Xác định một số tính chất đất trong vùng sản xuất rau tại xã Trung An

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng phân bón hóa học thuốc bảo vệ thực vật đến số lượng giun đất sản xuất rau xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 61 - 65)

- Diện tích đất nuôi trồng thuỷ hải sản 23,0 ha

3.5.1Xác định một số tính chất đất trong vùng sản xuất rau tại xã Trung An

thuốc Oshin 20 WP (0,10-0,13 kg/ha). Như vậy trung bình lượng thuốc trừ sâu được người dân phun cho cây rau là 0,56 kg/ha. So với lượng thuốc trừ sâu trung bình được người dân phun cho cây rau ở MH TT (0,77 lit/ha) thì lượng thuốc trừ sâu phun tại MH AT ít hơn 0,21 kg/ha.

Đối với thuốc trừ bệnh, người dân phun nhiều nhất là Ricide 72 WP (1,65 kg/ha) trừ bệnh phấn trắng trên cà chua, cải xanh, dưa chuột; ít nhất là thuốc Ridozep 72 WP (0,08 kg/ha) trừ bệnh sương mai trên su hào, bắp cải, cà chua. Trung bình lượng thuốc trừ bệnh được người dân phun ở MH AT là 0,78 kg/ha, ít hơn so với trung bình lượng thuốc trừ bệnh tại MH TT (0,98 kg/ha) là 0,20 kg/ha.

Giữa 2 MH TT và MH AT, ta có thể dễ dàng nhận thấy, cả 2 loại thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh thì liều lượng thực tế người dân phun cho rau ở MH TT đều cao hơn so với MH AT (đối với thuốc trừ sâu, tại MH TT lượng thuốc được phun trung bình 0,88 lit/ha, còn tại MT AT là 0,62 lit/ha, cao hơn 0,4 lit/ha. Mặt khác, 90% thuốc BVTV ở MH TT có nguồn gốc hóa học, 80-90% thuốc BVTV ở MH AT có nguồn gốc sinh học. Đây là hiện tượng người dân canh tác rau theo MH TT lạm dụng thuốc BVTV để phun cho cây rau, bỏ qua những vấn đề về sức khỏe, môi trường với mục đích chính là tăng năng suất, chất lượng nông sản. Sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học ở liều lượng cao còn gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất, và nếu không được cách lý đúng thời hạn sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe con người.

3.5 Xác định một số tính chất đất và số lượng giun đất trong vùng sảnxuất rau tại xã Trung An xuất rau tại xã Trung An

3.5.1 Xác định một số tính chất đất trong vùng sản xuất rau tại xã TrungAn An

Chất lượng đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng. Chất lượng đất được đánh giá qua một số chỉ tiêu như: pH,

truyền thống và an toàn, sau đó tiến hành phân tích mẫu đất tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu rau quả đã cho kết quả như sau:

Bảng 3.13: Kết quả phân tích đất trên cả hai MH AT và MH TT tại xã Trung An Chỉ tiêu phân tích MH AT MH TT Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Trung bình Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Trung bình pHKCl 7,02 7,25 7,02 7,097 6,48 6,28 6,45 6,403 OM (%) 0,94 1,549 1,496 1,328 0,788 1,017 1,095 0,967 Nts(%) 0,078 0,162 0,117 0,119 0,061 0,084 0,112 0,086 Pts(%) 0,146 0,232 0,271 0,216 0,169 0,201 0,303 0,224 Kts(%) 0,606 1,523 1,554 1,228 0,461 0,684 1,028 0,724

Nguồn: Kết quả phân tích, 2016

Ở kết quả phân tích đợt 1 ở giai đoạn chưa gieo trồng rau, khi so sánh giữa 2 mô hình các thông số của các chỉ tiêu đất có sựa khác nhau cơ bản ở thông số pH và OM. Đất ở MH AT do được bón phân chuồng nên có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn đất ở MH TT (MH AT có OM = 0,94 lớn hơn so với mức OM = 0,788 ở MH TT). Đất ở MH TT do bón nhiều phân bón hóa học hơn đất ở MH AT nên pH đất ở MH TT ở mức chua (pH = 6,48), pH ở MH AT do ít bón nhiều phân hữu cơ và ít phân bón hóa học nên đất có pH ở mức trung tính ( pH = 7,02). Các thông số Nts, Pts, Kts ở MH AT nhìn chung cao hơn ở MH TT do đất trên MH AT được bón nhiều phân hữu cơ hơn đất trên MH TT

Ở kết quả phân tích đợt 2, đất được lấy ở giai đoạn người dân đã bón lót và bón thúc nên hàm lượng dinh dưỡng ở mẫu phân tích lần 2 tăng lên rõ rệt. Đất ở MH AT do được bón phân chuồng nên có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn đất ở MH TT (MH AT có OM = 1,549) lớn hơn so với mức OM = 1,017 ở MH TT). Đất ở MH TT do bón nhiều phân bón hóa học hơn đất ở MH AT nên pH đất ở MH TT ở mức chua (pH = 6,28), pH ở MH AT do ít bón nhiều phân hữu cơ và ít phân bón hóa học nên đất có pH ở mức trung tính (pH = 7,25). Các thông số Nts, Pts, Kts ở MH AT nhìn chung cao hơn ở MH TT.

