a. Đặc điểm
3.2 CÁC PHỨC HỆ MAGMA
3.2.1.Phức hệ Ankroet (K2ank_Thượng Kreta ) a. Đặc điểm chung
- Thành phần thạch học : Granit biotit có mutscovit, granit alaskit hạt vừa đến lớn đôi khi có dạng phorphyr.
- Đặc điểm thạch hóa: hàm lượng silic cao, bão hòa nhôm, độ kiềm cao, kali trội hơn natri.
- Về quan hệ địa chất, chúng xuyên cắt các đá của hệ tầng La Ngà, hệ tầng Đơn Dương (ở Đà Lạt), bị các mạch gabrodiabas phức hệ Cù Mông cắt qua (ở Trại Mát - Đà Lạt).
- Hiện xếp vào phức hệ Cà Ná.
- Khoáng sản liên quan với phức hệ là các đá xây dựng, khoáng hóa thiếc, volfram, molipđen, (vàng, bạc),...
b. Biểu hiện tại điểm lộ: Suối vàng
- Tọa độ UTM: X= 213539 ; Y= 1327021 ; Z = 1427 ± 6m. -Thời tiết: mát mẻ,nắng nhẹ.
- Đặc điểm điểm lộ:
*** Đá granit sáng màu thuộc phức hệ Ankroet:
+ Quan sát thấy bề mặt đá phong hóa từ đá granit có màu đỏ nâu, vỏ phong hóa dày khoảng 9m.
+ Xuất hiện các mạch thạch anh xuyên cắt có bề dày đa dạng từ 0,5-1cm đến khoảng 20cm.
+ Có hiện hiện kaolin hóa,tạo đất sét có màu vàng nâu. + Mạch thạch anh trắng sữ trùng hướng đứt gãy.
Hình 3.20 Mặt trượt thuận. Đường phương 100, góc dốc 820
Hình 3.22 Điểm lộ thạch anh
3.2.2.Phức hệ Định Quán (J3- K1đq_Jura muộn-Kreta sớm ) a. Đặc điểm chung
- Thành phần thạch học: Các đá granitoid thuộc phức hệ Định Quán gồm 3 pha chính và 1 pha đá mạch:
+ Pha 1 là diorite, gabbrodiorite.
+ Pha 2 là đá granodiorite biotite hornblende và tonalite. + Pha 3 là granite biotite – hornblende.
+ Pha đá mạch: spesartit
- Cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình. Độ silic và độ kiềm trung bình (SiO2 = 54 - 69%, Na2O + K2O = 4,8 - 7,3%) thuộc dãy vôi kiềm.
- Xuyên cắt và gây biến chất tiếp xúc các Ht. La Ngà (J2) và Đèo Bảo Lộc (J3) - Tuổi tuyệt đối của chúng khoảng 90 – 100 triệu năm.
- Khoáng sản liên quan: đá xây dựng, khoáng hóa vàng, bạc.
b. Biểu hiện tại điểm lộ: Thị trấn Định Quán
- Tọa độ: X-0456090; Y-1237416; Z-155±12m - Thời tiết: Buổi trưa, ít nắng, có mây
- Đặc điểm điểm lộ:
ͽ Granodiorit chứa 10-15% khoáng vật màu, hạt vừa, đá có màu xám sáng, kiến trúc porphyr với hàm lượng ban tinh gần 5% chủ yếu là felpat. Các khoáng vật màu phân bố đều trong đá.
ͽ Granit granodiorit hạt lớn vừa rất phổ biến. Đá sáng màu, kiến trúc porphyr với ban tinh khoảng 10%, kích thướt ban tinh fenpat thay đổi 2-5mm. Nến hạt vừa lớn, khoáng vật màu chiếm 8-10% chủ yếu là biotit. Các khoáng vật sáng màu là: felpat kali, plagioclase, thạch anh.
ͽ Pha 1 thành tạo trước pha 2 thành tạo sau, pha 2 bắt tù pha 1. Ngoài ra còn có một số thể dị li.
ͽ Tác dụng phong hóa của sinh vật thể hiện rõ rệt, các vết nứt tương đối lớn tuy nhiên số lượng rất hạn chế do tính kháng nén của đá cao.
