Đặc điểm sinh học và sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống loài nưa krausei (amorphophallus krausei engl ) bằng phương pháp nuôi cấy mô (Trang 28 - 29)

Chu kì sống của Nƣa đƣợc chia thành 2 pha: pha ngủ nghỉ kéo dài từ 5- 6 tháng và pha sinh trƣởng, phát triển từ 6 - 7 tháng.

Ở pha sinh trƣởng phát triển, khi trồng vào mùa vụ thích hợp, tức là giai đoạn ngủ nghỉ đã kết thúc, chồi nhanh chóng hình thành và phát triển. Thời gian đầu, chồi non đƣợc bao bọc hoàn toàn bởi lá vảy (cataphyll) có dạng hình mũi mác, lá vảy này gia tăng kích thƣớc cùng với kích thƣớc của chồi và

29

lá thật bên trong. Sau một thời gian do sự phát triển của lá, phần lá vảy bao bọc này sẽ dần tàn úa, lá thật bắt đầu gia tăng kích thƣớc về chiều cao, đƣờng kính cuống lá, tán lá, và tích lũy vật chất để hình thành củ…[32]. Khi nƣa đạt đến 4 năm tuổi thì từ củ có thể ra hoa.

Sau khi hình thành hoa, quá trình thụ phấn và thụ tinh vẫn diễn ra bình thƣờng sau 2 ngày, sau đó cũng có quá trình thụ tinh kép tạo thành hợp tử. Hợp tử tiến hành phân bào sau 4 -5 ngày. Lần phân chia đầu tiên tạo thành 2 tế bào tiền phôi, nhƣng những lần phân chia kế tiếp không thực hiện đƣợc hoàn toàn, tạo thành khối tế bào phôi. Những tế bào gần lỗ noãn sẽ trở nên hoạt động với vai trò giống nhƣ mô phân sinh và hình thành nên cấu trúc dạng chồi vảy. Phôi của nƣa thuộc loại đơn cực, không thấy xuất hiện cấu trúc của cực còn lại và trong toàn bộ quá trình phát triển của procorn từ hợp tử, cũng nhƣ không thấy có sự xuất hiện của chồi, của mầm rễ và trụ gian lá mầm [32]. Ở Việt Nam, Nƣa krausei đƣợc tìm thấy ở Mang Yang (Gia Lai), cây mọc ở dƣới tán rừng, ở độ cao từ 1000 - 1500m [6]. Hiện nay, đã có mẫu trồng ở Hà Nội và Cao Bằng để bảo tồn và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống loài nưa krausei (amorphophallus krausei engl ) bằng phương pháp nuôi cấy mô (Trang 28 - 29)