Giới thiệu về thuốc Tylosine

Một phần của tài liệu nh hưởng của thuốc Tylosine trong phòng trị bênh CRD ở gà F 1 (Ri x Lương Phượng) và F (Chọi x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 40 - 41)

2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

2.2.4. Giới thiệu về thuốc Tylosine

Tylosine được chiết suất từ nấm Streptomyces faradiac. Tylosine là kháng sinh thuộc nhóm macrolit, được dùng nhiều trong thú y.

Tính chất: Tylosine được dùng dưới dạng muốn kiềm, muối tartrat hay photfat. Tylosine kiềm là thuốc có dạng kết tinh màu trắng ít tan trong nước (5 mg/ml ở 25 0C), tan nhiều trong aceton cồn, ête; bền vững ở nhiệt độ thường trong vòng 1 tháng ở pH = 5,5 - 7,5. Tylosine tartrate tan nhiều trong nuớc (600 mg/ml ở 25 0C). Độc tính thấp đối với gia súc.

Tylosine kiềm hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, sau khi tiêm bắp 1 - 2 giờ đậm độ thuốc trong huyết thanh đạt cao nhất và duy trì trong 1 giờ.

Tylosine tartrate sau khi tiêm dưới da đạt đậm độ cao nhất trong huyết thanh sau 30 phút và duy trì khoảng 6 giờ. Nếu cho uống đậm độ cao nhất trong huyết thanh sau 2 - 4 giờ và duy trì trong khoảng 8 - 24 giờ. Tylosine bài tiết chủ yếu qua thận, một ít qua mật, phần lớn bài tiết hết sau 8 - 24 giờ.

Tác dụng: Tylosine có tác dụng diệt vi khuẩn gram (+), không có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Đặc biệt có hiệu lực mạnh với Mycoplasma và Chlamydia.

Được chỉ định dùng trong thú y để chữa các bệnh sau:

- Các bệnh do phẩy khuẩn, E. coli, trực khuẩn gây thối loét da thịt, hoại tử, các bệnh do Corynebactenum và do Actinobacilis.

- Đặc biệt chỉ định trong các bệnh:

+ Bệnh ho thở mãn tính, truyền nhiễm của lợn (suyễn lợn). + Bệnh hô hấp mãn tính của gà (CRD).

+ Bệnh viêm xoang gà tây.

+ Bệnh cạn sữa truyền nhiễm của dê, cừu.

+ Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp của dê, cừu, bê, nghé và loài ăn thịt. + Bệnh viêm ruột xuất huyết ở lợn (hồng lỵ).

+ Bệnh viêm vú do vi khuẩn gram (+) và do Mycoplasma. + Viêm tổ chức liên kế, viêm tai ngoài chó mèo.

+ Bệnh thối móng gia súc.

+ Bệnh vàng da do xoắn trùng Leptospira của lợn.

Liều lượng cho gia cầm: Pha 0,5 g trong 1 lít nước; Uống liên tục trong 3 - 5 ngày. Trộn thức ăn tỷ lệ 40 - 100 ppm (4 - 10 g/tấn).

Ở lợn và gà có thể có phản ứng nhẹ sau khi tiêm vài giờ; lợn: gây ban đỏ, ngứa, thuỷ thũng ở niêm mạc trực tràng có thể dẫn đến lòi dom. Gà: Có thể mệt lả, buồn ngủ, rối loạn phối hợp động tác...

Một phần của tài liệu nh hưởng của thuốc Tylosine trong phòng trị bênh CRD ở gà F 1 (Ri x Lương Phượng) và F (Chọi x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)