Hình 3.21 Đá Diorite ( pha 1) bị bắt tù bởi đá Granodiorite( pha 2) tại Định Quán
PHẦN IV: KHOÁNG SẢN 4.1 Mỏ đá andesite ( đỉnh đèo Bảo Lộc)
- Vị trí: cách thành phố Bảo Lộc 14km về phía tây nam.
- Đá hình thành do quá trình phun trào magma trung tính lên trên mặt đất. - Tuổi J3K1bl
- Đặc điểm của đá: + Màu xám xanh + Cấu tạo khối
+ Kiến trúc: ẩn tinh hoặc ban tinh
+ Thành phần khoáng vật: plagioclase trung tính,pyroxen, horblene.
+ Ngoài ra khoáng vật thứ sinh còn có pyrit và vàng nhiệt dịch nhưng hàm lượng chưa đủ để khai thác.
-Khai thác nhằm mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất vật liệu xây dựng.
4.2.Mỏ bauxit Bảo Lộc
- Vị trí: nằm trong thành phố Bảo Lộc,Lâm Đồng, với độ cao khoảng 800m so với mực nước biển.
- Nguồn gốc: hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn
- Phân bố: Quặng Bauxit có nhiều ở phía Nam Tây Nguyên.
- Phương pháp khai thác: Khai thác lộ thiên: bốc lớp đất phủ khoảng 1m bên trên,sau đó tiến hành khai thác bauxit 4-5m bên dưới,phía dưới là lớp sét litoma. Khai thác lộ thiên theo kiểu cuốn chiếu (khai thác đến đâu hoàng thổ đến đó).
-Công nghệ khai thác là sử dụng sàn rung và bơm nước để thu được quặng tinh có kích thước từ 2-6cm.
- Thành phần: tuyển quặng khai thác có thành phần như sau: oxit nhôm 38%, oxit sắt 22-25%, oxit Silic 6-8%
- Chế biến khoáng sản: sau khi dược đưa vào sàn rung và bơm nước thì hàm lượng trung bình các thành phần trong quặng có sự thay đổi cụ thể: oxit nhôm 49%, oxit sắt 20%, oxit Silic 2%.
- Xử lí môi trường: Bùn thải sau khi khai thác sẽ theo một hệ thống kênh dẫn đến một bồn lắng. Sau khi lắng bùn xong,nước sẽ được bơm lại để tái sử dụng → tiết kiệm chi phí sử dụng nước. Đồng thời ở những điểm khai thác quặng thì thực hiện hoàn thổ, có thể kết hợp với việc cải tạo đất để tiến hành trồng trọt, trả môi trường sinh thái lại như ban đầu.
PHẦN 5: ĐỊA MẠO 5.1.VÙNG LÂM ĐỒNG
Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh miền núi và cao nguyên thuộc miền nâng kiến tạo .Những nét lớn của địa hình được phản ánh qua đặc điểm các kiến trúc hình thái: Khối núi- dãy núi; Bình sơn nguyên – Cao nguyên và thung lủng.Địa hình hiện tại của khu vực nghiên cứu là kết quả tác động tương hỗ và quá trình nội sinh và ngoại sinh nâng hạ tân kiến tạo, bóc mòn và tích tụ, động lực.Trên địa hình tỉnh Lâm Đồng được chia ra các đơn vị kiến trúc bậc III và bậc IV và các kiến trúc nhỏ khác,cụ thể là:
+Núi và dãy núi khối tảng hình thành trên các đá xâm nhập và phun trào Mesozoi:phân bố chủ yếu ở khu vực xung quanh sơn nguyên Đà Lạt,phía tây và đông-đông nam huyện Đam Rông,phía tây bắc huyện Lâm Hà,phía nam huyện Di Linh và tây-tây nam ở huyện Bảo Lâm.Các khối núi,dãy núi của cấu trúc hình thái này cao 750-2100m.Các khối núi và dãy núi này được cấu tạo từ đá xâm nhập và phun trào Mesozoi muộn bị phân cắt dịch chuyển và được nâng lên do hoạt động nâng tân kiến tạo.Hầu hết các đá này bóc lộ nhiều và bị phong hóa vỡ vụn hoặc tạo vỏ Sialit và Sialferit gồm sét bột,sét cát,bột cát nâu đỏ nâu vàng có bề dày khá lớn (từ vài mét đến 10 mét)
