Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI vào lớp 10 môn NGỮ văn (Trang 62 - 64)

- Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện, loài chim của mùa xuân.

1.Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười

- Hình dung đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững đầu tiên trong sự chờ đón, vui mừng của cha mẹ.

- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự thương yêu, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

- Diễn tả sự trưởng thành của con trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát.

- Hình ảnh thơ vừa gợi công việc lao động cụ thể qua việc miêu tả được chất thơ của cuộc sống lao động hồn nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ (cài, ken) đi kèm với các danh từ (nan hoa - câu hát) tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, diễn tả tuy mộc mạc mà gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con từng ngày lớn lên.

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Vẫn bằng cách miêu tả mộc mạc, gợi cảm giác mạnhmẽ, tác giả đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống.

2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong muốn của người cha đối với con

Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn.

- Yêu tha thiết quê hương:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói.

- Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt:

Sống như sông, như suối. Người đồng mình thô sơ da thịt.

- Mạnh mẽ giàu chí khí - niềm tin:

Người đồng mình tự đập đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục.

Tóm lại, cách nói của người dân miền núi diễn đạt vừa cụ thể (ví von so sánh cũng cụ thể có lúc như mơ hồ, đằng sau cái diễn đạt có lúc như mơ hồ lại là sự chính xác hợp lý), sức gợi cảm đặc biệt bộc lộ nội dung đặc sắc:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục.

Qua cách viết cách nói ấy ta thấy được niềm tự hào của người cha khi nói với con về quê hương mình

“Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng máy ai nhỏ bé đâu con”.

- Từ việc diễn tả “người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình, đồng thời mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

Hình ảnh thở vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể, thể hiện cách nói đặc trưng của đồng bào miền núi.

- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.

2. Nội dung

Qua lời người cha nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi - gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

--- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: Ngµy d¹y:

MÂY VÀ SÓNG(Ra-bin-dra-nát Ta-go) (Ra-bin-dra-nát Ta-go) I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm

* Tác giả: Ta-go (1861-1941)

- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ.

- Sinh ra ở Can cút ta (Ben-gan), làm thơ rất sớm, từng du học nhiều nước.

- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ (52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn), được nhận giải thưởng Nô-ben (1913).

- Thơ của ông đa dạng về nội dung hình thức, thể hiện sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc.

+ Tinh thần nhân văn cao cả, tính chất trữ tình, triết lý nồng đượm.

+ Thơ của ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

* Tác phẩm: “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915.

2. Đọc 3. Bố cục

2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em tưởng tượng ra.

- Phần 2 (còn lại): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của sóng và trò chơi do em tự sáng tạo ra.

II. Đọc - hiểu văn bản

Từ “Mẹ ơi” đứng ở đầu đoạn 1 mà không đứng ở đầu đonaj 2 sẽ làm nổi bật hơn đối tượng đối tượng đối thoại, cũng là đối tượng bieru cảm của em bé là mẹ, mặc dù mẹ không xuất hiện, không phát ngôn - em bé thể hiện tình cảm của mình 1 cách tự nhiên, liền mạch (xét về cấu trúc đối xứng giữa 2 phần) có thể xem đây là hai lượt thoại, do đó lần thứ hai của em bé chứ không phải lần thứ hai trong bố cục tácphaarm.

Thêm một từ “mẹ ơi” ở đầu đoạn hai là không cần thiết - sự thổ lộ ở đây là thổ lộ trong tình huống có thử thách, do đó phải có 2 phần - có phần hai thì tình thương mẹ của bé mới được bộc lộ trọn vẹn.

Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, cả hai phần đều có trình tự tường thuật: - Thuật lại lời rủ rê.

- Thuật lại lời từ chối.

- Nêu trò chơi do em bé sáng tạo.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI vào lớp 10 môn NGỮ văn (Trang 62 - 64)