Chương 3: độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Các hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân vật thể hiện trong truyện ngắn nam cao (Trang 31 - 54)

đối thoại nội tâm

Là một nhà văn có bản lĩnh, Nam Cao đã mở ra cho mình một hướng đi

riêng với những “ cạnh sắc riêng của mình”. Bên cạnh một Nguyên Hồng đôn

hậu, một Nguyễn Công Hoan trào lộng và một Ngô Tất Tố thâm trầm mà sắc sảo, Nam Cao đã góp thêm vào dòng văn học hiện thực phê phán một phong cách mới. Đó là sự độc đáo trong kết cấu, trong xây dựng hình tượng nhân vật… và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Để miêu tả tâm lý nhân vật, nhà văn có thể sử dụng các hình thức biểu hiện khác nhau. Có thể khắc hoạ tâm trạng để từ đó nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ giằng xé bên trong, hay dựng truyện theo một kết cấu tâm lý để từ đó

tạo thành một quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật… và độc thoại

nội tâm- đối thoại nội tâm là một biện pháp quan trọng của nhà văn trong

hành trình khám phá tâm lý nhân vật.

Nam Cao là cây bút có nhiều đóng góp trong việc miêu tả lời thoại nội tâm, đặc biệt là trong sự tiếp thu một cách sáng tạo, chắt lọc phương pháp

“dòng ý thức” ( dòng tâm tư) của văn học phương Tây. Nó có thể giúp cho

nhà văn có thể đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật (cho dù người nông dân hay trí thức tiểu tư sản ) để cho nhân vật tự đối diện với chính mình, tự phơi bày và tự bộc lộ.

3.1. Độc thoại nội tâm

Theo “ từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sửu, Nguyễn Khắc Phi – NXB ĐHQG HN 1997 : Độc thoại NT là “ lời

tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”.

Cuốn “ Những vấn đề thi pháp của truyện” tác giả Nguyễn Thái Hoà NXBGD 2000 cho rằng: “ Thực ra Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối

thoại của nhân vật, trong đó người đối thoại cũng chính là mình, nói cách khác đó là một sự phân thân: mình nói chuyện với mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe và nói lại bằng một giọng khác, một suy nghĩ khác”.

Như vậy khái niệm Độc thoại NTđã được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu. Mỗi tác giả có một cách nói riêng về nó. Nhưng tất cả các tác giả đều khẳng định: độc thoại NT là lời nói sâu kín bên trong tâm hồn nhân vật tự nói

với chính mình từ đó bộc lộ những suy nghĩ thầm kín trong tâm hồn.

độc thoại NT khiến nhân vật trong tác phẩm hiện lên chân thực và sinh động. Nhân vật như đang tồn tại giữa cuộc đời với nhiều vấn đề phức tạp của

cuộc sống, do đó luôn phải ý thức, trăn trở, suy nghĩ.

3.1.1. Tiêu chí xác định Độc thoại nội tâm

Trong tác phẩm văn học độc thoại NTcủa nhân vật cũng là một hình

thức đối thoại, tức là tự đối thoại với mình. Đối thoại với cái “tôi”. Nhân vật trong những tình huống đặc biệt nào đó khi “ đứng ở ngã ba đường”, không có

người đối thoại, họ phải tự làm phép phân thân, phải lộn trái mình, mình đặt

mình vào nhân vật giả tưởng để cân nhắc, phê phán, tranh luận độc thoại NT là một phương tiện đào sâu thế giới bên trong của nhân vật, giúp người đọc

người nghe có thể hiểu được “bản chất” của nhân vật một cách đầy đủ nhất. Trong bài viết “Những đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết” Giáo sư Phan Cự Đệ đã định nghĩa về Độc thoại NT như sau: “ Độc thoại nội tâm là

vào nhân vật một cách kín đáo, nó tổng hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong tự sự”.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi xác định Độc thoại NT dựa vào

những tiêu chí sau:

Thứ nhất, trong Độc thoại NT thì người nói (người tham gia) hội thoại,

đồng thời cũng chính là người nghe (của anh ta). Còn trong hội thoại thực tế thì người nói SP1 và người nghe SP2 là hoàn toàn khác nhau.

Thứ hai, trong phát ngôn hay chuỗi phát ngôn của Độc thoại NT thì từ

xưng hô của người nói bao giờ cũng phải ở ngôi thứ nhất, số ít. Đồng thời ở trước, sau hoặc ở giữa phát ngôn biểu hiện Độc thoại NT không xuất hiện các động từ cảm nghĩ để dẫn phát ngôn Độc thoại NT mà xuất hiện các từ như :

tự hỏi, tự bảo, lẩm bẩm một mình… (đối với Độc thoại NT có lời dẫn).

