Đánh giá khả năng chịu úng của một số giống cà sử dụng làm gốc ghép

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và chịu úng của một số giống cà dùng làm gốc ghép cho cây cà chua (Trang 42 - 46)

ghép cho cây cà chua

Hsiao (1973) đã chỉ ra rằng ngập úng kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vô cơ ở thực vật [24]. Việc hình thành rễ khí sinh ở thân cây phía trên mực nước ngập sẽ giúp cây lấy được oxy, hút được chất dinh dưỡng. Khả năng hình thành rễ bất định là một trong những chỉ tiêu quan trong để đánh giá khả năng chịu úng của các giống cà. Qua thí nghiệm, tôi thu được kết quả như ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Khả năng hình thành rễ khí sinh của 3 giống cà dùng làm gốc ghép cho cây cà chua

Chỉ tiêu Giống Khả năng hình thành rễ khí sinh (mức) CT1 CT2 CT3 CT4 Cà chua Savior 0 0,3 0,67 1,67 Cà chua Hawaii 96 0 0,2 0,6 1,3 Cà tím EG203 0 0,4 0,7 3

Ghi chú: Mức 0: không hình thành rễ khí sinh; mức 1: thấp; mức 2: trung bình; mức 3: cao.

Trong điều kiện ngập 2 ngày và 4 ngày, khả năng hình thành rễ khí sinh ở các giống cà là tương đương nhau. Trong điều kiện ngập úng 8 ngày, giống cà tím EG203 có khả năng hình thành rễ khí sinh nhiều nhất (mức 3), cà chua Hawaii 96 có khả năng hình thành rễ khí sinh thấp nhất.

Tỉ lệ vàng lá được theo dõi ở thời điểm 2 tuần sau kết thúc ngập úng thu được ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ vàng lá do ảnh hƣởng của ngập nhân tạo

Chỉ tiêu Giống Tỷ lệ vàng lá (mức) CT1 CT2 CT3 CT4 Cà chua Savior 1,0 2,7 3,7 5,3 Cà chua Hawaii 96 1,0 2,5 3,1 4,2 Cà tím EG203 1,0 1,8 2,0 2,3

Ghi chú: Mức 1: 0% số lá màu vàng, mức 2: 10-30% số lá màu vàng, mức 3: 31-50% số lá màu vàng, mức 4: 51-70% số lá màu vàng, mức 5: 71 – 99% sốlá màu vàng, mức 6: 100% số lá màu vàng.

Bảng 3.6 cho thấy: Tỷ lệ vàng lá giữa 2 giống cà chua Savior và Hawaii 96 cao hơn cà tím EG203 ở tất cả các công thức. Sự khác biệt về tỷ lệ vàng lá giữa 3 giống cà thể hiện rõ rệt nhất ở công thức gây ngập 8 ngày. Tỷ lệ vàng lá cao nhất ở giống cà chua Savior, thấp nhất ở giống cà tím EG203.

Tỉ lệ héo lá và khả năng phục hồi của cây sau khi ngập úng kết thúc là 2 trong số các chỉ tiêu thể hiện khả năng chịu úng rõ ràng nhất. Qua quan sát, theo dõi tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7. Tỷ lệ héo lá do ảnh hƣởng của ngập úng Chỉ tiêu Giống Tỷ lệ héo lá (mức) CT1 CT2 CT3 CT4 Cà chua Savior 5 5 3,7 2,0 Cà chua Hawaii 96 5 5 2,7 1,8 Cà tím EG203 5 5 5 5

Ghi chú:Mức 0: cây chết, mức 1: 75 – 100% số lá bị héo, mức 2: 50 – 74 % số lá bị héo, mức 3: 25 – 49% số lá bị héo, mức 4: 1 – 24% số lá bị héo, mức 5: lá hoàn toàn không bị héo

Trong điều kiện ngập 2 ngày, ở cả 3 giống cà không xảy ra hiện tượng héo lá. Sau 4 và 8 ngày gây ngập, giống cà chua Savior và Hawaii 96 có tỉ lệ héo lá từ 20 – 70 %, còn giống cà tím EG203 không thấy có hiện tượng héo lá xảy ra sau khi kết thúc gây ngập nhân tạo .

Bảng 3.8. Khả năng hồi phục sau khi kết thúc ngập úng của các giống cà dùng làm gốc ghép cho cây cà chua

Chỉ tiêu Giống Khả năng hồi phục (%) CT1 CT2 CT3 CT4 Cà chua Savoir - 100,0 100,0 90,0 Cà chua Hawaii 96 - 100,0 80,0 70,0 Cà tím EG203 - 100,0 100,0 100,0

Sau khi kết thúc gây ngập 2, 4 và 8 ngày, giống cà tím EG203 có khả năng phục hồi hoàn toàn. Giống cà chua Savior phục hồi hoàn toàn trong điều kiện 2 và 4 ngày gây ngập, sau ngập 8 ngày thì khả năng hồi phục đạt 90%. Giống cà chua Hawaii 96 chỉ có khả năng hồi phục hoàn toàn sau 2 ngày gây ngập, sau 4 ngày gây ngập tỷ lệ phục hồi là 80% và sau 8 ngày gây ngập chỉ đạt 70%.

Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả thực nghiệm thu được và những phân tích ở trên, tôi rút ra một số kết luận và đề nghị sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và chịu úng của một số giống cà dùng làm gốc ghép cho cây cà chua (Trang 42 - 46)