Phân bố theo vị trí hoạt động của nhện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần, sự phân bố và thích nghi của các loài nhện (araneae) trong hệ sinh thái đô thị hà nội (Trang 41 - 43)

4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

3.3.2.Phân bố theo vị trí hoạt động của nhện

Dựa vào tập tính hoạt động, nhện được chia thành 4 nhóm chính: nhóm nhện chăng tơ, nhóm nhện hoạt động trên cây, nhóm nhện hoạt động trên mặt đất và nhóm nhện hoạt động gần nước (Foelix R.F., 1996) [14].

Nhóm nhện chăng tơ là các loài có tập tính chăng tơ thành mạng nhện,

chúng cư trú và bắt mồi trên mạng nhện. Nhóm nhện chăng tơ bao gồm các họ Araneidae, Hexathelidae, Linyphiidae, Tetragnathidae, Therididae. Nhóm này có tập tính bắt mồi thụ động, gián tiếp qua mạng của nhện.

Nhóm nhện hoạt động trên cây là các loài cư trú và hoạt động bắt mồi

trực tiếp trên cây. Các họ thuộc nhóm này đã ghi nhận được ở điểm nghiên cứu bao gồm: Clubionidae, Oxyopidae, Salticidae, Thomicidae. Các loài nhện trong nhóm này có tập tính bắt mồi chủ động, chúng bò trên cây trực tiếp tìm và bắt mồi.

Nhóm nhện hoạt động trên mặt đất là các loài cư trú và hoạt động bắt mồi trên mặt đất. Các loài thuộc nhóm này đã ghi nhận được ở điểm nghiên cứu nằm trong các họ: Lycosidae, Salticidae, Linyphidae, Tetragnathidae.

Một số loài nhện có phổ hoạt động rộng như loài Atypena adelinae thuộc họ Linyphiidae bắt gặp ở 3 vị trí (trên mạng nhện, trên cây, trên mặt đất).

SV: Ngô Thùy Chi 42 Lớp: K35B- Sinh KTNN

Kết quả chỉ ra rằng: tại 2 điểm là CV Thống Nhất và CV Nghĩa Đô đã ghi nhận được ba nhóm nhện bao gồm nhóm nhện chăng tơ , nhóm nhện hoạt động trên cây, nhóm nhện hoạt động trên mặt đất.

Tại VH hàng Đậu và tại VH Pasteur chỉ ghi nhận được 1 loài Pardosa

pseudoanulata thuộc họ nhện sói Lycosidae - thuộc nhóm nhện hoạt động trên mặt đất.

Tại HCĐ bắt gặp loài Pardosa pseudoanulata thuộc họ Lycosidae – nhóm nhện hoạt động trên mặt đất, loài Phintella versicolor họ Salticidae hoạt động cả trên cây và trên mặt đất. Và loài Oxyopes lineatipes họ Oxyopidae thuộc nhóm hoạt động trên cây.

Như vậy, tại CV Thống Nhất và CV Nghĩa Đô xuất hiện nhiều nhóm nhện hoạt động. Sở dĩ có hiện tượng như trên là do ở 2 CV này có diện tích lớn, đa dạng về nơi sống sẽ thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhện. Trong khi đó; ở VH Hàng Đậu, VH Pasteur và HCĐ thì ngược lại: có diện tích nhỏ, nơi sống bị thu hẹp, không thuận lợi cho sự tồn tại của nhện.

SV: Ngô Thùy Chi 43 Lớp: K35B- Sinh KTNN

KT LUN VÀ KIN NGH 1. Kết luận

1. Đã ghi nhận được 57 loài thuộc 10 họ nhện tại các công viên và vườn hoa khu vực nội đô Hà Nội. Họ nhện nhảy Salticidae không chỉ có số loài cao nhất trong các họ nhện (18 loài, chiếm 31,58 % tổng số loài bắt gặp) mà còn có số lượng cá thể bắt gặp cao nhất (187 cá thể, chiếm 41,83 % tổng số cá thể nhện bắt gặp). Chiếm ưu thế về số lượng cá thể bắt gặp tại điểm nghiên cứu là loài nhện nhảy vằn xám Phintella versicolor (chiếm 26,20 % tổng số cá thể nhện bắt gặp).

2. Tại khu vực nghiên cứu có tới 19 loài chỉ bắt gặp 1 cá thể trong suốt quá trình nghiên cứu, đây là những loài thuộc tình trạng đơn độc (singleton

status) rất có ý nghĩa cho khoa học đặc biệt trong công tác bảo tồn. Những

vùng có nhiều loài trong tình trạng này tương ứng với một hệ sinh thái chưa ổn định có nhiều tác động gây suy giảm sự phong phú của loài. Về sự đa dạng, 31 loài có số lượng cá thể của quần thể nhỏ, 18 loài có số lượng cá thể của quần thể trung bình, 8 loài có số lượng cá thể của quần thể lớn.

3. Số lượng loài nhện đã ghi nhận được cao nhất là ở công viên Thống Nhất (46 loài), tiếp đến là công viên Nghĩa Đô (34 loài), thấp nhất là ở vườn hoa hàng Đậu và vườn hoa Pasteur (mỗi điểm chỉ ghi nhận được 1 loài), hàng cây đơn là 3 loài.

4. Sinh cảnh sống có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phân bố của các loài nhện. Những vườn hoa, công viên trong khu vực nội đô Hà Nội có diện tích lớn, đa dạng về nơi sống sẽ thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần, sự phân bố và thích nghi của các loài nhện (araneae) trong hệ sinh thái đô thị hà nội (Trang 41 - 43)