Thứ ba, vì Độc thoại NT không còn là dòng tư duy thuần tuý, (ý nghĩ

chưa thành tiếng) mà là ý nghĩ đã “thành tiếng”, thành những phát ngôn hoàn chỉnh mang tính chất “thoại”. Vì thế nó phải ứng với một hành vi ngôn ngữ

nhất định nào đó. VD:

(1). Nhu tự hỏi rằng: “ Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế

? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì lại chẳng ai nhịn, nhường mình; còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn, nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn!...” .

(6. Tr 280)

(2). Hắn tự bảo : “ Ta đành phí một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một

số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu !”

(3). Hắn làm cái ông gì ở làng này ? Không vây cánh, không họ hàng

thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không…ờ thế mà dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc Kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng cả trong hàng huyện. Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn xuất đinh này làm được thế? Kể làm rồi chết cũng cam tâm.

(6,Tr 40) Trên đây là các đoạn Độc thoại NT của nhân vật. ở VD (1), (2) có lời dẫn, VD (3) không có lời dẫn mà nhân vật tự độc thoại. Lời độc thoại được dẫn trên đây được tạo ra bởi một loạt câu hỏi (VD (1) (3)) rồi tự trả lời của nhân vật. Tuy nhiên đây là những kiểu hỏi, trả lời trong suy nghĩ. Bởi vậy những câu hỏi ở dạng này bao giờ cũng đi kèm với những day dứt khắc khoải

của nhân vật…Cách hỏi ở đây không phải hỏi theo kết cấu “Hỏi” theo kiểu

bằng lời trực tiếp (câu hỏi lựa chọn: có/ không? câu hỏi về vật, việc, người,

cái gì, sao ? nào?...) mà là kết cấu “Hỏi” trong suy nghĩ, không thể cắt nghĩa

được vì sao lại như vậy? tại sao…? [ VD (1)]; làm cái ông gì ? [VD (3)] “ Thử

hỏi”. Rồi những câu trả lời trong Độc thoại NT không phải là những câu trả

lời trực tiếp vào câu hỏi mà như những lời tự an ủi, vỗ về, tự động viên nhân vật giúp nhân vật vượt lên hoàn cảnh của mình.

Những kiểu “ hỏi / trả lời” trong suy nghĩ dưới hình thức “độc thoại”

vì thế tất yếu phải ứng với những hành vi ngôn ngữ. Đó là những hành vi ngôn

ngữ “hỏi” ( tại sao ?... Hắn làm cái ông gì ở làng này ? Thử hỏi …?) hành vi

“chấp nhận” (ta đành phí một vài năm để kiếm tiền) ; hành vi “nhấn mạnh” (không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không…); hành

vi “khẳng định” ( ờ thế mà dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh

Trong các phát ngôn trên có đại từ xưng hô của người nói ở ngôi thứ

nhất “ ta”, ở ngôi thứ ba “ hắn”. Bên cạnh đó còn xuất hiện các động từ : “ tự

hỏi rằng, tự bảo…” [ở VD (1), (2) có lời dẫn] . Qua đó mà chúng ta có thể dễ

dàng xác định được đây là Độc thoại NTcủa nhân vật. Nhờ đó mà người đọc nắm bắt và cảm nhận được diễn biến tâm lý đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật.

3.1.2. Phân loại các hình thức Độc thoại nội tâm

Độc thoại NT trong thực tế thì cũng giống như YNNT, Độc thoại NT cũng được chia thành các kiểu nhỏ Độc thoại NTTT, Độc thoại NTTTTD, Độc thoại NTGT, Độc thoại NTGTTD, ở mỗi hình thức như vậy sẽ có những biểu hiện cụ thể hơn. Do đó, vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày ở những mục dưới đây.

3.1.2.1. Độc thoại nội tâm trực tiếp 3.1.2.1.1. Độc thoại nội tâm trực tiếp

Độc thoại NTTT là Độc thoại NT có lời dẫn VD:

(4) Hắn lắc đầu tự bảo : “ Thôi thế là hết ! Ta đã hỏng ! Ta đã hỏng đứt

rồi”

(7, Tr 11)

(5) Sau khi thằng con lão đi, lão tự bảo rằng: “ Cái vườn đó của con ta.

Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng dè xẻn mãi, mới để ra được 50 đồng bạc tậu: Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả …” Của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó chứ có phải giữ để ta ăn đâu ? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc nó có tiền cưới vợ ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn…”

(6) Hắn tự bảo : “ Cuốn tiểu thuyết của đời ta đã bắt đầu”

(6, Tr 236) Đây là những lời Độc thoại NT của nhân vật được tác giả dẫn lại trực

tiếp. Cụ thể ở ví dụ có “Hắn lắc đầu tự bảo” [ ở VD (4)] là lời dẫn, “Sau khi

thằng con đi lão tự bảo rằng” là lời dẫn [ở VD(5)] ; ở VD (6) “Hắn tự bảo”

là lời dẫn. Lời dẫn thay cho lời thoại ở đây là một câu đơn. Và trong lời dẫn có

xuất hiện các động từ “tự bảo” và các đại từ “ ta” ở ngôi thứ nhất, số ít .đó là

một trong những tiêu chí giúp ta xác định được đây là Độc thoại NTTT.

ở VD 4 lời thoại nội tâm ứng với hành vi “Than phiền” ( thôi thế là

hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!) Đó là sự day dứt, ân hận, tự dày vò

mình của nhân vật. ở VD (5) lời Độc thoại NT ứng với hành vi “khẳng định”

(cái vườn đó của con ta); hành vi “kể” ( hồi còn mồ ma mẹ nó … còn rẻ cả);

hành vi “khẳng định” (của mẹ nó tậu thì nó hưởng ) ; hành vi “ hỏi” (chứ có

phải giữ để ta ăn đâu?); hành vi “ đoán định” (nó không có tiền cưới vợ ta thêm vào với nó, nếu nó đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn); ở VD (6) ứng với hành vi “ tuyên bố” ( cuốn tiểu thuyết của đời ta đã bắt đầu).

Ngoài ra vì Độc thoại NT cũng là một dạng hành vi ở lời cho nên cũng có dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời, đóng vai trò IFIDS : hành vi “hỏi” ( có phải

…đâu?)

Số phiếu thống kê Độc thoại NTTT là 28/198 chiếm 14,1%.

3.1.2.1.2. Độc thoại nội tâm trực tiếp tự do

Cũng giống như ý nghĩ nội tâm, Độc thoại NTTTTD không bao giờ có

lời dẫn. Thường thì khi độc thoại, người nói (nhân vật) phải xưng hô bằng ngôi thứ nhất vì có ở ngôi thứ nhất thì lời dẫn mới là trực tiếp. Ngôi thứ nhất ở

đây là “tôi, mình, ta,…” do các đại từ nhân xưng đảm nhận như ở Độc thoại

NTTT. VD:

(7) Tôi khinh khỉnh ư? Tôi ngạo nghễ ư ? Tôi lèo lá quá ư? Hay trái lại tôi

khúm núm, tôi đê tiện quá. Hay là tôi thô tục. Không, không, họ không nói thế. Nhưng cái mặt tôi trông… làm sao ấy. Chao ôi! Chao ôi ! Thế thì tôi còn biết làm sao bây giờ !

(6, Tr 75)

(8) Tôi giận cha tôi quá. Sao người chẳng đặt cho tôi một cái tên gì hiểm hóc

để chẳng trùng tên ai? Nhưng sự đã chót, còn biết sao?

(6, Tr 103) Đây là lời Độc thoại NT của nhân vật được tác giả dẫn lại dưới hình thức tự do vì không có lời dẫn. Dấu hiệu để nhận biết đây chính là lời Độc

thoại NT của nhân vật là các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi ” và người

được nói tới trong “ độc thoại” này là không chỉ là “tôi” mà có ngôi thứ ba “ họ” “cha tôi”… Đó là sự tự dằn vặt của nhân vật thể hiện sự chán nản, buồn đau. Ngoài ra một dấu hiệu khác để nhận thấy đây là một “ lời thoại” thực sự

(chứ không còn là ý nghĩ thuần tuý nữa) thể hiện qua các hành vi ngôn ngữ :

hành vi ngôn ngữ “ hỏi” ( Tôi khinh khỉnh ư? Tôi ngạo nghễ ư? Tôi lèo lá quá

ư? [VD (7)] ); ( Sao người chẳng đặt cho tôi một cái tên gì hiểm hóc để chẳng trùng tên ai? Nhưng sự đã chót còn biết làm sao ? [VD(8)]; hành vi ngôn ngữ “đoán định” (hay là) ; hành vi ngôn ngữ “ khẳng định” ( không, không, họ không nói thế); hành vi ngôn ngữ “ cảm thán” (chao ôi! chao ôi! Thế thì tôi còn biết làm sao bây giờ!) bên cạnh đó lời Độc thoại NT trên còn có những

dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời IFIDS : “ư ?” “sao” (biểu thức ngữ vi “Hỏi”) ; “Cảm thán” ( chao ôi ! ); “Than phiền” ( biết làm sao!). Vì thế nên ta có thể

dễ dàng xác định đây là Độc thoại NTTTTD.

