MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ ánh trăng của nguyễn duy (Trang 48 - 75)

Từ khi xuất hiện cho đến nay, thơ Nguyễn Duy luôn đứng cạnh tên tuổi các nhà thơ cùng thời như: Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo… nhưng thơ ông không lẫn vào đó. Bởi ông biết xây dựng hình tượng bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị, các hình ảnh chân thực… vừa mang phong vị dân gian vừa đậm màu sắc hiện đại. Chính những điều đó đã tạo nên một giọng điệu thơ đa dạng, một phong cách mang bản sắc riêng không dễ lẫn trong nền thơ hiện đại. Để lý giải sâu hơn về cách xây dựng hình tượng của Nguyễn Duy, chúng tôi đi sâu tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu như thể thơ, giọng điệu thơ, ngôn ngữ thơ... Đồng thời góp thêm cái nhìn

khách quan khẳng định về giá trị tập thơ “Ánh trăng” nói riêng và thơ

Nguyễn Duy nói chung. 2.1. Thể thơ

2.1.1. Nhận xét chung về thể thơ

Trong sáng tác thơ, thể thơ là nhân tố quyết định tứ thơ và truyền tải nội dung, tư tưởng bài thơ. Vì thế, mỗi nhà thơ khi đã chọn được ý sẽ tìm một thể thơ thích hợp để xây dựng tứ. Chọn thể thơ thích hợp là điều quan trọng song để thơ hay còn phụ thuộc nhiều vào tài năng người nghệ sỹ. Nói cho cùng, việc chọn được thể thơ phù hợp là một bước trong quá trình tìm đến sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thơ.

Thơ Việt Nam có rất nhiều thể, ngoài thể thơ lục bát truyền thống chúng ta còn sử dụng rất nhiều thể thơ khác của nước ngoài. Thơ có các thể từ hai đến tám chữ, trường ca, thơ văn xuôi, thơ tự do, thơ dài. Các thể thơ nước ngoài như thơ cổ phong, đường luật… Với sự đa dạng của thể thơ, sự phong phú của hình thức thơ đã làm cho diện mạo thơ trữ tình muôn màu, muôn vẻ.

Thơ Nguyễn Duy sử dụng rất nhiều thể thơ gồm: những thể năm tiếng, xen kẽ giữa bảy và tám tiếng, thể bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do và thơ lục bát. Ở mỗi thể, Nguyễn Duy đều tạo được ấn tượng riêng.

Người đọc bắt gặp hình tượng thơ Nguyễn Duy ở những bài từ năm đến tám tiếng thường được xây dựng trên những cảm xúc đằm nén, lắng sâu những kỷ niệm. Lời thơ mộc mạc, mạch thơ mở rộng, hình ảnh thơ giàu chất suy tưởng đã làm cho thơ mềm mại, uyển chuyển, biểu hiện tốt cuộc sống và sự thành kính của cái tôi luôn hướng về cội nguồn. Gắn với các thể thơ này là giọng suy tư, chiêm nghiệm:

“Dầu phải hết chiến tranh thì hy sinh chấm dứt em vẫn nơi đầu trời đợi anh nơi cuối đất”

(Tình ca nơi cuối đất)

Chiếm một phần không nhỏ trong thơ Nguyễn Duy là thơ tự do. Ở thể loại này, thơ Nguyễn Duy đậm chất chính luận, suy tưởng có sức lắng đọng cao, mạch thơ phóng khoáng, tứ thơ dào dạt.

Trong tất cả các thể thơ đã sử dụng thì Nguyễn Duy thành công nhất ở thể thơ lục bát. Thơ Nguyễn Duy ở thể loại lục bát thường là thơ ngắn. Kiểu thơ này rất phù hợp với lối sống của con người hiện đại. Với ngôn từ hàm súc đã khiến cho hình tượng thơ nói bằng hình ảnh, sự kiện được chắt lọc, không kể lể dài dòng, có nhiều yếu tố bất ngờ, nhanh chóng đi đến kết luận. Vì thế

chăng mà Nguyễn Duy được gọi là nhà thơ “lục bát tài tử”. 2.1.2. Thể lục bát trong thơ Nguyễn Duy

Lục bát là thể thơ có sức hút kỳ lạ đối với những người làm thơ Việt Nam và hầu như trong cuộc đời thơ của mình nhà thơ nào cũng có bài viết theo thể này nhưng không phải ai cũng thành công. Sau Nguyễn Du, Nguyễn

Bính, Tố Hữu thì Nguyễn Duy là người vừa biết kế thừa vừa biết phát huy ưu thế của thể thơ truyền thống này. Nên tuy nói hàng loạt các vấn đề bức xúc của đời sống, của tình cảm con người thời mở cửa nhưng thơ ông vẫn mềm mại, uyển chuyển, hình tượng thiên nhiên, con người luôn sống động, đậm đà tình nghĩa, lắng sâu trong lòng người đọc.

