Nhiệm vụ của các khoa, phòng và Trạm Y tế các Xã – Thị trấn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng vắcxin dịch vụ tại Trung tâm y tế dự phòng Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh năm 2014 = (Trang 28)

4. Vài nét về Trung tâm y tế Dự Phòng huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

4.3. Nhiệm vụ của các khoa, phòng và Trạm Y tế các Xã – Thị trấn

r Khoa Dược:

- Quản lý thuốc, vắc xin, vật tư y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, hoạt động của Trung tâm.

- Cung ứng thuốc cho các chương trình sức khỏe khám chữa bệnh ban đầu của trạm y tế xã – thị trấn.

Nhiệm vụ của khoa Dược:

Bảo quản thuốc, vắc xin theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc; Quy trình dây chuyền lạnh”.

23

cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa, phòng thuộc trung tâm và trạm y tế xã-thị trấn.

Tham gia chỉ đạo tuyến xã về chuyên môn dược cho các trạm y tế xã-thị trấn. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc, vắc xin.

r Khoa Kiểm soát dịch, bệnh:

- Thực hiện giám sát thường xuyên và quản lý chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm gây dịch, các bệnh xã hội; tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh.

- Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, phát hiện kịp thời ổ dịch mới; tiến hành các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan.

- Tổng hợp số liệu, lập bản đồ, biểu đồ các loại bệnh dịch, bệnh xã hội tại huyện.

r Trạm y tế xã – thị trấn:

- Thực hiện các chương trình sức khỏe cộng đồng, các chương trình phòng, chống dịch, bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình bệnh mãn tính do các bệnh viện thành phố triển khai.

- Khám chữa bệnh ban đầu, bệnh thông thường tại trạm y tế và tại gia đình. - Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã – thị trấn thực hiện một số nhiêm vụ về quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn xã – thị trấn.

1.4.4. Hoạt động của Hội đồng Thuốc & Điều trị Trung tâm Y tế Huyện Hóc Môn:

Thành phần của Hội đồng Thuốc & Điều trị tại Trung tâm y tế Huyện Hóc Môn gồm 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc phụ trách , phó chủ tịch thường trực là Trưởng khoa dược, thư ký hội đồng là Dược sĩ đại học trực thuộc khoa Dược.

Chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, vắc xin, vật tư y tế tiêu hao, hóa chất.

24

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng Hóc Môn

Khoa Dược Khoa Xét Nghiệm Khoa CSSKSS Khoa ATVSTP Khoa YTCC Khoa KSDB Khoa LCK: Lao-Tâm thần-Da liễu Khoa Tham Vấn Tân Hiệp

Xuân Thới Thượng Xuân Thới Sơn

Xuân Thới Đông Thới Tam Thôn

Tân Thới Nhì Trung Chánh Thị trấn Tân Xuân Đông Thạnh Nhị Bình Bà Điểm Phòng TTGDSK Phòng Tổ chức-hành chính quản trị BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch – tài chính 12 Trạm y tế

25 v Tính cấp thiết khi thực hiện đề tài:

Trong khi hệ thống cung ứng vắc xin TCMR đã bao phủ rộng khắp cả nước với khả năng cung cấp vắc xin đều đặn, tỷ lệ tiêm chủng cao, chất lượng bảo đảm, thì hệ thống TCDV chủ yếu mới tới tuyến tỉnh-thành phố với số điểm tiêm còn hạn chế; mô hình tổ chức và cung cấp dịch vụ chưa thống nhất; trang thiết bị thiết yếu (dây chuyền lạnh, dụng cụ tiêm chủng an toàn, công cụ đăng ký, quản lý…) còn thiếu thốn. Số lượng vắc xin được cung ứng trong hệ thống TCMR khoảng 40 triệu liều chiếm tỷ lệ trên dưới 90%. Trong khi đó thì thị phần, số lượng vắc xin của khu vực TCDV khoảng 3 - 4 triệu liều chiếm khoảng 10% trong tổng số trẻ ở độ tuổi tiêm chủng, trong đó có những vắc xin thuộc diện “thuốc thiết yếu” cho cộng đồng.

Vấn đề khó khăn trước mắt là làm sao duy trì tồn tại song song, không tạo ra sự cách biệt cả trong quan niệm và thực hành của hai loại hình cung ứng dịch vụ tiêm chủng. Sự phối hợp nhịp nhàng này sẽ giúp người dân tiếp cận được nhiều hơn, đủ hơn, chất lượng cao hơn các vắc xin cũng như được hưởng dịch vụ tiêm chủng thuận tiện, thân thiện hơn[35].

