài sản hoặc sự biến động ngẫu nhiên của giá tài sản. Độ bất ổn của TTCK thường chỉ sự thay đổi, tăng/ giảm của giá chứng khoán thông qua xác định khoản cách giữa mức giá cao nhất và thấp nhất của chứng khoán trong một khoản thời gian . Sự cách biệt giữa các mức giá

chứng khoán càng lớn thì độ bất ổn của giá chứng khoán càng cao. Độ bất ổn trên thị trường chứng khoán có thể đo lường bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thông qua xác định khoảng cách giữa mức giá chứng khoán cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian ; độ lệch chuẩn phản ánh sự phân tán của thu nhập chứng khoán hoặc sự biến động có điều kiện của giá chứng khoán xét trong mối quan hệ với độ bất ổn ở các kỳ trước ( Pagan & Schwert (1990); Schwert (1989))

Sự biến động của cổ phiếu thường được đo bằng phương sai hoặc độ lệch chuẩn , là một thước đo để xác định rủi ro và là đại diện cho tốc độ thay đổi của giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định, Vì vậy nếu một cổ phiếu được xem là không ổn định, đồng nghĩa với giá của nó sẽ rất khác nhau theo thời gian và thật khó khăn để chắc chắn rằng giá trị tương lai của chứng khoán là như thế nào

2.3.2. Các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu

Giá cả chứng khoán là một chỉ tiêu rất nhạy cảm trong môi trường tổng thể của hệ thống kinh tế xã hội, trước hết là độ an toàn của nền tài chính quốc gia có quan hệ mật thiết với giá cả chứng khoán lành mạnh. Nếu xét một cách tổng hợp, thì có thể kể ra rất nhiều nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cả chứng khoán: những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân tố can thiệp.

2.3.2.1. Nhân tố kinh tế

Các nhân tố nội sinh

+ Lĩnh vực kinh doanh: tại sao chúng ta cần tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Vì mỗi thời kỳ chính phủ sẽ có những chính sách kinh tế vĩ mô, pháp luật, thuế quan đối với từng ngành nghề khác nhau. Đồng thời trong từng thời kỳ sẽ có những ngành kinh doanh có lợi thế và ngành không có lợi thế. Từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

+ Cơ cấu vốn : cơ cấu sở hữu vốn, thặng dư vốn, lợi nhuận công ty…Trường hợp khi một doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn thì số lượng cổ phiếu giao dịch sẽ ít và điều này tác động tích cực tới giá cổ phiếu, hoặc khi công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm chứng khoán ra công chúng thì lượng cung về cổ phiếu sẽ tăng, làm gia tăng tính thanh khoản, khi đó nếu công ty làm ăn hiệu quả thì việc tăng cổ phiếu cũng ảnh hưởng tích cực tới giá cổ phiếu.

+ Giao dịch của các nhà đầu tư lớn và hội đồng quản trị: phải xem xét cơ cấu trong hội đồng quản trị, chính sách cổ đông họ đề ra có phân biệt giữa cổ đông nhỏ lẻ và cổ đông lớn hay không. Số lượng chứng khoán nắm giữ của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban giám đốc công ty. Khi họ nắm giữ một số lượng chứng khoán lớn thì điều này đồng nghĩa với việc họ đang tin tưởng và tin kỳ vọng vào tương lai của công ty và là tín hiệu tốt cho giá cổ phiếu.Ngược lại khi họ bán cổ phiếu với số lượng lớn thì đây cũng có thể là tín hiệu xấu và ảnh hưởng làm giảm giá cổ phiếu.

+ Chỉ số tài chính: khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu chúng ta không thể không phân tích tới những chỉ số tài chính của công ty. Qua các chỉ số này chúng ta có thể biết được tình hình kinh doanh của công ty thế nào. Một số chỉ số tài chính thường được quan tâm như sau: EPS, cổ tức, ROA, ROE, chỉ số P/E…

+ Thương hiệu sản phẩm và hệ thống phân phối sản phẩm: Thương hiêu là một tài sản vô hình của công ty. Người ta có thể dễ dàng thấy hàng hóa của các công ty có thương hiệu sẽ bán chạy hơn hàng hóa của các công ty không có tên tuổi. Chính vì thế thương hiệu của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nên cổ phiếu của các công ty có thương hiệu lớn sẽ được ưu tiên mua và trả giá cao hơn.

+ Hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát của công ty: năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty cũng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, sự

thống nhất, minh bạch rõ rang khi công bố thông tin của hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát của công ty cũng là yếu tố tác động đến giá cổ phiếu.

Các nhân tố vĩ mô

+ Tốc độ tăng trưởng GDP: giá cổ phiếu có xu hướng sẽ tăng và giảm cùng chiều với sự tăng hay giảm của nền kinh tế nếu các yếu tố về kết quả kinh doanh của công ty khả quan. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả đem lại lợi nhuận cao tạo hấp dẫn cho nhà đầu tư; đồng thời khi các công ty làm ăn tốt cũng có nhu cầu tăng vốn tăng cung cổ phiếu ra thị trường tạo nguồn cung dồi dào cho thị trường. Ngược lại khi nền kinh tế suy giảm dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm sút là cho cổ phiếu càng kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư, cầu về chứng khoán giảm và giảm giá chứng khoán.