Gắn chặt với thể thơ dân tộc lục bát ca dao nhưng Nguyễn Duy đã tạo

cho thơ mình một sắc thái riêng. Do sử dụng ca dao để “thuần hóa chất liệu cập nhật của đời sống” nên thơ lục bát ở đây vừa “êm ái vừa ngang ngạnh, vừa biến hóa vừa cựa quậy”. Chính vì thế khi người đọc tiếp xúc với thơ lục bát có cảm giác như đang sống trong “một thế giới ca dao phập phồng sinh động làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của thi sỹ”.

Ở tập thơ “Ánh trăng”, tỷ lệ bài thơ làm theo thể lục bát chiếm khoảng

một phần ba (có 9/30 bài thơ lục bát). Đó là chưa kể hầu như ở những bài theo thể thơ khác cũng đều có xen những câu thơ lục bát. Bằng cách học truyền thống thơ ca dân tộc, thơ Nguyễn Duy tạo được một âm điệu quen thuộc, gần gũi, đậm đà phong vị dân gian.

Đọc thơ Nguyễn Duy, người đọc có thể gặp những bức tranh bàng bạc nên thơ của một làng quê Việt Nam:

“Lau già râu tóc lơ phơ

khói sương biêng biếc mấy bờ sông xa chiều xanh như nỗi nhớ nhà

mây bàng bạc, sóng bao la bốn bề” (Xuồng đầy)

Những câu lục bát như vậy cho ta âm điệu nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người. Đó là nhịp thơ nhịp nhàng, sự đan xen hài hòa xoắn xuýt của bằng trắc.

Có lúc, thơ Nguyễn Duy đầy trìu mến nghĩa tình như một lời tâm tình,

chia sẻ trong Ca dao vọng về. Có khi lại là lời hát ru trong sáng thiết tha, đầy tình cảm: “Hiu hiu cái ngủ trên tay - giấc mơ có cánh gió bay lên rồi” (Mùa thu).

Ở một bài thơ khác, một khía cạnh sâu kín trong đời sống nội tâm người Việt được đề cập đến:

“Đến non tơ lứa quả này

lay nghiệt ngã suốt những ngày chung chiêng bão xoáy mười mấy cơn liền

nóng khô xém lá, rét đen tím chồi” (Lời của cây)

Thế hệ đi trước với tinh thần trách nhiệm dân tộc vẫn đang lo lắng, chờ đợi, hy vọng vào thành quả ngày mai, sau cả quá trình vật vã vươn lên của đất nước. Nguyễn Duy không chỉ dùng lục bát để thể hiện niềm tin yêu, sự hồn nhiên khỏe khoắn của dân gian mà tác giả còn dùng lục bát để đi sâu khám phá và diễn tả những góc cạnh sâu kín, nhạy cảm trong tâm hồn người Việt. Đúng là chỉ có thể lục bát truyền thống mới có đủ khả năng diễn tả đầy đủ, sâu sắc, tinh tế tâm hồn con người dân tộc.

Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, Nguyễn Duy đã biết cách vận dụng một cách nhuần nhuyễn tạo nên hiệu quả, thành công lớn. Giọng thơ trở nên trong sáng nhẹ nhàng, gần gũi với người Việt. Nhờ thế mà thơ ông có giá trị sâu sắc, có sức sống lâu bền trong đời sống văn học nước nhà.

Ca dao xuất hiện từ xa xưa đã bám rễ sâu chắc trong tâm trí và trong đời sống tinh thần người Việt. Vì thế ca dao đã trở nên quen thuộc, gần gũi với mọi người. Việc lựa chọn thể thơ lục bát để thể hiện phong cách của mình đòi hỏi mỗi người phải có cách thể hiện riêng để không lẫn với người khác. Chính từ điều đó mà kho tàng ca dao nước ta ngày càng thêm đa dạng, phong

phú bởi mỗi nghệ sỹ khi sáng tác đều có sự hòa phối giữa tính truyền thống và sáng tạo để khẳng định cá tính riêng của mình.