26 CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

v Đối tượng nghiên cứu:

- Vắc xin dịch vụ sử dụng tại TTYT DP huyện Hóc Môn.

v Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014.

2.2. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Hình 1.7: Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu.

- Hồi cứu các tài liệu: danh mục vắc xin dịch vụ sử dụng tại Trung tâm - Báo cáo sử dụng vắc xin dịch vụ của Khoa dược - Biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị trong năm 2014; Các văn bản quy định về thực hiện danh mục vắc xin, chỉ định tiêm chủng trong sổ lưu của khoa KSDB.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Quan sát trực tiếp

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VẮC XIN DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM YTDP HUYỆN HÓC MÔN

LỰA CHỌN VẮC XIN

- Mô hình dịch bệnh - Quy trình xây dựng danh mục vắc xin dịch vụ dựa vào số lượng trẻ trong độ tuổi phải tiêm chủng. MUA SẮM VẮC XIN - Hình thức mua - Quy trình mua - Kinh phí mua TỒN TRỮ, CẤP PHÁT VẮC XIN - Quy trình nhập vắc xin dịch vụ

- Mô hình bảo quản vắc xin dịch vụ

- Quy trình cấp phát vắc xin dịch vụ tại khoa Dược

27

Quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra tại khoa dược bao gồm: - Nhận vắc xin dịch vụ

- Cấp phát vắc xin dịch vụ

- Điều kiện bảo quản vắc xin dịch vụ

- Hoạt động kiểm kê, báo cáo, lưu trữ hồ sơ

Sau mỗi lần quan sát trực tiếp thì thông tin được lưu lại trong sổ tay cá nhân, quan sát tại các thời điểm khác nhau: sáng, trưa, chiều. Quan sát điều kiện bảo quản ngay cả khi có sự cố mất điện. Hoạt động kiểm kê, báo cáo, lưu trữ hồ sơ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,…

2.3.2.2. Thu thập các thông tin sẵn có

Hồi cứu các tài liệu, sổ sách liên quan đến hoạt động cung ứng vắc xin dịch vụ của Trung tâm Y Tế Dự phòng Hóc Môn năm 2014 cụ thể như sau:

Tại khoa dược, thu thập số liệu thông qua: - Quyết định thành lập HĐT&ĐT năm 2014

- Các biên bản họp HĐT&ĐT về hoạt động cung ứng vắc xin dịch vụ - Danh mục hoạt chất vắc xin dịch vụ năm 2014

- Danh mục vắc xin dịch vụ sử dụng tại Trung tâm năm 2014

- Quyết định phê duyệt danh mục mua vắc xin dịch vụ theo kết quả đấu thầu năm 2014 của Sở Y tế

- Báo cáo nhập xuất tồn năm 2014

- Biên bản hủy vắc xin dịch vụ năm 2014 Thu thập số liệu từ nơi khác:

- Báo cáo tổng thu-chi năm 2014 lưu tại phòng tài chính kế toán - Các tài liệu khác có liên quan đến mục tiêu của đề tài.

2.3.3.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

• Mô tả các hoạt động cung ứng vắc xin dịch vụ của Trung tâm:

- Vẽ sơ đồ tóm tắt các quy trình lựa chọn vắc xin, mua vắc xin, cấp phát,… - Mô tả cụ thể các bước trong quy trình

• Phân tích các hoạt động cung ứng vắc xin dịch vụ của Trung tâm - Xử lý số liệu: dựa trên phần mềm Excel

- Phương pháp so sánh, phương pháp tỉ trọng, phương pháp so sánh định gốc

28

cấu dịch bệnh, kinh phí mua vắc xin, tỷ lệ tồn kho-sử dụng…tại TTYTDP Hóc Môn trong năm 2014.

- Phương pháp mô hình hóa, biểu đồ, đồ thị được sử dụng để minh họa cơ cấu

Danh mục vắc xin, tỷ trọng kinh phí mua vắc xin, tỷ lệ tồn kho-sử dụng… tại TTYTDP Hóc Môn trong năm 2014.

2.3.4. Các biến số nghiên cứu:

Nội dung Biến số Cách tính Nguồn thu thập -Tỷ lệ tiền vắc

xin tồn kho so với tiền vắc xin

sử dụng hàng tháng. - Vắc xin tồn kho - Vắc xin sử dụng Lấy số tiền vắc xin tồn kho trung bình hàng tháng chia cho số tiền vắc xin sử dụng trung bình hàng tháng. - Khoa dược - Phòng tài chính kế toán -Tỷ trọng chi phí mua vắc xin và tỷ trọng chi phí khác của Trung tâm. - Chi phí mua vắc xin - Tổng chi phí Chi phí mua vắc xin trong năm chia cho tổng chi phí của Trung tâm trong năm nhân 100%. - Khoa dược - Phòng tài chính kế toán -Tỷ lệ các loại vắc xin sử dụng so với tổng loại vắc xin trong danh mục. - Số loại vắc xin sử dụng - Tổng số vắc xin trong danh mục. Số loại vắc xin sử dụng chia cho tổng số loại vắc xin trong danh mục. - Khoa dược - Phòng tài chính kế toán - Giá trị của các loại vắc xin so với tổng giá trị sử dụng trong tháng.