Chúng tôi thống kê được số phiếu 20/198 chiếm 10,1%.

3.1.2.2. Độc thoại nội tâm gián tiếp 3.1.2.2.1. Độc thoại nội tâm gián tiếp

Độc thoại NTGT là Độc thoại NT có lời dẫn. Dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt Độc thoại NTTT và phân loại Độc thoại NTGT là đại từ chỉ ngôi. Nếu ở Độc thoại NTTT đại từ chỉ ngôi (người độc thoại) bao giờ cũng ở ngôi

thứ nhất ( mình, ta, tôi) thì ở Độc thoại NTGT đại từ chỉ ngôi (người độc thoại) trong lời độc thoại bao giờ cũng ở ngôi thứ ba (hắn, nó). Vì ở ngôi thứ

ba thì lời dẫn mới là gián tiếp. VD:

(9) Tuy Hiền không hiểu tất cả những gì họ nói, nhưng chỉ nghe cái

giọng, nhìn dáng điệu và vẻ mặt họ trong khi nói nó cũng đoán ra rằng : mẹ nó làm một đê nhục lắm. Hai tiếng “chửa hoang” bắt đầu lọt vào trí nó. Thế nào là chửa? Chửa hoang là làm sao? Có phải cứ chửa hoang là bụng to không ? Bụng to thì xấu hổ a ? Và vì sao việc chửa hoang lại dính dáng đến bác cai Minh đến ngủ đêm nhà nó ? ừ mà chả biết có thật bác cai Minh đến ngủ nhà nó không ?

(6, Tr 498)

(10) Nhưng bỗng hắn lại hơi ngần ngại: biết đâu cái lão cáo già này nó

lại chẳng lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi ? ồ mà có thể như thế thật lắm ! Này nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay đồ vàng đồ bạc ra khoác vào cổ hắn, chần cho một trận om xương, rồi vu cho là ăn cướp thì sao? Cái thằng Bá Kiến này, già đời đục khoét còn đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế ? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, lại kêu toáng lên xem nào.

(11) Mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình,

hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn...Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn ! Bởi vì chính hắnlà một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương ! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi ! Hắn đã viết những gì ? Toàn những cái vô vị nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý thông thường quấy loãng trong một thứ văn chương bằng phẳng quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút gì mới lạ đến cho văn chương. Thế có nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa.

( 7, Tr 9) Các ví dụ trên là lời Độc thoại NTcủa nhân vật được dẫn gián tiếp. Đây

là ý nghĩ đã “thành tiếng” bởi chỉ có độc thoại mới có sự “ngần ngại ” ngờ

vực (nghĩa là tâm trạng của nhân vật đã có bức xúc và bức xúc quá, dằn vặt quá thì mới có thể bật lên thành tiếng, thành lời được). Lời Độc thoại NTở các ví dụ trên được dẫn gián tiếp vì có đại từ chỉ ngôi trong lời độc thoại ngôi thứ

ba “hắn”, “nó”.

(9) Lời dẫn của tác giả “ tuy Hiền…chí nó”. Lời độc thoại của nhân vật ở đây là một sự băn khoăn thắc mắc : (thế nào) (có phải) (thì xấu hổ à?) (vì sao)

(ừ mà chả biết) và nó ứng với hành vi ngôn ngữ “hỏi” (thế nào ?) (là làm sao ?) (có phải …không?) (vì sao?) (ừ mà chả biết…không). Và Độc thoại NT

trong lời thoại này cũng có dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời IFIDS gắn với biểu

thức ngữ vi “ hỏi” ( có phải…không?) (ừ mà chả biết…không?)

(10) Dấu hiệu nhận biết Độc thoại NT gián tiếp ở đây là đại từ ngôi thứ ba “ hắn”. Đoạn độc thoại này thể hiện sự “ ngần ngại” sự “ ngờ vực” của nhân vật “ hắn” mà cụ thể là Chí Phèo. Ngoài ra một dấu hiệu khác để nhận ra đây

Một phần của tài liệu Các hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân vật thể hiện trong truyện ngắn nam cao (Trang 31 - 54)