Nguyễn Duy đã cách tân truyền thống bằng cách sáng tạo lại ca dao qua việc thay từ (hay còn gọi là lối tập ca dao). Đây là một đặc điểm độc đáo của

tập thơ “Ánh trăng”. Đọc thơ Nguyễn Duy ta như gặp được một thế giới ca dao sinh động, phập phồng. Ngay trong lời đề từ của tập “Sáu và tám”,

Nguyễn Duy đã dùng hai câu ca dao đậm chất hồn nhiên, phóng khoáng:

“Đi chơi gặp vịt cũng lùa

gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu”

Đến tập thơ “Ánh trăng”, âm hưởng ca dao càng đậm nét. Trong chùm bài thơ Gửi Huế, Nguyễn Duy viết:

“Tôi về xứ Huế mưa sa

em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa tôi về xứ Huế chiều mưa

em ơi áo trắng bây giờ ở đâu” (Nhớ bạn)

Cấu trúc lặp lại vòng tròn, kết hợp theo từng cặp đôi như trên rất quen

thuộc trong bài ca dao Thằng Bờm có cấu trúc: “Bờm rằng… Bờm rằng…”. Vì thế khi đọc bài thơ Nhớ bạn của Nguyễn Duy ta có cảm giác quen thuộc,

gần gũi. Bài thơ ít nhiều mang phong vị ca dao. Không hề lặp lại dù là từ ngữ hay ý tứ nhưng bài thơ vẫn vang vọng âm hưởng ca dao.

Cũng trong chùm bài thơ Gửi Huế, Nguyễn Duy còn có một bài thơ khác “tập ca dao” cũng đặc biệt thành công:

“Vừa xa mà đã nghe lâu

hỏi thăm áo tím qua cầu gió bay ớt Đông Ba có còn cay

hỏi thăm hoa phượng bên đường

sông Hương mấy bữa mưa nguồn còn trong quán cơm âm phủ còn không

cô gì hôm ấy... lấy chồng hay chưa?” (Hỏi thăm)

Lại là cấu trúc lặp với âm hưởng ca dao, nhà thơ giữ nguyên câu hỏi

“còn” để lặp lại khi xây dựng tứ thơ. Nhưng bài thơ còn hấp dẫn ở chỗ: Nguyễn Duy tập ca dao ở lối nói lấp lửng, bóng gió, phiếm chỉ, qua đó “vin cớ”, “lấy cớ” để đặt vấn đề. Ca dao thường dùng cách nói bóng gió, lấp lửng,

phiếm chỉ với các hình ảnh thường gặp như: trúc, mai, nhà ai… Và đặc biệt, ca dao có cách đặt vấn đề bất ngờ. Đầu tiên, chủ đề câu chuyện chưa được bộc lộ trực tiếp mà bị giấu đi, thay vào đó là sự liên hệ, rào đón, đưa đẩy để rồi cuối cùng bất ngờ lộ ra vấn đề.

Nhờ vận dụng lối nói ấy, bài thơ Hỏi thăm đã trở thành một ví dụ độc đáo về “tập ca dao”. Đó là một bài ca dao hiện đại. Đặc biệt nhất là câu hỏi

lửng lơ rất duyên dáng ở cuối bài. Cả âm điệu, lối nói, cả cách cảm, cách nghĩ, tất cả đều đậm đà ca dao.

Ở nhiều trường hợp khác, Nguyễn Duy dựa ngay vào một câu ca dao để khơi nguồn sáng tạo. Ca dao có câu:

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh dài thao thức cả năm”

thì Nguyễn Duy viết:

“Gió mùa thu đẹp thêm rằm mẹ ru con gió ru trăng sáng ngời”

(Mùa thu)

Trong bài Xuồng đầy, nhà thơ viết: “Ai xui người trở về đây - mẹ răn vẫn nhớ đò đầy vẫn đi”.

So với câu ca dao “Con ơi mẹ dặn câu này - Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi” mới thấy sự sáng tạo của nhà thơ.

Song không chỉ “tập ca dao” Nguyễn Duy còn làm mới ca dao. Đọc

thơ lục bát Nguyễn Duy, cái vẻ êm ái, ngọt ngào của ca dao bị mờ đi thay vào đó là sự ngang ngạnh, bướng bỉnh, biết mà vẫn làm, lời mẹ dặn vẫn nhớ

nhưng tình yêu thì không thể cầm lòng… Việc sử dụng lối “phản” ca dao đã

làm cho cả ca dao và thơ sống động hơn, sâu sắc hơn trong cuộc sống đa dạng nhiều chiều. Bằng tài năng sáng tạo của mình, Nguyễn Duy đã khéo hòa nỗi niềm, hình ảnh xưa và nay trong ý thơ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng chỗ nào cũng thuận tình hợp lý. Vì thế hình ảnh thơ luôn chân thực, gợi cảm trong một tứ thơ vừa như lạ vừa như quen.

