CÔNG TÁC VỆ SINH TRONG BỆNH VIỆN
Tại BVCR, công tác này được thực hiện thường qui, có kiểm tra, theo dõi, bao gồm các vấn đề:
− Qui trình kỹ thuật phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn
− Qui trình thu gom, lưu trữ, vận chuyển
− Vệ sinh dụng cụ sau khi công việc kết thúc
− Vận hành các trang thiết bị
− Phòng hộ nhân viên y tế
3.6. GIÁM SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN
Bệnh viện Chợ Rẫy trong những năm gần đây đã có nhiều phát triển vượt bậc với trang thiết bị kỹ thuật cao, phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại, thu hút một khối lượng đông đảo bệnh nhân đến khám và chữa bệnh. Thực trạng này nảy sinh ra nhu cầu cần thiết phải tăng cường các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nhiễm khuẩn bệnh viện vì:
− Việc ứng dụng phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện tại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện nên cần có các biện pháp chống nhiễm khuẩn chuyên sâu.
− Tình trạng quá tải bệnh nhân dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác chống nhiễm khuẩn như không gian môi trường chật hẹp làm khó thực hịên đúng việc cách ly, chống lây nhiễm chéo; dụng cụ phải kịp thời có sẵn để sử dụng ngay cho bệnh nhân, đòi hỏi quy trình khử, tiệt khuẩn đúng quy cách.
Trước thực trạng này, mục tiêu bệnh viện đặt ra là cần tổ chức công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hoàn chỉnh, triển khai các biện pháp chống nhiễm khuẩn nhằm giảm đến mức tối đa nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân cũng như cho cả nhân viên y tế; với mục đích chung nhất là nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh.
3.6.1. Tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện hay thường gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và là mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. NKBV có thể được xem như là bệnh gây ra bởi bệnh viện, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Những nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời
gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị.
Có thể ngăn ngừa NKBV qua những chương trình kiểm soát NKBV. Chương trình kiểm soát NKBV tốt đưa những chuẩn mực về chất lượng chăm sóc vào trong những thực hành lâm sàng. Kiểm soát NKBV như thế có ý nghĩa thiết thực góp phần năng cao chất lượng điều trị và nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc kiểm soát và dự phòng NKBV hiệu quả được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.
3.6.2. Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện
a) Khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện Chợ Rẫy
Nhằm quản lý tất cả các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, từ năm 2000 bệnh viện đã xây dựng một bộ khung quản lý công tác kiểm soát NKBV, bao gồm hội đồng chống nhiễm khuẩn, khoa chống nhiễm khuẩn và mạng lưới chống nhiễm khuẩn. Hội đồng nhiễm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khoa chống nhiễm khuẩn chính thức hoạt động từ đầu năm 2001. Khoa chống nhiễm khuẩn không xây dựng trên nền của đơn vị tiếp liệu thanh trùng hay một bộ phận vệ sinh mà được xây dựng từ một đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng hoạt động toàn thời gian cho công tác chống nhiễm khuẩn. Bộ phận tiệt khuẩn là một bộ phận nhánh của khoa chống nhiễm khuẩn, có hoạt động độc lập nhưng chịu sự quản lý chuyên môn của khoa chống nhiễm khuẩn.
Khoa chống nhiễm khuẩn là hạt nhân quan trọng trong hội đồng, truyền đạt các thông tin về NKBV cho hội đồng chống nhiễm khuẩn và truyền đạt các chính sách đến các khoa phòng, huấn luyện nhân viên và theo dõi việc thực hiện các hoạt động và chính sách chống nhiễm khuẩn.
Mạng lưới chống nhiễm khuẩn trải đều đến từng khoa phòng. Tại mỗi khoa phòng đều có một bác sĩ và một điều dưỡng trưởng chịu trách nhiệm về công tác chống nhiễm khuẩn tại khoa phòng mình. Các bác sĩ và điều dưỡng này đều được tập huấn về công tác kiểm soát NKBV mỗi năm hai lần.
b) Cơ cấu tổ chức
trong bệnh viện bao gồm kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa ô nhiễm, qui trình thực hành tiêt khuẩn, khử khuẩn, qui trình vệ sinh, công tác quản lý chất thải, quản lý đồ vải … để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, an toàn cho nhân viên y tế.
c) Nhiệm vụ của khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện Chợ Rẫy
Giám sát, điều tra NKBV, thông qua việc kiểm tra các khoa phòng, kiểm tra hồ sơ bệnh nhân, xem lại các kết quả vi sinh và tình hình bệnh nhân nhập viện. Thu thập và phân tích những thông tin về giám sát NKBV báo cáo cho hội đồng chống nhiễm khuẩn.