+Dải đồi và núi uốn nếp khối tảng hình thành trên các cấu trúc uốn nếp Mesozoi:phân bố ở phía nam huyện Di Linh,phía bắc huyện Bảo Lâm,phía bắc- đông bắc huyện Cát Tiên (có độ cao thay đổi từ 200-500m đến 1200-2100).Cấu tạo nên dạng địa hình này là các trầm tích lục nguyên tuổi Jura giữa,gồm cát kết,bột kết,sét kết.Đường phương của cấu trúc địa chất trùng với đường phương của các dãy,dải núi là Đông Bắc,á kinh tuyến và á vĩ tuyến.Các dãy núi và đồi núi ở đây có bề ngang hẹp (1-2km),đường phân hủy thường có dạng răng cưa +Bình sơn nguyên nâng vòm khối tảng rửa trôi bóc mòn:Phát triển chủ yếu trên các thành tạo magma xâm nhập và phun trào Mesozoi,đó là bình sơn nguyên Đà Lạt,có độ cao trung bình 1500-1600m,có bề mặt khá bằng phẳng và hơi lượn sóng thoải,cường độ phân cắt đạt 0-3,5km/km2,phân cắt sâu 30-70m
+Cao nguyên bazan:Phân bố ở Di Linh,Bảo Lộc,cao nguyên Tân Hà,cao nguyên Kit Kour.Phần lớn có dạng vòm,cao ở vùng trung tâm và thấp dần ra xung quanh,mạng song suối dạng tỏa tia,cường độ phân cắt sâu 10- 150m/km2,góc dốc khoảng 50
-10-20,thuộc sườn xâm thực rửa trôi,trên bề mặt bazan bị phong hóa laterit
+Đồng bằng trũng,thung lũng kiến tạo xâm thực có lớp phủ bazan đệ tứ lấp đầy:Phát triển từ Đại Ninh qua Đức Trọng lên thác Prenn.Hình thành trên hệ thống đứt gãy Đơn Dương và Đức Trọng
+Thung lũng xâm thực-tích tụ Biên Hòa –Tuy Hòa:phát triển các thềm bặc I,II,III có tích tụ và bị xâm thực và sa khoáng vàng có điều kiện tập trung tạo mỏ sa khoáng
+Thung lũng tích tụ:Phát triển chủ yếu ở khu vực Cát Tiên,Đạ The.Trong thung lũng có tích tụ thềm và bãi bồi được người dân trồng lứa,hoa màu,rất dễ bị lũ quét khi có mưa to kéo dài
5.2VÙNG ĐỒNG NAI
Phần lớn tỉnh Đồng Nai thuộc phụ miền núi thấp và trũng Thuận Hải và phụ miền đồng bằng tích tụ.Phần phía bắc và đông bắc của tỉnh thuộc phụ miền sơn nguyên,bình sơn nguyên và dãy núi trung bình.Theo đặc điểm kiến trúc hình thái và quan hệ bề mặt địa hình thì tỉnh Đồng Nai có 7 vùng địa mạo:
+Vùng Nam Cát Tiên:Đồng bằng bóc mòn và cao nguyên núi lửa nâng vòm yếu,xâm thực-rửa trôi.Vùng phát triển với kiến trúc vòm với lớp phủ bazan của hệ tầng Túc Trưng,dày 20-100m,đáy lớp phủ bazan là bề ặt san bằng Miocen muộn và Piocen muộn.Các bề nặt này bào cắt chủ yếu các đá trầm tích hệ tầng La Ngà và bóc lộ một khối xâm nhập phức hệ Định Quán
+Vùng Mã Đà:Đồng bằng bóc mòn,nâng vòm yếu,rửa trôi-xâm thực.Đồng bằng đồi được tạo bởi bề mặt san bằng tuổi Pliocen muộn,cao 90-120m.Bề mặt đỉnh đồi rộng 200-300m,sườn dốc 3-100,các dòng chảy nhỏ dạng tỏa tia.Nâng lên yếu nhưng xu hướng nâng lên vẫn là chủ đạo
