THAY ĐỔI CÂN BẰNG: CÚ SỐC TỔNG CẦU

Một phần của tài liệu Thuyết trình lý thuyết tài chính phân tích tổng cung và tổng cầu (Trang 28 - 33)

THAY ĐỔI CÂN BẰNG: CÚ SỐC TỔNG CẦU CÚ SỐC TỔNG CẦU

• Ban đầu nền kinh tế cân bằng dài hạn tại điểm 1, tại đường tổng cầu ban đầu AD1 giao với đường tổng cung ngắn hạn AS1 tại YP và tỷ lệ lạm phát π1.

• Giả sử người tiêu dùng và doanh nghiệp trở nên lạc quan hơn, dẫn đến tăng tiêu dùng và đầu tư, tạo ra cú sốc cầu tích cực làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải AD2.

 Nền kinh tế trượt dọc lên trên đường tổng cung ngắn hạn AS2 đến điểm 2, cả sản lượng và lạm phát tăng Y2 và π2.

• Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ không giữ nguyên tại điểm 2 trong dài hạn, vì sản lượng Y2 cao hơn sản lượng tiềm năng. Lạm phát kỳ vọng sẽ tăng, đường tổng cung ngắn hạn di chuyển dọc lên trên AS3.

Nền kinh tế vì vậy trượt dọc AD2 lên trên từ điểm 2 đến điểm 3, là điểm cân bằng dài hạn với lạm phát π3 và sản lượng trở về YP.

Mặc dù tác động ngắn hạn ban đầu là dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu là tăng lên cả về sản lượng và lạm phát, tác động dài hạn sau cùng chỉ là tăng lên trong lạm phát vì sản lượng trở về mức ban đầu là YP.

THAY ĐỔI CÂN BẰNG: CÚ SỐC TỔNG CẦU CÚ SỐC TỔNG CẦU

ỨNG DỤNG: Giảm phát Volcker, 1980-1986

Khi Paul Volcker trở thành chủ tịch của FED vào tháng 8/1979, lạm phát đã ngoài tầm kiểm soát và tỷ lệ lạm phát đã vượt 10%. Volcker đã xác định phải giảm lạm phát.

Đầu năm 1981, FED đã tăng lãi suất liên bang lên trên 20%, điều này dẫn tới một sự tăng đột ngột trong lãi suất thực. Volcker đã thực sự thành công trong việc giảm lạm phát, như hình (b) của Figure 10 cho thấy, tỷ lệ lạm phát đã giảm từ 13,5% năm 1980 xuống còn 1,9% năm 1986. Sự giảm lạm phát có từ một cái giá rất cao: Nền kinh tế đã trải qua khủng hoảng tồi tệ từ Thế chiến thứ II, với tỷ lệ thất nghiệp trung bình 9,7% vào năm 1982

THAY ĐỔI CÂN BẰNG: CÚ SỐC TỔNG CẦU CÚ SỐC TỔNG CẦU

• Chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm giảm tổng cầu và dịch chuyển đường tổng cầu sang trái từ AD1 đến AD2.

 Nền kinh tế chuyển đến điểm 2, cho thấy thấy nghiệp tăng và lạm phát giảm.

• Với thất nghiệp cao hơn tỷ lệ tự nhiên và sản lượng thấp hơn tiềm năng, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển xuống dưới và sang phải đến AS3.

=> Nền kinh tế tiến về cân bằng dài hạn tại điểm 3, với lạm phát tiếp tục giảm và sản lượng tăng về mức tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tiến về mức tỷ lệ tự nhiên. Hình (b) Figure 10 cho thấy vào năm 1986 tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm còn 7% và tỷ lệ lạm phát 1,9% đúng như dự đoán của phân tích tổng cung và tổng cầu

THAY ĐỔI CÂN BẰNG: CÚ SỐC TỔNG CẦU CÚ SỐC TỔNG CẦU

Một phần của tài liệu Thuyết trình lý thuyết tài chính phân tích tổng cung và tổng cầu (Trang 28 - 33)