Sẵn sàng có mặt để trả lời những thắc mắc về chống nhiễm khuẩn cho các khoa phòng và phát hiện những điểm yếu hoặc không an toàn trong các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn mà các khoa phòng đang áp dụng.
Xây dựng, kiểm tra và áp dụng những chính sách và quy trình chống nhiễm khuẩn nhằm duy trì sự tuân thủ theo quy chế chống nhiễm khuẩn của các khoa phòng. Tổng kết và thông báo những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát NKBV cho tất cả nhân viên y tế có liên quan.
Xây dựng và tham gia vào chương trình giáo dục cho nhân viên y tế về phòng ngừa chuẩn, về biện pháp phòng ngừa và kiểm soát NKBV.
Theo dõi phơi nhiễm cho nghề nghiệp hay bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Triển khai những điều tra đặc biệt để phát hiện dịch trong bệnh viện, phối hợp báo cáo những bệnh có khả năng lây nhiễm của bệnh viện đến Sở Y tế hoặc Bộ Y tế. Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan trong bệnh viện như phòng kế hoạch tổng hợp, phòng điều dưỡng, vi sinh.
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BẢO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐẾN NĂM 2020
4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
4.1.1. Nhận xét tình hình phần loại
Thực tế khảô sát tại bệnh viện cho thấy: công tác phần lôại chất thải y tế bệnh viện đã đúng quy cách, khôngô nhiễm, không bốc mùi hội. Tuy nhiện, còn nhưng tồn tại chính trong việc thực hiện công tác quản lý chất thải tại bệnh viện:
− Một số bệnh phẩm chữa được phần loại đúng theo từng chủng lôại, có khi bỏ lẩn rác y tế trong rác sinh hoạt ảnh hướng đến môi trường.
− Do thiếu kinh phí nên thùng rảc tại các khóa, phòng còn thiếu và không đồng bộ gây khó khăn cho bệnh nhân vả thân nhân trong việc phần lôại chất thải.
− Ngoài ra, trong khi đi tiêm chích, điều dưỡng thường không mang theo bao rảc y tế vả họp đựng vật sắc nhọn nên không thực hiện đựơc phần loại rác ngay tại xe tiêm.
− Nhận thực của quần chúng trong việc quản lý chất thải chữacao. Bệnh nhân vả thân nhân chữa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định.
4.1.2. Nhận xét tình hình thugom - vận chuyển
Thu gom:
− Tuy đã đựơc lấy ba lần trong ngảy nhưng rác vẫn còn ứ động lại nhiều tại các khóa.
− Do diện tích hạn chế, khu gom rác tại các khóa phòngkhông cách xa khu vực bệnh nhân và nơi lảm việc.
− Nhân viên của các công ty làm sạch thường để chất thải vượt qúa vạch quy định của túi đựng rác mới đến thu gom. Bên cạnh đó, các nhân viên của các công ty làm sạch khi thugom chất thải từ nơi phát sinh vê nơi tập trùngrác thải của khóađói lúc lấy rácvào giờ bệnh nhân ăn, và giờ làm chuyển môn của các nhân viên y tế.
− Thực tế hiện nay là nhiều khi nhân viên thu gom chưa ý caotrong việc mang bảo hộ lao động, không chịu mang khẩu trang, thiết bị bảo hộ lao động do họ cảm thấy vướng víu, khó thở khi thao tác thu gom.
− Xe lấy rác y tế hiện tại còn thiếu. Ngoài ra, xe lấy rác thường được để đầy ắp rác nên dù xe có nắp nhưng ít khi được đậy kín.
4.1.3. Nhận xét tình hình lưu trữ
− Nhân viên của các công ty làm sạch khi ép các baôchữa chất thảivào thùng chữathườngép rất mạnh. Việc làm đó dễ làm các bao chứa chất thải bị bể, đôi lúc còn gây ra nhiều ngủy hiểm nếu bao chứa chất thải làrác y tế nguy hiểm bị bể.
− Hiện nay, công tác lưu trữ chất thải tại bệnh viện đã được thực hiện tốt, đãp ứng được các tiêuchủẩn cơ bản vềantoàn vệ sinh như:
+ Thực hiển lưu chứa rác y tế tách riêng với rác sinh hoạt.
+ Đảm bảo nhiệt độ ổn định (190C) cho việc lưu trữ rác nhờ trang bị máy lạnh cho nhà lưu chứa.