+Vùng Tà Lài-Định Quán:Đồng bằng bóc mòn-núi lửa,đồi núi sót,nâng yếu,rửa trôi và tích tụ song,đầm hồ.Về mặt kiến trúc thì đồng bằng đồi-núi sót khối tảng vòm của vùng này được lấp đầy ở nhũng phần thấp,trũng bởi trầm tích Pliocen-đệ tứ và phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc.Đồng bằng và các núi sót được thành tạo chủ yếu trong quá trình Pediment hóa Pliocen và Pleistocen sớm
+Vùng Chứa Chan:Đồng bằng bóc mòn,đồng bằng núi lửa,núi sót rửa trôi,tích tụ có lớp phủ bazan hệ tầng Xuân Lộc.Các đồng bằng bóc mòn,tích tụ tuổi Pliocen muộn cao 100-150m.Phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc phát triển từ các miệng núi lửa tạo nên các lớp phủ bazan nghiêng thoải về phía Bắc,Nam núi Chứa Chan và dạng vòm ở núi Hok.Bazan bị phong hóa tạo lớp đất đỏ dày +Vùng Xuân Lộc:thuộc đồng bằng bóc mòn-núi lửa dạng vòm,nâng yếu tân kiến tạo.Địa hình bóc mòn chủ yếu trên các đá trầm tích Jura.Bề mặt san bằng Pleistocen sớm bao trùm hầu hết diện tích của vùng,độ cao thay đổi từ 50- 75m.Phun tào bazan dạng dòng chảy hoặc dạng vòm phủ hoàn toàn các bề mặt.Do ảnh hưởng của trọng lực,bề mặt lớp dưới của lớp phủ bazan ở vùng trung tâm và gần trung tâm vòm có dạng lõm xuống,cao 50-65m
+Vùng Biên Hòa-Long Thành:Đồng bằng đồi thềm, hạ tích tụ và nâng yếu, rửa trôi - xâm thực.đồng bằng đồi thềm hạ tích tụ trong Pliocen - Pleistocen thượng, nâng yếu tạo thềm bậc IV, III, II và I từ Pleistocen giữa đến Holocen. Quá trình hạ lún được thấy rõ từ Pliocen muộn, được tiếp tục trong Pleistocen sớm. Bề mặt san bằng Miocen muộn cao 15 - 30 m, bị các trầm tích hệ tầng Bà Miêu (N22bm) phủ dày 20 - 30 m ở phía trên. Các trầm tích hệ tầng Trảng Bom phủ dày 5 - 28 m trên trầm tích hệ tầng Bà Miêu. Quá trình nâng bắt đầu từ Pleistocen giữa. Trên vùng phát triển thềm một phía, thềm trẻ hơn, thấp hơn (thềm III, II và I) dịch dần về phía Tây, Tây Nam. Chúng chuyển bậc với nhau qua các đoạn sườn thoải 3 - 50, chênh cao 5 - 10 m. Hạ lún có xu hướng mạnh dần từ Tây Bắc đến Đông Nam: ở khu vực Biên Hòa bề mặt móng đá gốc thay đổi từ 15 - 36 m, đến (-6) - (-20 m), trầm tích Pliocen - Đệ tứ dày 10 - 24 m; ở Long Thành bề mặt móng đá gốc chìm sâu đến (-2) - (-34 m), trầm tích Pliocen - Đệ tứ dày 35 - 45 m; ở Nhơn Trạch thành bề mặt móng đá gốc chìm sâu đến (- 50m) và sâu hơn, trầm tích Pliocen - Đệ tứ dày ³ 55 m. Cắt ngang dải đồng bằng đồi thềm Biên Hòa - Long Thành còn có các dải bazan dạng dòng chảy phát triển dọc theo thung lũng sông Lá Buông và suối Đá tuổi Pleistocen muộn.
+Vùng Long Hưng:Đồng bằng tích tụ,ngập triều và xâm thực dòng triều.Đồng bằng thấp cửa sông sụt lún tích tụ các trầm tích từ Pliocen đến hiện đại.Tích tụ các trầm tích Pliocen-Đệ Tứ có bề dày 20-50m đến 144m.Đồng bằng được cấu tạo từ các trầm tích Holocen giữa và muộn dày từ 1,5-10m.Đồng bằng bị chia cắt bới hệ thống dòng chảy ô mạng,uốn khúc mạnh.Ở phía nam vùng bị ngập triển.