+ Chỉ số giá tiêu dùng : khi chỉ số giá tiêu dùng tăng sẽ làm cho giá cả của hầu hết các hàng hóa tăng, dẫn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Chính vì thế khi chỉ số CPI tăng làm giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Ngoài ra việc tăng quá mạnh của chỉ số CPI sẽ làm cho nhà đầu tư lo ngại về sự mất giá của đồng tiền và họ sẽ tìm đến những kênh đầu tư an toàn hơn như là vàng. Do đó tác động làm giảm lượng cầu chứng khoán và kéo theo làm giảm giá cổ phiếu.

+ Lãi suất: khi lãi suất tăng sẽ làm chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng và là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp. Đồng thời khi lãi suất tăng cũng làm cho nhà đầu tư chuyển qua gửi tiết kiệm, và làm tăng chi phí dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư chứng khoán nên lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán sẽ giảm, cũng là yếu tố tác động giảm giá chứng khoán và ngược lại.

+ Ngoài ra còn một số yếu tố vĩ mô khác ảnh hưởng tới giá chứng khoán như: Tỷ giá, lượng cung tiền, chi tiêu chính phủ, giá vàng, tình hình kinh tế vĩ mô của các nước trong khu vực và thế giới…

2.3.2.2. Nhân tố phi kinh tế

+ Môi trường chính trị: những thay đổi trong điều kiện chính trị như chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu quản lý hành chính, thay đổi về văn hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.

+ Môi trường xã hội pháp luật: hệ thống chính sách và luật pháp có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và đồng thời cũng có tác động đến các công ty niêm yết trên TTCK. Nếu chính phủ có những chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp thì sẽ có tác động tích cực tới giá cổ phiếu và ngược lại.

2.3.2.3. Nhân tố thị trường

Những nhân tố thị trường hay nhân tố nội tại của thị trường, bao gồm sự biến động của thị trường và mối quan hệ cung cầu được coi là nhóm nhân tố thứ 3 ảnh hưởng tới giá chứng khoán.

+ Yếu tố tâm lý nhà đầu tư: theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản tạo ra sự thay đổi về giá cổ phiếu là do sự thay đổi về lòng tin của người đầu tư về tương lai của cổ phiếu, về lợi nhuận và lợi tức của cổ phiếu.Trên TTCK luôn có 2 nhóm người khác nhau, một nhóm bi quan và một nhóm lạc quan về tương lai của cổ phiếu. Khi nhóm bi quan đánh giá thấp về tương lai của cổ phiếu thì ho đặt lệnh bán. Và nhóm lạc quan đánh giá cao về khả năng kiếm lời thì việc đầu tư cổ phiếu thì họ đặt lệnh mua. Chính vì thế TTCK luôn có người mua và người bán tạo ra tính thanh khoản cho thị trường.

+ Các hành vi tiêu cực trên TTCK như: đầu cơ, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật cũng làm giá chứng khoán biến động một cách giả tạo.

+ Giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức lớn: Khi giá trị giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức tăng sẽ làm tăng lượng cung cầu trên thị trường từ đó tác động đến tính thanh khoản và giá cổ phiếu trên TTCK.

+ Nguồn vốn FII (Foreign Institutional Investors): Nguồn vốn nước ngoài vào TTCK. Khi dòng vốn này tăng sẽ dẫn đến cầu về chứng khoán tăng và có thể tác động làm tăng giá cổ phiếu và ngược lại. TTCK Việt Nam còn khá non trẻ giá trị vốn hóa thị trường còn khá nhỏ so với các nước phát triển khác nên dòng vốn này có ảnh hưởng khá mạnh đối với sự biến động giá cổ phiếu Việt Nam.

+ Ngoài ra sự lệ thuộc của công ty và những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ bởi một công ty khác hoặc bởi một nền kinh tế khác, nếu các đối tác đó bị sụt đổ hay khủng hoảng kéo công ty sụp đổ theo nguyên lý đômino. Các nhân tố đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn thị trường của các cá nhân, tổ chức, các công ty trong và ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo làm giá cả hàng hóa chứng khoán bị méo mó.

Giá cả chứng khoán là hình ảnh phản chiếu những vấn đề cơ bản của kinh tế doanh nghiệp và những vấn đề cơ bản của nền kinh tế - xã hội vĩ mô. Vấn đề thực sự phức tạp. Với những phương pháp khoa học hiện thời, người ta chưa thể tìm được quỹ đạo chuyển động của giá cả chứng khoán.

2.3.3. Sự đồng biến động giá cổ phiếu

Trong nền kinh tế với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, giá cổ phiếu chịu tác động mạnh từ thông tin của thị trường, những thông tin không chính xác làm sai lệch về giá trị thực của cổ phiếu ảnh hưởng đến việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư.