+ Thực hiện định kỳcông tác kiểm tra bằng các kỹthuật phù hợp.
4.2. DỰ BẢO TẢI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐẾN NĂM 2020
Bố trí khoảng cách lý hợp lý giữanhà lưuchữa với khu vực khám bệnh. Khi xã hội phát triển thì việc đầu tư cho khám chữa bệnh của nhân dân sẽ tăng theo. Trong những năm vừa qua số giường bệnh của bệnh viện tuy tăng trưởng nhưng không đều, theo nhận định của tác giả thì tỷ lệ số gường bệnh này sẽ tăng trưởng vàonhưng năm tiếp theo và tỷ lệ tăng sẽ cao hơn nhưng năm trước. Nhưng năm tiếp theo sẽ phát triển mạnh và đầu từ hiện đại trạng thiết bị, dự báo đến năm 2020 số giường bệnh tăng khóảng 30% (2216 giường bệnh). Đồng thời hệ số phát thải cũng sẽ tăng theothu nhập bình quân của người dân. Cùng với sự phát triển kinh tế việc đầu từcho khám chữa bệnh cũng tăng theo, do đó lượng chất thải tính theo giường bệnh cũng sẽ tăng theo. Một sốcông trình nghiên cứu đã đưa ra nhận định chung, cho rằng hệ số phát thải chất thải rắn y tế nước ta vào năm 2020 sẽ tăng 1,25 lần sô với hiện này. Thếô hệ số này thì ước tính lượng chất thải rắn y tếvào năm 2020 trên địa băn bệnh viện Chợ Rẫy là: 2216*0.6 kg/giường bệnh/ngày*1.25 = 1662 kg/ngày.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Rác y tế lá rác thải nguy hại nên nhân viên vệ sinh làm việc trongquá trình thu gom - vận chuyển và xư lý rác y tế tại bệnh viện thường gặp nguy hiểm về vấn để sức khỏe và nguy cơ lây nhiễm cao. Do vậy việc làm đúng qui trình và nghiêm túc trong trạngphục bảo hộ lao động là bắt buộc và là điều kiện tiên quyết trong bệnh viện. Công tác phân loại, thugomvàvậnchuyển chất thải tại nguồn tương đối tốt, đúngtheo quy định của Bộ Y tế.
Ý thức trách nhiệm của hầu hết nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện thực hiện tương đối tốt và làm đúng theo quy định trong bệnh viện.
Sự kết hơp chặt chẽ giữa Trưởng Ban Môi trường với các khoa, phòngtrong việc giải quyết chất thải bệnh viện một cách đồng bộ, làm cho chất lương vệ sinh bệnh viện ngày được nâng cao.
Mặc khác, vấn đề dịch bệnh ngày càng gia tăng, môi trương sống luôn bị đe doạ, ô nhiễm môi trường không chỉ riêng là nổi lo âu đối với ngành y tế mà còn ảnh hưởng đến phát triện kinh tế toàn xã hội.
Ô nhiễm môi trường bệnh viện là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện, ảnh hưởng đến việc chăm sóc người bệnh, bệnh nghề nghiệp tăng cao, lá điều kiện cho các nhóm vi khuẩn đa kháng phát triễn, sống cộng sinh trong môi trường bệnh viện. Do đó, việc giữ cho bệnh viện sạch, đẹp, vệ sinh an toàn là mục tiêu đầu của bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và của ngành Y tế nói chung.
Môi trường bệnh viện sạch đẹp sẽ mang lại ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân đến khám chữa bệnh màcòn thể hiện nếp sống văn hóa và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ bệnh viện.
chung quanh bệnh viện.
Làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong đó công tác quản lý chất thải được chú trọng sẽ giúp cho việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân đạt kết quả tốt.
Nâng cao các chuẩn mực vệ sinh nhằm đem lại hiệu quả cao trong khi ứng dụngcông nghệ kỹ thuật cao.
5.2. KIẾN NGHỊ
− Đầu tư xây dựng thêm khu điều trị cho bệnh nhân tại BVCR. − Cần thực hiện sớm giải pháp xử lý rác theo hình thức đã đưa ra. − Cần trang bị thêm các dụng cụ thu gom , vận chuyển rác y tế. − Cần có cán bộ chuyên trách cho lĩnh vưc môi trường tại BVCR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu liên tục. Quản lý chất thải y tế dành cho cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế.
[2]. Luận văn chất thải rắn bệnh viện
[3]. Quyết định 43/2007-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế [4]. Nghị định 59/2007/ NĐ-CP về quản lý chất thải rắn