Chủ động nguồn nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nuôi cá nước ngọt ở xã tân hương ninh giang hải dương một vài giải pháp nâng cao năng suất cá nuôi (Trang 25 - 30)

4. Điểm mới của đề tài

3.3.8. Chủ động nguồn nước

Nguồn nước sạch, dồi dào sẽ đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt của các loài cá. Lượng nước dồi dào đảm bảo độ sâu, tăng thể tích ao nuôi cá nên sẽ góp phần ổn định các yếu tố sinh thái như: nhiệt độ, pH, độ đục, nồng độ oxi… Vậy trong quá trình nuôi cá cần đảm bảo lượng nước dồi dào cho ao nuôi là điều rất quan trọng [1]. Để khắc phục tình trạng trên cần xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước về ao hoặc sử dụng máy bơm để bơm nước vào ao nuôi cung cấp cho ao để nuôi cá. Như vậy ta sẽ chủ động lấy nước vào ao mà không còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nữa.

Nguồn nước lấy vào ao phải đảm bảo là nước sạch, không bị ô nhiễm, không màu sắc, không mùi vị để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cá được tốt và tránh sự ảnh hưởng của dịch bệnh [6].

21

3.3.9. Quản lý ao nuôi

Hàng ngày vào buổi sáng sớm phải kiểm tra quan sát ao, phát hiện các hiện tượng bất thường để kịp thời có giải pháp khắc phục [1], [2], [3]:

- Nếu gặp hiện tượng cá nổi đầu do thiếu oxi cần xử lý gấp như sau: + Cấp thêm nước vào ao nếu có điều kiện, nếu cá bị ngạt quá nặng, phải thay nước sạch hoàn toàn

+ Té nhẹ nhàng một góc ao nào đó trên bề mặt. + Ngừng ngay việc bón phân và vôi vào ao.

+ Nếu nuôi theo kiểu công nghiệp thì cần cho máy đập nước hoạt động, thời điểm cho máy hoạt động từ 20 giờ hôm trước đến 10 giờ hôm sau.

- Nếu gặp hiện tượng nước trong ao bị giảm sút phải xem xét bờ cống tìm chỗ rò rỉ để xử lý, rồi cấp thêm nước vào ao đúng qui định.

- Thường xuyên dọn cỏ, vớt bèo, phát quang bờ ao, nếu bờ hư hỏng, sạt lở phải kịp thời tu sửa trước mùa mưa.

- Kiểm tra màu sắc nước trong ao: trong quá trình nuôi tốt nhất là để nước có màu xanh nõn chuối (màu tảo phát triển hợp lý). Nếu màu chưa xanh có thể bón phân để thúc đẩy tảo lam và tảo lục phát triển, nếu màu quá xanh có thể giảm lượng phân bón.

- Kiểm tra độ đục của nước: nếu nước quá trong, có nghĩa là ao nuôi nghèo chất dinh dưỡng, còn nếu quá đục làm ánh sáng cung cấp cho quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh ở tầng giữa và tầng đáy bị ảnh hưởng; đồng thời làm giảm quá trình hòa tan của oxi trong không khí vào nước và gây bất lợi cho quá trình vận động và săn bắt mồi của cá. Có thể kiểm tra độ đục của nước bằng dụng cụ đo (đĩa sec xi) hoặc kiểm tra bằng kinh nghiệm mắt thường, nếu độ trong của ao nhỏ hơn 15 cm thì ao có đục, nếu độ trong của ao lớn hơn 25 cm là quá trong.

- Kiểm tra mùi nước: nếu nước có mùi tanh hôi thì chứng tỏ vi khuẩn phát triển, nếu nước có mùi trứng thối thì chứng tỏ chất hữu cơ phân hủy

22

không hoàn toàn tạo nhiều H2S, những mùi bất thường này đều không tốt cho cá nuôi, vì vậy khi thấy nước bốc mùi nặng phải tiến hành thay nước ngay.

- Kiểm tra độ pH của nước: pH là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, pH đóng vai trò ổn định môi trường. Nếu pH thích hợp thì cá sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, nếu pH quá phạm vi cho phép sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, thậm chí có thể gây chết hàng loạt. Kiểm tra pH của nước thông thường bằng giấy quì tím, khi pH quá cao (>9) phải bón ngay các loại phân đạm chứa H+ như NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4… hoặc hòa phèn chua té đều khắp ao. Nếu pH quá thấp (<6) cần dùng nước vôi trong hoặc vôi bột rắc đều khắp ao.

- Thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cá: nếu thấy cá sinh trưởng và phát triển kém hay có dấu hiệu dịch bệnh cần tìm nguyên nhân để khắc phục.