PHẦN 6: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 6.1 VÙNG ĐỒNG NAI
-Vùng Đồng Nai là một bộ phận của vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mezoizoi sớm, vùng cũng chịu tác động của sự sụt lún và hoạt hóa magma kiến tạo. Dấu vết của thời kỳ này là các thành tạo lục nguyên phun trào axit tuổi Trias giữa hệ tầng Châu Thới.
- Trong Jura sớm - giữa, lãnh thổ Đồng Nai là 1 bộ phận của bồn nội lục Đà Lạt bị sụt lún, lắng đọng các trầm tích lục nguyên ven bờ. Từ giữa Jura, biển nông và khép dần.
- Vào Jura muộn - Kreta, vùng này cũng như đới Đà Lạt trải qua các pha tạo núi với các hoạt động xâm nhập - núi lửa rầm rộ loạt kiềm vôi do quá trình chui mảng Thái Bình Dương cổ về phía Tây dưới mảng lục địa châu Á. Trong vùng xuất hiện các đá phun trào hệ tầng Long Bình và các đá xâm nhập phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả, phức hệ Cà Ná.
- Trong Paleogen - Miocen, Đồng Nai chịu ảnh hưởng của sự nâng lên khối tảng, nâng vòm. Kèm theo các quá trình xâm thực bóc mòn hình thành các bề mặt san bằng và địa hình đồi núi.
- Trong Pliocen - Đệ Tứ: vùng được nâng hạ phân dị, kèm theo sự hoạt động mạnh mẽ của phun trào bazan. Khu vực phía Bắc và Đông Bắc, địa hình có xu hướng nâng bóc mòn. Khu vực phía Nam, Tây Nam, địa hình có xu hướng hạ lún tích tụ và nâng lên tương đối tạo thềm. Phun trào xảy ra trong nhiều đợt thuộc 3 giai đoạn Pliocen - Đệ tứ, Pleistocen giữa và Pleistocen muộn. Các miệng núi lửa trẻ xuất hiện dọc theo đứt gãy phương kinh tuyến, á kinh tuyến.
6.2 ĐÀ LẠT
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu có liên quan về đới kiến tạo Đà Lạt, có thể chia quá trình hình thành lãnh thổ Đà Lạt ra ba thời kỳ :
- Thời kỳ biển;
- Thời kỳ hình thành lục địa; - Thời kỳ hình thành bậc thềm
6.2.1 Thời kỳ biển
Vào đại Thái cổ (Ackeozoi, cách đây khoảng 3.000 triệu năm), vỏ lục địa của đới Kon Tum đã ra đời, trong lúc đó phía nam của khối Kon Tum là biển. Trên
địa phận Đà Lạt, chế độ biển vẫn tồn tại qua cả đại Nguyên sinh (Proteozoi, cách đây khoảng 2.000 triệu năm) và đại Cổ sinh (Paleozoi, cách đây khoảng 600 triệu năm).
6.2.2 Thời kỳ hình thành lục địa
+ Thời kỳ này bắt đầu từ cuối kỷ Jura kéo dài đến hết kỷ Kreta, cuối đại Trung sinh (cách đây khoảng 100 triệu năm). Trong thời kỳ này đã diễn ra nhiều hoạt động macma mãnh liệt tạo ra các thành hệ xâm nhập và thành hệ phun trào đã chia cắt, làm biến dạng, biến chất và bao phủ lên các trầm tích có trước. Các thành hệ phun trào dacit, andesite đã tạo nên những khối núi to lớn, địa hình sắc sảo. Các thành hệ xâm nhập đã tạo nên các khối, dãy núi granite ở ven vùng địa khối như tây nam Du Sinh, giáp với Nam Ban, Tà Nung,... Cùng với đá mạch lampocfia, đá phun trào (riolit, riodacit, tuf núi lửa,…) được tìm thấy ở khu vực phía đông bắc, đông nam Đà Lạt, từ Datanla đến Fimnom). Các hoạt động này kéo dài suốt 30 triệu năm của kỷ Kreta, được các nhà địa chất xác định thành nhiều pha riêng biệt. Móng trực tiếp của địa khối là các đá trầm tích Jura giữa – muộn hiện lộ ra ở một số nơi, còn phần lớn đã bị các xâm nhập