- Giá trị mỗi loại vắc xin

-Tổng số tiền các loại vắc xin

Giá trị mỗi loại vắc xin chia cho tổng số tiền các loại vắc xin sử dụng. - Khoa dược - Phòng tài chính kế toán

29

Việt Nam so với vắc xin nhập ngoại.

Nam

- Vắc xin nhập ngoại

vắc xin Việt Nam chia cho tổng số tiền các loại vắc xin nhập ngoại.

- Phòng tài chính kế toán

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN VẮC XIN DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN HÓC MÔN NĂM 2014.

3.1.1. Hoạt động xây dựng danh mục vắc xin dịch vụ:

v Mô tả quy trình xây dựng danh mục vắc xin dịch vụ:

Hình 1.8: Sơ đồ qui trình xây dựng danh mục vắc xin dịch vụ tại TTYTDP Hóc Môn

Ủy viên thường trực HĐT & ĐT Căn cứ các yếu tố 1. DM vắc xin của những năm trước. 2. DM vắc xin và sinh phẩm y tế theo quyết định 674/QĐ-BYT. 3. Mô hình dịch bệnh. 4. Dự trù của khoa KSDB.

5. Điều kiện kinh phí. 6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật.

7. Trang thiết bị. 8. Kế hoạch ĐT của Trung tâm năm tới. 9. DM vắc xin trúng thầu còn hiệu lực. HĐT & ĐT (xem xét, sửa đổi và thông qua) Giám đốc Trung tâm Dự thảo DM vắc xin Tư vấn

Danh mục vắc xin của Trung tâm Giám sát Ban hành - Căn cứ dự trù vắc xin. - Xây dựng DM lần sau

30

Trung tâm đã thiết lập qui trình xây dựng danh mục vắc xin dịch vụ với các bước tương đối rõ ràng. HĐT & ĐT đóng vai trò chính trong việc xây dựng danh mục vắc xin. Ngoài ra còn có sự đóng góp của các bác sĩ, dược sĩ các khoa, phòng, trạm y tế xã-thị trấn.

3.1.2. Hoạt động lựa chọn vắc xindịch vụ

Vắc xindịch vụ tại TTYTDP Hóc Môn được lựa chọn dựa vào các yếu tố sau:

• Tư vấn của HĐT & ĐT Trung tâm y tế dự phòng.

• Nhu cầu sử dụng vắc xin dịch vụ của Trung tâm đã sử dụng trong 02 năm liên tục và dự đoán xu hướng dịch bệnh và nhu cầu vắc xin cho năm kế tiếp.

• Danh mục vắc xin dịch vụ của chương trình dịch vụ do Bộ Y tế ban hành theo quyết định 674/QĐ-BYT .

• Nguồn ngân sách dịch vụ của Trung tâm.

• Tiêu chí kỹ thuật: tính hợp pháp của nhà cung cấp, tính hợp pháp của vắc xin, tiêu chí kỷ thuật của vắc xin (nhiệt độ bảo quản,...).

Từ các yếu tố trên nên lập danh mục vắc xin dịch vụ cho việc phòng bệnh, căn cứ vào danh mục vắc xin, các báo cáo thống kê sử dụng, số lượng vắc xin tồn kho, ngân sách dịch vụ của Trung tâm, dự kiến số lượng bệnh nhân đến để phòng bệnh theo mùa hoặc do môi trường lao động năm sau để lập dự trù cung cấp, mua sắm vắc xin cho năm sau.

Nhận xét: Hoạt động xây dựng danh mục vắc xin dịch vụ đã làm thường xuyên, việc xây dựng danh mục vắc xin chủ yếu căn cứ vào danh mục vắc xin do Bộ Y Tế ban hành, kết quả trúng thầu của các nhà cung ứng và danh mục vắc xin đã sử dụng năm trước.