3.3.10. Đánh tỉa thả bù

Để nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi thì một biện pháp kĩ thuật quan trọng cần áp dụng đó là biện pháp đánh tỉa thả bù. Cá nuôi chỉ sinh trưởng và phát triển nhanh ở một giai đoạn nhất định khi đã qua mức độ đó thì tốc độ sinh trưởng chậm hơn; mặt khác lượng thức ăn đòi hỏi lớn. Khi nuôi cá ta chỉ nên nuôi đến một tiêu chuẩn khối lượng nhất định khi đó sẽ cho năng suất và thu nhập cao nhất. Do đó, việc đánh tỉa bớt các cá thịt đã đủ tiêu chuẩn sau đó thả bù cá giống vào là một biện pháp kĩ thuật quan trọng để tăng thu nhập cho người nuôi cá. Có các hình thức đánh tỉa thả bù:

- Thả giống ở thời vụ cố định sau 4-5 tháng nuôi đánh tỉa dần cá lớn đã đủ tiêu chuẩn thịt. Sau 7-10 tháng đánh tỉa lần 2, lần 3 cuối năm thu hoạch tổng thể.

- Đánh tỉa lần nào thì thả bù lần ấy, sau khi thả giống 4-5 tháng đánh tỉa một lần rồi thả bù giống, sau đó cứ một lần đánh tỉa thì thả bù giống lần đó.

23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở xã Tân Hương, Ninh Giang, Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt. Ngoài điều kiện tự nhiên ra, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi do nhu cầu về nguồn thực phẩm này rất lớn trong nhân dân, do đó có thể nói nuôi cá nước ngọt là một nghề chăn nuôi đầy tiềm năng. Bởi vậy cần được mở rộng và phát triển vì nó vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên vừa tận dụng lao động nhàn rỗi của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, việc nuôi thả cá ở các địa điểm nghiên cứu nói trên còn nhiều hạn chế và tồn tại, tình trạng nuôi thả còn tự phát, truyền thống, thiếu khoa học kĩ thuật làm năng suất cá còn thấp và chưa ổn định, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng, tình trạng bệnh tật của cá khá phổ biến. Vì vậy, năng suất và sản lượng cá còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó cần phải nhanh chóng cải tiến hình thức nuôi cá.

Trong đề tài này, tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm mục đích khắc phục những hạn chế, tồn tại ở các địa điểm nuôi thả cá ở địa điểm nghiên cứu, tận dụng tối đa nguồn lợi tự nhiên, nguồn lao động nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi cá.

Nhưng việc áp dụng các giải pháp của đề tài để nuôi thả cá cần linh hoạt, sáng tạo. Tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm ao nuôi, cơ sở vật chất và vốn… mà áp dụng một số giải pháp hoặc toàn bộ giải pháp để đảm bảo tối đa chi phí, tăng hiệu quả thu nhập.

24

2. Kiến nghị

Khi nghiên cứu thực trạng nuôi thả cá của các hộ nuôi cá ở các địa điểm nghiên cứu bước đầu tôi đã rút ra được một số giải pháp nhằm tăng năng suất đàn cá. Tuy nhiên, để có thể đem lại hiệu quả sâu sắc và thiết thực hơn cho các hộ nuôi cá tôi kiến nghị:

1. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để bổ sung thêm giải pháp, mở rộng địa điểm nghiên cứu, thực hiện quá trình nuôi thử nghiệm để đánh giá chính xác hơn.

2. Các Phòng, Sở khuyến nông, các cấp trong tỉnh, thành phố cần tăng cường chính sách hỗ trợ vốn, mở các lớp tập huấn ngắn hạn để chuyển giao kĩ thuật tới từng hộ nuôi cá.

3. Thành lập hội những người nuôi cá để trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau về vốn, kĩ thuật, con giống…

4. Phối hợp các cơ quan ban ngành kiện toàn hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước dồi dào cho ao nuôi cá.

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thanh Bình (2002), Thủy hóa, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Thị Hà (2000), Bệnh ở động vật thủy sản, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Văn Thắng (2000), Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

4.Lê Văn Thắng (2000), Kỹ thuật nuôi đặc sản, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Văn Thắng (2001), Dinh dưỡng và thức ăn cho các tôm, Nxb Nông Nghiệp.

6.Lê Văn Thắng (2002), Kỹ thuật nuôi cá thịt, Nxb Giao thông vận tải.

7. Nguyễn Văn Việt (2002), Kỹ thuật sản xuất cá giống, Nxb Giao thông vận tải.

8. Địa chính xã Tân Hương, Ninh Giang, Hải Dương (2009), Báo cáo kiểm kê tình hình đất đai 2009, Hải Dương.

9. http://www.hce.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nuôi cá nước ngọt ở xã tân hương ninh giang hải dương một vài giải pháp nâng cao năng suất cá nuôi (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)