Đặc biệt trên thị trường chứng khoán còn xuất hiện tâm lý bầy đàn khiến cho giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị thực của nó và việc tăng hay giảm giá lại phụ thuộc vào cổ phiếu của công ty khác, dẫn đến hiện tượng giá cổ phiếu cùng tăng hoặc cùng giảm (sự đồng biến động giá cổ phiếu).

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu có xu hướng tăng ở TTCK các nước đang phát triển, và được coi là một trong các dấu hiệu cho thấy mức độ hiệu quả của thị trường đó.

Theo lý thuyết thị trường hiệu quả (Euge Fama (1970)), có 3 dạng hiệu quả của thị trường: Dạng yếu (thị trường mà giá chứng khoán phản ánh đầy đủ các thông tin trong quá khứ), dạng trung bình (thị trường mà giá chứng khoán phản ánh đầy đủ các thông tin trong quá khứ, hiện tại) và dạng mạnh (thị trường mà giá chứng khoán không chỉ phản ánh đầy đủ thông tin trong quá khứ, hiện tại mà cả các thông tin nội bộ).

Mức độ hiệu quả của thị trường sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của các cổ phiếu và qua đó ảnh hưởng đến sự đồng biến động của tất cả cổ phiếu niêm yết trên thị trường.

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu ở các TTCK.

Các nghiên cứu của Parrino, Sias và Starks (2003), Gillan và Starks (2003) cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng biến động giá cổ phiếu gồm: môi trường thông tin (hoạt động công bố thông tin, vấn đề bất công xứng thông tin), sự phát triển của thể chế chính trị, cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết, các vấn đề liên quan đến quản trị DN, nguy cơ xung đột về mặt lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, cơ cấu các NĐT, quy mô của DN, số lượng cổ phiếu giao dịch...

Ngoài ra, có một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm khác trên thế giới chứng minh rằng sự đồng biến động của giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả ở cấp độ vĩ mô của nền kinh tế, và cấp độ vi mô của chính bản thân các DN niêm yết. Cụ thể, ở cấp độ vĩ mô cho thấy, giá cổ phiếu có xu hướng đồng biến động với mức độ cao ở các nước đang phát triển, ở các nước có môi trường thông tin không minh bạch, hoặc môi trường thể chế yếu, hoặc ở các nước có sự hội nhập thấp về mặt kinh tế, tài chính vào nền kinh tế thế giới (Morck, Yeung, và Yu(2000); Jin và Myers( 2006); Fernandes và Ferreira( 2009)).

Ở cấp độ vi mô, các yếu tố liên quan đến vấn đề quản trị DN, môi trường thông tin (theo nghĩa lượng thông tin tin cậy được cung cấp cho thị trường) đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng hay giảm sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty so với sự biến động chung của thị trường (Piotroski và Roulstone(2004); Hutton, Marcus, và Tehranian(2009); Gul, Kim, và Qiu(2010)).

Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi (Kalok Chan và Allaudeen Hameedk( 2005)) lại chỉ ra rằng đồng biến động giá cổ phiếu có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quyền sở hữu tài sản (quyền sở hữu tài sản cao thì sẽ làm cho mức độ đồng biến động giá cổ phiếu sẽ thấp hơn và ngược lại); Các quy định của pháp luật (các quy định của pháp luật càng đầy đủ và chặt chẽ thì thị trường sẽ hoạt động hiệu quả cao hơn, khiến sự biến động về giá chứng khoán sẽ thấp); Sở hữu chính phủ và sở hữu nước ngoài (Tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước và NĐT nước ngoài có ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu); Tăng trưởng GDP, tỷ lệ GDP/vốn (GDP tăng trưởng càng cao thì sự đồng bộ hóa có thể sẽ chậm hơn hoặc thấp hơn); Khối lượng giao dịch (số cổ phiếu được giao dịch hàng năm trên cho tổng số cổ phiếu vào cuối năm tài chính); Thay đổi về thu nhập (mức độ biến động thu nhập của các DN)...

2.4. Phƣơng pháp đo lƣờng biến động giá

VOL là phương pháp đo lường biến động giá hàng năm. Phương pháp đo lường biến động của chúng tôi được xây dựng tương tự như Chen et al. (2013) và Bae et al. (2004) và Li et al. (2011). Sử dụng giá cổ phiếu hàng ngày trong thành phố Hồ Chí Minh chứng khoán trong giai đoạn trao 2013-2014, chúng tôi tính toán lợi nhuận hàng ngày sau đó lấy logarit của giá cổ phiếu điều chỉnh cho cổ tức. biến động hàng năm của các công ty được xây dựng như sau:

∑ )

∑ ( )2

Trong đó Returni.t là lợi nhuận hàng ngày của chứng khoán i trong ngày k, n là số ngày giao dịch cho chứng khoán i trong một năm, MEANi,t là mức trung bình hàng năm của lãi cổ phiếu trong năm t của doanh nghiệp i

Trong bài nghiên cứu Returni.t được tính theo 2 cách sau: +

. Trong đó: Pt: Giá cổ phiếu điều chỉnh ngày t P(t-1): Giá cổ phiếu điều chỉnh ngày t-1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính thanh khoản và biến động giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)