Đánh giá công tác quản lý nước sinh hoạt của xã Tà Lèng, thành

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt của người dân tại xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên (Trang 43)

phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

- Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã

chưa được chú trọng. Xã chưa có các phong trào tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh môi trường. Các nguồn thông tin về VSMT mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ đài, báo, tivi ngoài ra cũng từ các nguồn khác nhưng không đáng kể.

- Địa phương nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động vệ sinh môi trường

của bản như dọn dẹp hành lang, phun thuốc diệt muỗi, phát quang cỏ ven đường… Tập hợp người dân tham gia đầy đủ và nhiệt tình.

4.2.5.Đề xuất giả pháp

+ Giải pháp chính sách:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, các cơ sở chăn nuôi ...

- Hỗ trợ, khuyến khích người dân dùng các biện pháp xử lý nước trước khi sử dụng.

- Có các biện pháp xử phạt thích đáng đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

+ Giải pháp tuyên truyền:

- Tăng cường công tác tuyên truyền khuyến khích người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Khuyến khích người dân nên sử dụng nước sạch để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và người thân.

- Vận động người dân xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh xa nguồn nước. - Tổ chức, vận động người dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sống của mình.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Xã Tà Lèng hiện có 1018 nhân khẩu với 235 hộ, bao gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Mông, Khơ Mú, Thái, Mường), trong đó chủ yếu là dân tộc Mông và dân tộc Khơ Mú, dân tộc ít nhất là dân tộc Mường. Người dân nơi đây với tính cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất đã biết kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, truyền thống của dân tộc mình, tiếp thu, học hỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc anh em để củng cố thêm khối đại đoàn kết dân tộc và cùng nhau xây dựng xã ngày càng giàu mạnh, có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn lao động.

Qua quá trình điều tra nguồn nước sinh hoạt của xã cho thấy: Chưa có hộ gia đình nào dùng nước máy, một số hộ dùng nước giếng đào chiếm 0,8%, còn chủ yếu là dùng nước khe suối, nước tự chảy chiếm 99,2% …

Kết quả phân tích mẫu nước mặt cho thấy đa số các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép TCVN về chất lượng nước sinh hoạt. Chỉ có hai chỉ tiêu Colifrom chịu nhiệt, Colifrom tổng số là vượt khá cao so với giới hạn cho phép của TCVN.

Kết quả phân tích mẫu nước giếng đào chưa đạt tiêu chuẩn về 3 chỉ tiêu là: pemanganat, Colifrom chịu nhiệt, Colifrom tổng số theo quy định của QCVN 02: 2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Còn lại hầu hết các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép TCVN về chất lượng nước sinh hoạt.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm là do ý thức vệ sinh về môi trường của người dân còn nhiều hạn chế. Nhà tiêu chưa hợp vệ

sinh, chưa có hố rác riêng, rác thải chưa được thu gom xử lí triệt để,… Chính vì vậy mà chất lượng nguồn nước người dân sử dụng cho sinh hoạt không đảm bảo.

5.2. Kiến nghị

Một số hộ dân vẫn đang sử dụng nguồn nước trong khu vực bị ô nhiễm cần có các biện pháp xử lý như: lọc nước trước khi sử dụng, xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh xa nguồn nước, nên sử dụng nước sạch do nhà máy nước cung cấp 100% và có các biện pháp xử lý rác thải, nước thải.

Tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu được tác hại của ÔNMT, tầm quan trong của việc BVMT và biến nhận thức đó thành những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.

Mỗi người dân hãy có ý thức trách nhiệm đối với môi trường mình đang sống.

Hiện nay vấn đề quản lý môi trường tại xã chưa được quan tâm thỏa đáng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi trường còn nhiều bất cập.Vì vậy cần phải hình thành bộ phận quản lý môi trường ở cấp thôn, bản, xã. Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định.

Tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở có nguồn thải phát sinh vào môi trường và phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan, địa phương trong vấn đề bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, (1995), Tiêu chuẩn Việt Nam về

môi trường, Hà Nội.

2. Hiến chương châu âu về nước (Nguồn: http://www.phapluattp.vn)

3. Nguyễn Thị Lợi (2008), Bài giảng “Khoa học môi trường đại cương”,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Đỗ Thị Lan, (2006) Bài giảng “Môi trường và con người” Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Trần Văn Nhận, Ngô Thị Nga (2006) Giáo trình “Công nghệ xử lý nước thải” Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.

6. Nhà máy nước sạch tỉnh Điện Biên (2013).

7. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Khắc Thái Sơn, Đàm Xuân Vận (2007) Bài

giảng “ Phương pháp tiếp cận khoa học”, Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên.