Ở kết quả phân tích đợt 3, giai đoạn cây đã thu hoạch nhưng do đã thời tiết đã sang hạ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nên người dân đã trồng gối vụ và bón lót, bón thúc ngay. Điều đó thể hiện trên các thông số của đất ở cả 2 mô hình đều xấp xỉ bằng với đất lấy mẫu lần 2. Đất ở MH AT vẫn giàu hàm lượng hữu cơ hơn MH TT (MH AT có OM = 1,496 lớn hơn so với mức OM = 1,095 ở MH TT). Đất ở MH TT do bón nhiều phân bón hóa học hơn đất ở MH AT nên pH đất ở MH TT ở mức chua (pH = 6,45), pH ở MH AT do ít bón nhiều phân hữu cơ và ít phân bón hóa học nên đất có pH ở mức trung tính (pH = 7,02). Các thông số Nts, Pts, Kts ở MH AT nhìn chung cao hơn ở MH TT.

Khi so sánh giá trị trung bình các thông số giữa 2 mô hình thì ở MH TT, do lượng phân chuồng được người dân sử dụng bón vào đất ít (chỉ có 3,8- 11,3 tấn/ha –bảng 3.5), trong khi theo số liệu bảng 3.6, 3.7, 3.8, 3.9 lượng phân hóa học được người dân sử dụng chăm sóc cho cây rau nhiều nên hàm lượng chất hữu cơ trong đất giảm sút, chỉ số mùn thấp (OM = 0,967 –bảng 3.13), và số liệu này cũng hoàn toàn phù hợp với quan sát thực địa: đất gieo trồng cây rau ở mô hình này chai cứng và không được tơi xốp như MH AT. Tại MH AT, do lượng phân hóa học được người dân tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật nên khối lượng sử dụng ít hơn và lượng phân hữu cơ được bổ sung vào đất theo thời gian ngày một gia tăng với một lượng lớn (9,1 – 22,5 tấn/ha –bảng 3.5) nên đất trở nên tơi xốp hơn và độ ẩm cũng cao hơn, do vậy hàm lượng mùn ở mô hình này cũng tăng lên đáng kể, nếu so sánh với MH TT thì chỉ số (OM = 1,328 –bảng 3.13) cao hơn 1,37 lần.

Lượng phân hóa học được đưa vào đất nhiều cũng là nguyên nhân gây chua đất, pH đất thấp. Ở MH TT, pH = 6,403, đất có tính axit nhẹ. Do lượng phân hóa học nhiều, làm cho pH đất giảm, đất chua khiến cho khả năng hấp thu các dưỡng chất như kali, photpho… giảm sút. Mặt khác, đất chua khiến cho hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ đẫn đến tình trạng đất bị chặt, nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, lượng phân hóa học

dưỡng cho cây rau. Ở MH AT, lượng phân hóa học ít hơn, pH ở mức trung tính (pH = 7,097). Đất có tính kiềm nhẹ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan sát ở thực địa: đất ở MH AT không chai cứng và tơi xốp hơn so với MH TT.

So sánh lượng phân đạm thực tế sử dụng giữa MH TT và MH AT ta nhận thấy, ở MH TT, lượng phân đạm được người dân sử dụng nhiều hơn so với MH AT là 159,5 kg/ha (333,6 kg/ha so sánh với 174,1 kg/ha) (bảng 3.6). Tuy nhiên về hàm lượng nitơ tổng số, ở MH AT lại có giá trị nito tổng số lớn hơn ở MH TT (1,328 so với 0,967 – bảng 3.13). Nguyên nhân là do trong chất hữu cơ, đạm chiếm khoảng 5%, đất càng giàu chất hữu cơ thì lượng đạm càng cao. MH AT được bón lượng phân hữu cơ (đã được tích lũy qua một số vụ trước) vì vậy hàm lượng đạm tổng số cao hơn MH TT không bón phân hữu cơ. Lượng đạm hóa học được người dân bón và ở MH TT thì ở dạng dễ tiêu và dễ bị rửa trôi, ít đóng góp vào hàm lượng nito tổng số của đất nên MH TT có lượng nito tổng số thấp hơn MH AT.

Đất ở vùng sản xuất rau ở Trung An là đất phù sa sông Hồng, qua nhiều kết quả phân tích đã cho thấy loại đất này có hàm lượng lân và kali tổng số ở mức trung bình đến giàu. Đất ở MH AT do được bổ sung dinh dưỡng từ phân hữu cơ nên cao hơn MH TT một chút. Kết quả phân tích theo bảng 3.13 cũng cho thấy điều này. Hàm lượng lân ở cả 2 mô hình đều ở mức giàu (0,224% ở MHTT và 0,216% ở MH AT). Hàm lượng kali tổng số ở MHAT ở mức giàu (1,228% - bảng 3.13) hàm lượng kali tổng số ở MHTT ở mức trung bình (0,724% - bảng 3.13).

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng phân bón hóa học thuốc bảo vệ thực vật đến số lượng giun đất sản xuất rau xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 61 - 65)