Nói về những cách tân trong thơ lục bát của Nguyễn Duy không thể bỏ qua nhịp điệu. Bên cạnh những nhịp điệu truyền thống như 2/2, 4/2, 3/5, 3/3… nhà thơ đã tạo ra những nhịp điệu mới hoặc sử dụng những nhịp điệu ít có ở dao. Sự ngắt nhịp này làm thay đổi cảm giác nhịp nhàng vốn có, làm cho câu thơ tự nhiên và thú vị hơn. Ông diễn tả sự ngỡ ngàng, thích thú trước cảnh đẹp thiên nhiên bằng nhịp 1/5 :

“Chao - đêm đẹp biết chừng nào”

(Ca dao vọng về)

Không chỉ thế, trong việc cách tân thơ lục bát, Nguyễn Duy còn chú ý đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân vào trong tác phẩm của mình. Sử dụng lối nói ca dao trong thơ ca đã có rất nhiều nhà thơ thành công. Ở giai đoạn thơ ca trung đại phải kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… thơ ca hiện đại với các cây bút tên tuổi như Nguyễn Bính, Tố Hữu, nhà thơ trẻ Võ Thanh An…

Ở mảng thơ lục bát, Nguyễn Duy đã có nhiều sáng tạo mới mẻ. Đây vừa là ý thức của một nhà thơ luôn tìm cho thơ lục bát của mình một con đường riêng vừa là kết quả nghệ thuật đầy năng động biết tiếp thu mài giũa

những công cụ truyền thống với những khả năng tiềm tàng của nó mà chúng ta chưa khám phá hết. Cùng với sự thể nghiệm không ngừng, vượt qua khuôn khổ, giới hạn cố định, Nguyễn Duy đã đem đến cho thơ hiện đại những khả năng thể hiện mới. Có thể nói rằng, trong cuộc đời làm thơ khó có ai tránh được những bài thơ dở nhưng có không ít nhà thơ có những thi phẩm sống mãi với thời gian. Với Nguyễn Duy, bằng những gì đã đạt được qua tập thơ

“Ánh trăng” cũng như trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của mình đã để lại

những ấn tượng không phai mờ trong lòng người đọc. Sự thành công ở thể thơ nói chung cũng như ở thể lục bát nói riêng sẽ mãi là những bằng chứng ghi nhận sự say sưa và những thành công của nhà thơ trên con đường tìm về với cội nguồn dân tộc để nối nhịp cầu giữa chung và riêng, giữa dân tộc và hiện đại.

2.2. Giọng điệu thơ

Thơ không thể thiếu giọng điệu, hình tượng thơ nào cũng được xây bằng những giọng điệu của riêng nhà thơ hoặc giọng điệu chung của cả thời đại. Thơ trữ tình chủ yếu được nói đến như một bản tự thuật tâm trạng nên thường là giọng của nhân vật trữ tình. Giọng điệu này thể hiện ở nhiều cấp độ như: giọng điệu riêng của từng tác phẩm, giọng điệu chung của từng tác giả, giọng của thời đại văn học… Dù ở cấp độ nào thì giọng điệu vẫn chịu sự quy định của chủ thể trữ tình, cảm hứng chủ đạo và cá tính sáng tạo của người nghệ sỹ. Giọng điệu có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Chỉ thông qua ngôn ngữ, những cảm xúc, quan niệm mới được lộ ra.

Trong thực tế không phải nhà thơ nào cũng có giọng điệu. Bằng tài năng sử dụng ngôn ngữ của mình, mỗi nhà thơ tạo được một giọng điệu riêng. Chẳng hạn, ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên có xu hướng mỹ lệ hóa, nói bằng hình ảnh thơ mang đặc trưng của kiểu tư duy trí tuệ và gắn với giọng điệu triết lý.

Thơ Nguyễn Duy, nếu nhìn qua chẳng thấy có gì lắm so với các nhà thơ cùng thời. Vẫn người ấy, cảnh ấy, sự kiện ấy song ông biết nói bằng ngôn

ngữ, giọng điệu riêng của mình - giọng điệu tự nhiên đằm thắm sâu lắng, giọng điệu lời ru ngọt ngào tha thiết. Ở giọng điệu nào thì vẫn là những tình cảm yêu thương chân thành của ông đối với con người, cuộc đời. Với điệu hồn dân tộc đằm thắm, thiết tha, giọng điệu thơ ông trở thành nhịp cầu nối liền người viết và người đọc làm nên những đồng cảm, rung động tự nhiên và bền chắc vô cùng.

2.2.1. Giọng điệu tự nhiên thiết tha sâu lắng

Giọng điệu tự nhiên trong thơ Nguyễn Duy rất gần gũi với cuộc sống thường ngày của con người. Làm nên giọng điệu này là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn từ ngữ mộc mạc, nguyên sơ của giao tiếp hằng ngày, của cuộc sống mà ông đã thấy, thái độ của nhà thơ đối với mọi người và ý thức cội nguồn sâu sắc, chắt chiu vun đắp để con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế, giọng điệu này vừa đậm chất suy tư, vừa làm cho hình tượng thiên nhiên, con người trở nên cụ thể, sinh động.

Bằng giọng điệu tự nhiên ông đã cụ thể hóa sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh:

“Cuộn khói đen quằn quại - những linh hồn oan nghiệt xoắn lấy nhau

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ ánh trăng của nguyễn duy (Trang 48 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)