Có gì khác nếu trong trường hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì sao?

Một phần của tài liệu Bài tập PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 27 - 30)

Hêrôin? Vì sao?

Trả lời:

T đủ 14 tuổi, theo luật hình sự 1999 tội của T rơi vào khoản 4 điều 194 =>tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tàng trữ 750g heroin) => phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ,vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (điều 12 BLHS).

Hình phạt có thể bị phạt ko quá 12 năm tù nếu điều luật quy định tù chung thân hoặc tử hình,nếu là hình phạt có thời hạn thì mức phạt ko quá 1/2

Có vì khi này tội của T rơi vào khoản 1 điều 194 (tội phạm nghiêm trọng) => ko phải chịu trách nhiệm hình sự (theo điều 12 BLHS).

Câu 9: Đang chạy trên đường quốc lộ dọc theo đường sắt, Phạm Văn T là lái xe của công ty cổ phần Minh Đức nhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều và chạy giữa hai đường ray tàu hỏa, dường như không nghe thấy những tiếng quát gọi của rất nhiều người. Trong khi đó, đoàn tàu S2 đang đến rất gần và một vụ tai nạn tưởng như chắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao vào và kịp đẩy mạnh hai đứa trẻ bật ra khỏi đường ray, đúng lúc đoàn tàu vùn vụt lao qua. Thoát chết, nhưng một cháu bị gẫy tay phải, còn cháu kia bị gẫy chân trái. Trong trường hợp gây ra thương tích cho người khác như vậy, hành động của lái xe Phạm Văn T có được coi là tình thế cấp thiết để được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?

Trả lời:

Có vì theo Điều 16. Tình thế cấp thiết

“1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc

của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Vì 2 em nhỏ chỉ bị gãy chân và tay nên có thể coi thiệt hại là nhỏ hơn việc có thể mất mạng vì thế theo khoản 1 thì T được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Câu 10: A (17 tuổi), B (20 tuổi) biết C 18 tuổi) không biết uống rượu nên rủ C đi nhậu. Do C không uống rượu nên bị A và B trói lại và đổ rượu vào mồm, sau đó cả 3 đều bị say không thể làm chủ được hành vi của mình. Thấy anh M (trước đó có hiềm khích với B) đi qua A, B cởi trói cho C và cả ba đã xông vào đánh tập thể anh M gây thường tích 19%. Hỏi A,B,C có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

Trả lời :

A – chưa thành niên; B,C - thành niên

A,B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt giữ người trái pháp luật theo điều 157 BLHS 2015 và tội cố ý gây thương tích ,tổn hại sức khỏe cho người khác theo điều 134,140 BLHS 2015.

C ko phải chịu TNHS vì ko tự đặt mình vào trạng thái say -> ko có lỗi ->loại trừ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi theo điều 22 BLHS 2015.

Câu 1 1: CQNN nhận được đơn phản ánh của một số người tiêu dùng về việc sau khi sử dụng hoa quả mua tại cửa hàng H (có đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh Quận K, thành phố Hà Nội cấp) đã bị ngộ độc sau khi sử dụng làm 10 người phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Những người này đã được xuất viện sau 24 giờ điều trị. Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đã bán hàng cho những người này. Qua điều tra và xét nghiệm tại chỗ, các cơ quan chuyên môn kết luận: Nguyên nhân của vụ ngộ độc là do số hoa quả trên đã được chủ cửa hàng tẩm chất bảo quản thực phẩm có chứa một hàm lượng độc tố đã bị cấm sử dụng.

a. Hành vi của chủ cửa hàng H có phải vi phạm pháp luật không? Loại gì? Vìsao? sao?

b. Nếu hành vi trên là VPPL thì Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền xử lývi phạm pháp luật này? Vì sao? vi phạm pháp luật này? Vì sao?

c. Theo quy định của PL xử lý vi phạm hành chính thì chủ cửa hàng hoa quảcó thể bị áp dụng những hình thức xử lý như thế nào? Vì sao? có thể bị áp dụng những hình thức xử lý như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

a. Hành vi của chủ của hàng là vi phạm pháp luật. Loại: vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật hình sự lỗi cố ý gián tiếp vì chủ cửa hàng H đã tẩm chất bảo quản thực phẩm có chứa một hàm lượng độc tố đã bị cấm sử dụng, như vậy chủ của hàng đã thấy trước được hậu quả xảy ra là có thể bị ngộ độc thực phẩm hay vấn đề sức khỏe người tiêu dùng tuy nhiên không mong muốn hậu quả xảy ra.

b. Hành vi trên là vi phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền xử phạt là kiểm sát viên thị trường hoặc đội trường Đội quản lý thị trường tùy theo mức độ vi phạm vi hành vi vi phạm của chủ cửa hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

c. Theo quy định xử lý vi phạm hành chính thì chủ cửa hàng sẽ bị cảnh cáo về hành vi tẩm hóa chất cấm theo điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, phạt tiền theo khoản 1 điều 23 và khoản 3 điều 24 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đồng thời có hình phạt bổ sung là tịch thu lại số hoa quả bị tẩm hóa chất cấm để xử lý tránh trường hợp cửa hàng tái phạm khiến những người khác bị ngộ độc.

Câu 1 2: Trong khi thi hành nhiệm vụ chiến sĩ cảnh sát đó phát hiện Nguyễn Văn H điều khiển phương tiện giao thông vô ý đi vào đường cấm.

a. Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hànhchính, nêu căn cứ pháp lý? chính, nêu căn cứ pháp lý?

b. Giả sử H khi đó 17 tuổi, điều khiển xe Dream thì H phải chịu tráchnhiệm hành chính với những hình thức xử lý như thế nào? Giải thích vì sao? nhiệm hành chính với những hình thức xử lý như thế nào? Giải thích vì sao?

Trả lời:

a. Các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính là:

- H vô ý đi vào đường cấm trong tình thế cấp thiết ví dụ như đưa người bệnh đến bệnh viện, đưa người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện,…

- H vô ý đi vào đường cấm do phòng vệ chính đáng như truy đuổi, đuổi bắt, đe dọa dùng vũ lực,…

- H vô ý đi vào đường cấm khi H không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi bị xử lý vi phạm hành chính

b. Giả sử khi đó H 17 tuổi, theo khoản 1 điều 5 Luật xử lý VPHC 2012, H bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính. H phải chịu cảnh cáo và phạt tiền vì vi phạm luật giao thông do đi vào đường cấm.

Câu 1 3: Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty Đại Lợi đã vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường: xả nước thải không qua xử lí ra ngoài môi trường , làm ô nhiễm nguồn nước khiến các hộ gia đình trồng rau màu và nuôi thả cá ở khu vực quanh nơi sản xuất của công ty Đại Lợi bị thiệt hại.

Hãy cho biết trong trường hợp này: công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?

Trả lời:

Công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu các loại trách nhiệm đó là trách nhiệm hình sự vi phạm xả nước thải ra môi trường theo điều 235 BLHS 2015, trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Bài tập PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w