8. Dư Ngọc Thành (2008) Bài giảng “Quản lý Tài nguyên và Môi trường”,

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Dư Ngọc Thành (2009) Bài giảng “ Quản lý tài nguyên nước và Khoáng sản”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10.Trịnh Thị Thanh, (1998), giáo trình ô nhiễm môi trường, Hà Nội. 11.Trung tâm y tế dự phòng – khoa xét nghiệm.

12.Trạm y tế xã Tà lèng (2013)

13.Thông tư số 27/2011/TT – BYT về việc ban hành QCVN 01: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh. 14. UBND xã Tà Lèng, 2013. “ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát

tiển kinh tế xã hội năm 2013”. 15. Một số trang web :

- http://www.phapluattp.vn (khái niệm “Ô nhiễm môi trường”).

PH LC

PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN Người phỏng vấn: Lê Thị Minh Trang

Lớp 42C_KHMT, Khoa TN&MT, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thời gian phỏng vấn: Ngày ... tháng ... năm ... 2014

Kính thưa ông/bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, hiện nay, tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến môi trường ở khu vực Xã Tà Lèng. Tôi kính mời ông bà tham gia vào việc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Sự tham gia của ông/bà vào việc khảo sát sẽ giúp quá trình học tập và nghiên cứu của tôi thành công! Rất mong nhận được sự hợp tác nhiệt tình của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn ! Xin ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của ông/bà) Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Phiếu điều tra chất lượng môi trường nước tại xã Tà Lèng - Thành Phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên 1. Đối tượng phỏng vấn Họ và tên:……….. Tuổi: ………. Dân tộc:………. Nam/Nữ:……… Trình độ học vấn:……….. Nghề nghiệp:……….. Địa chỉ:……… 2. Nội dung phỏng vấn

Câu 1. nguồn nước sinh hoạt đang dùng có bị ô nhiễm không A. có

B. không C. không rõ

Câu 2 . Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là do đâu:

A. Nước thải sinh hoạt

B. Nước do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp C. Do hoạt động khác:………

Câu 3. Nước thải thường có ở những khu vực nào ?

………...… ………...…

Câu 4 . Nước thải bị ô nhiễm khi thải ra môi trường thì làm cho nước kênh mương thay đổi như thế nào ?

A. nước trong B. nước có váng C. nước có mùi

D. nước đục có váng có mùi E. nước xuất hiên rong rêu

Câu 5. Cá trên ruộng và trong các ao nuôi có bị chết do ảnh hưởng của nước bị ô nhiễm không ?

A. có B. không C. không rõ

Câu 6. Gia đình sử dụng loại nước nào cho sinh hoạt ?

B. nước giếng

C. nước giếng khoan D. nước suối

Câu 7. Đối với hộ gia đình sử dụng nước giếng: chất lượng nước như thế nào ?

A. nước trong B. nước có mùi

C. Nước có váng, màu lạ D. Nước có cặn

Câu 8. Theo bác, độ sâu của giếng nước gia đình trong những năm gần đây như thế nào ?

A. tăng B. giảm C. không rõ

Câu 9. Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi là bao nhiêu mét?

………

……… Câu 10. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hoặc hệ thống lọc nào không ?

A. có, theo phương pháp nào ? B. không

Câu 11. Nước thải của gia đình đổ vào:

A. cống thải chung của làng/xã B. thải vào ao, hồ

C. ý kiến khác

Câu 12. Phạm vi phát tán mùi của nước bị ô nhiễm như thế nào ?

A. rộng trên địa bàn xã gây o nhiễm nghiêm trọng B. chỉ phát tán tại xã, ô nhiễm trung bình

C. phát tán ra khu vực lân cận, ít ô nhiễm D. không phát tán, không ô nhiễm

Câu 13. Ông/ bà có hài lòng với chất lượng nước sinh hoạt mà gia đình đang sử dụng không?

A. có B. không

Câu 14. Theo gia đình môi trường nông thôn hiện nay có vấn đề gì cần phải quan tâm nhiều nhất ?

A. nước thải B. rác thải C. khí thải

Câu 15 . Hiện nay gia đình muốn sử dụng nước như thế nào ?

A. nước sạch do nhà nước cung cấp B. tự lo nước sạch

C. khác

Câu 16. Các bệnh mà người trong gia đình và người dân xung quanh thường hay mắc liên quan tới việc sử dụng nước là gì ?

……… ……… ………

Câu 17. Nguyên nhân chính có phải là do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm không ?

A. có B. không

C. không rõ

Câu 18. Ông/bà có đề xuất gì để cải thiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt đang dùng và phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước không ?

……… ……… ………

Điện Biên, ngày … tháng … năm 2014

Người phỏng vấn Người trả lời phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt của người dân tại xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)