31

Bảng 3.10: Danh mục vắc xin dịch vụ năm 2013 S T T Tên vắc xin Nguồn gốc- Xuất xứ Công dụng Số lượng sử dụng (liều) A B C D E 1 VERORAB PHÁP Phòng bệnh dại 9,805 2 PENTAXIM PHÁP Ho gà- Bạch hầu- Uốn ván -

Viêm gan B - Bại liệt - Hib 404

3 INFANRIX HEXA BỈ

Phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà vô bào, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt bất hoại và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (HiB), nhất là viêm màng não mủ. 675 4 TETRAXIM PHÁP Phòng bệnh bạchhầu, uốn ván, ho gà và bại liệt ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. 217

5 VARILRIX BỈ Phòng bệnh Thủy đậu 200 6 OKAVAX PHÁP Phòng bệnh thủy đậu. 511

7 MENINGOCOCCAL

B + C CUBA

Phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm huyết thanh thanh B và C.

41

8 MENINGO A+C PHÁP Phòng bệnh não mô cầu A+C 591 9 TETAVAX PHÁP Phòng uốn ván 148

32

10 PNEUMO 23 PHÁP

Phòng ngừa các nhiễm trùng do Phế cầu khuẩn gây nên, đặc biệt là viêm phổi.

228

11 VAXIGRIP 0.25ml PHÁP Phòng cúm cho trẻ em dưới

36 tháng 1,093 12 VAXIGRIP 0.5ml PHÁP Phòng cúm cho người lớn và

trẻ em trên 36 tháng 1,120 13 FLUARIX 0.5ml BỈ Phòng ngừa cúm ở người lớn

và trẻ trên 6 tháng tuổi, 1,420 14 TYPHIM VI PHÁP Phòng bệnh thương hàn 13

15 AVAXIM 80 PHÁP

Dự phòng nhiễm virus viêm gan A ở trẻ em từ 12 tháng đếntròn 15 tuổi.

499

16 EPAXAL HÀN QUỐC

Phòng bệnh viêm gan siêu vi A cho ngườilớn và trẻ em trên 1 tuổi.

34

17 ENGERIX B 10mcg BỈ Phòng virus viêm gan B cho

trẻ em dưới 10 tuổi 508

18 ENGERIX B 20mcg BỈ

Phòng virus viêm gan B cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi

876

19 TWINRIX BỈ

Twinrix được chỉ định sử dụng cho người lớn chưa có miễn dịchvà trẻ em từ 1 tuổi trở lên, những người có nguy cơ nhiễm cả viêm gan A và viêm gan B.

120

20 PRIORIX BỈ Phòng bệnh sởi-quai bị -

33

21 CERVARIX BỈ Phòng ung thư cổ tử cung 195 22 GARDASIL MỸ Phòng ung thư cổ tử cung 4

23 ROTARIX BỈ Phòng ngừa viêm dạ dày - ruột do

Rotavirus. 709 24 ROTATEQ MỸ Phòng ngừa viêm dạ dày -

ruột do Rotavirus. 45 25 VNNB B 1ml VN Phòng viêm não Nhật Bản B. 2,890

26 HIBERIX BỈ

Được chỉ định cho mọi trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lênđể tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh do Hib gây ra.

18

Nhận xét:

Danh mục vắc xin dịch vụ năm 2013 gồm 26 loại, xét về chủng loại thì đáp ứng tương đối đủ nhu cầu phòng bệnh của nhân dân trên địa bàn huyện . Tuy nhiên về số lượng một số loại như Infanrix hexa, Pentaxim không đủ cho nhu cầu. Vì do Bộ Y tế tạm dừng tiêm vắc xin Quinvaxem chương trình TCMR từ tháng 5 đến cuối tháng 10 năm 2013 làm các nhà cung ứng vắc xin không đặt hàng kịp với công ty nước ngoài.

Và đây cũng là căn cứ quan trọng cho việc dự trù vắc xin năm 2014.

Trong danh mục chỉ sử dụng duy nhất một vắc xin Viêm não Nhật Bản B được sản xuất tại Việt Nam. Điều này cho thấy rằng sự lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào nguồn vắc xin nhập ngoại. Đó là lý do khi nhu cầu tăng đột biến thì chúng ta sẽ bị động vào nguồn cung ứng.

Danh mục vắc xin dịch vụ tại Trung tâm do khoa Dược tổng hợp nguồn báo cáo sử dụng của khoa KSDB, thông qua HĐT & ĐT được Ban giám đốc ký duyệt. Danh mục được thành lập, số lượng sử dụng sẽ lấy qua các năm trước và ước lượng tăng 10- 30% với tình hình dịch bệnh thay đổi theo mùa, theo nhu cầu của khách hàng. Qua nguồn cung cấp vắc xin của các nhà cung ứng đã được Bộ Y tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng vắcxin dịch vụ tại Trung tâm y tế dự phòng Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh năm 2014 = (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)