Thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của một số giống lúa chất lượng mới tại khu vực tiên du bắc ninh (Trang 39 - 43)

Thời gian sinh trưởng của lúa được tính từ khi gieo mạ đến khi lúa chín thu hoạch được (85% số bông chín hoàn toàn). Thời gian sinh trưởng được chia làm hai giai đoạn: thời gian mạ và thời gian trên đồng ruộng.

Một chu kỳ phát triển của cây lúa gồm ba thời kỳ, mỗi thời kỳ cây lúa biến đổi cả về chất và lượng. Ba thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là:

- Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: cây lúa hình thành nhánh lá và một phần thân.

- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: cây lúa hình thành hoa, tập hợp thành các bông lúa. Thời kỳ này cần đặc biệt quan tâm chăm sóc cây lúa, nếu chăm sóc tốt số bông hữu hiệu được hình thành nhiều và tỷ lệ hạt chắc sẽ cao.

- Thời kỳ hình thành hạt và chín: hoa lúa được thụ phấn và thụ tinh, tích luỹ tinh bột và các chất dinh dưỡng phát triển hoàn thiện thành hạt. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau tuỳ loài.

Qua nghiên cứu chúng tôi thu được TGST của các dòng lúa đột biến từ giống lúa CL 9 như sau:

Bảng 3.10. Thời gian sinh trưởng của các dòng đột biến từ giống lúa CL 9

Dòng CL 9 Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số 7 Số 8 Số 9

136 139 139 135 134 139 138 137 136 138 140 130 132 134 136 138 140 CL 9 Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số 7 Số 8 Số 9

Biểu đồ 3.10: Thời gian sinh trưởng của các dòng đột biến từ giống lúa CL 9

Trong các dòng được khảo sát thì dòng có TGST dài nhất là Số 9 và Số 6 (123 ngày), dòng có TGST ngắn nhất là Số 5 (118 ngày), các dòng có thời gian sinh trưởng cách nhau 1 – 7 ngày.

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

- Khả năng đẻ nhánh: ở mức trung bình. Dòng có khả năng đẻ nhánh cao nhất là Số 3 (9,3 ± 0,95 dảnh), dòng có khả năng đẻ nhánh thấp nhất là dòng Số 1 (7,7 ± 0,46 dảnh).

- Chiều cao cây: các dòng đều ở mức bán lùn. Dòng có chiều cao lớn nhất là Số 8 (106,0 ± 1,47 cm), dòng có chiều cao nhỏ nhất là Số 9 (91,7 ± 0,95cm).

- Chiều dài lá đòng: chủ yếu ở mức ngắn và trung bình. Dòng có lá đòng dài nhất là Số 6 (34.7 ± 1,20 cm), dòng có lá đòng ngắn nhất là Số 7 (21,7± 0,42 cm). Chiều rộng lá đòng: các dòng có chiều rộng ở mức trung bình. Dòng có chiều rộng lá đòng lớn nhất là dòng Số 4 (1,82 ± 0,05cm), dòng có chiều rộng lá đòng nhỏ nhất là Số 7 (1,49 ± 0,04mm).

- Chiều dài bông: các dòng có chiều dài bông ở mức trung bình. Chiều dài bông dài nhất là Số 8 (24,7 ± 0,42cm), chiều dài bông ngắn nhất là Số 9 (21,80 ±0,26 cm).

- Số bông/khóm: hầu hết các dòng ở mức trung bình. Dòng có số bông nhiều nhất là Số 4 (6,45 ± 0,17 bông/khóm), dòng có số bông ít nhất là Số 6 (4,52 ± 0,12 bông/khóm). Các dòng hầu hết đều có tỷ lệ bông hữu hiệu cao.tuy nhiên nó có thể tăng hoặc giảm so với lý thuyết 5 – 20% do tác động của ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc.

- Số hạt chắc/bông: dòng có số hạt chắc/bông cao nhất là Số 9 (123, 4 ± 2,98 hạt), dòng có số hạt chắc/bông ít nhất là Số 3 (116,1± 17,68 hạt). Dòng Số 3 cho tỷ lệ hạt chắc/bông cao nhất (93,42%) còn dòng Số 1 cho tỷ lệ thấp nhất (87,21%). Nhìn chung các dòng cho số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc/bông là không đồng đều nhau.

- P1000 hạt: 24,36 – 26,31gr. NSLT: dòng Số 4 cho năng suất lý thuyết cao nhất (8,25 tấn/ha), dòng Số 7 cho năng suất lý thuyết thấp nhất (5,34 tấn/ha). Tuy nhiên thực tế năng suất có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. - Đặc điểm chất lượng hạt:

+ Chiều dài hạt gạo: dòng có chiều dài hạt lớn nhất là Số 7 (6,7 ± 0,19 mm), dòng có chiều dài hạt nhỏ nhất là CL 9 (5,8 ± 0,12 mm). Các dòng có hệ số biến động nằm ở mức không đáng kể (CV% < 10).

+ Chiều rộng hạt gạo: dòng có chiều rộng lớn nhất là Số 6 (2,7 ± 0,12 mm), dòng có chiều rộng nhỏ nhất là Số 5 và CL 9 (2,2 ± 0,12mm). Hệ số biến động nằm ở mức trung bình.

+ Tỷ lệ D/R: Các dòng trên đều có hình dạng hạt gạo ở mức trung bình (2,34 – 2,95).

- Thời gian sinh trưởng: từ 134 – 143 ngày ở vụ Đông Xuân 2010.

4.2. Kiến nghị

Dòng Số 4 và dòng Số 8 có khả năng cho năng suất cao nên cần tiếp tục theo dõi, khảo sát ở các vụ tiếp theo. Các dòng còn lại cần chọn ra những dòng có khả năng cho năng suất cao, chống chịu tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của một số giống lúa chất lượng mới tại khu vực tiên du bắc ninh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)