III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5. Tiếp cận thông tin về pháp luật và thị trường đất đai
trường đất đai
Những phát hiện định tính đã chỉ ra việc hiểu biết về pháp luật cũng như am hiểu về tình hình biến động giá cả, về sự tăng đột biến của giá trị đất đai khiến cho phụ nữ trở nên chủ động hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình với đất đai, tài sản và từ đó sức mạnh của phụ nữ trong việc bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng của họ với loại tài sản này cũng được nâng cao (xem thêm phần C). Trong phần định lượng của nghiên cứu này, do vậy, chúng tôi đã đo lường mức độ quan tâm của phụ nữ đến những chủ đề thông tin và kiến thức liên quan. Liệu phụ nữ có thật sự quan tâm và tự nâng cao hiểu biết của mình đối với chính sách và pháp luật liên quan đến đất đai và quyền lợi của họ, liệu họ có quan tâm tìm hiểu những biến
động thị trường, sự thay đổi giá trị mảnh đất mà gia đình họ sở hữu, và hành vi tìm kiếm thông tin này khác biệt như thế nào giữa các nhóm dân số khác nhau.
5.1. Chủ động tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật và thị trường
Nhìn chung, kết quả điều tra cho thấy, cho dù đã có một tỷ lệ nhất định phụ nữ quan tâm tìm hiểu đến những chủ đề này, họ vẫn là nhóm yếu thế so với nam giới trên mọi lĩnh vực hiểu biết. Điều này cũng phần nào giải thích tại sao tỷ lệ phụ nữ thật sự tham gia vào các hoạt động giao dịch liên quan đến đất đai hay tỷ lệ phụ nữ có vai trò quyết định trong các giao dịch này còn rất hạn chế, khi họ chưa thật sự quan tâm và hiểu biết thấu đáo về pháp luật hay những thông tin cần thiết liên quan. Những hạn chế về tìm hiểu thông tin, như trong những phát hiện định tính (xem thêm phần B.4.5) đã cản trở rất nhiều đến việc tiếp cận dịch vụ liên quan đến các mối quan hệ đất đai của phụ nữ.
Bảng 28. Tỷ lệ người có tìm hiểu các nội dung thông tin, chính sách, pháp luật về đất đai trong tổng số người được hỏi phân theo giới tính, nhóm tộc người và nông thôn/đô thị (*)
Giới tính Nhóm tộc người Nơi ở Nam Nữ Kinh Phụ hệ
thiểu số Mẫu hệ Song hệ Xã Phường
% % % % % % % %
Giá cả đất đai/bất động sản 43,6 22,5 40,6 24,6 8,1 16,9 25,5 48,8 Tình hình thị trường đất đai/ bất
động sản 36,6 20,3 36,6 17,5 5,4 11,3 20,5 46,5
Thông tin về quy hoạch đất đai ở
địa phương 49,9 33,0 53,4 27,8 11,3 12,1 33,2 60,0 Thông tin về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất 56,9 39,7 61,4 38,1 14,0 13,7 40,1 66,8 Pháp luật về quyền thừa kế 49,0 35,2 54,8 30,2 9,7 11,3 34,3 60,3 Pháp luật về quyền của vợ/chồng
với tài sản chung 50,6 37,2 57,5 33,3 10,2 8,1 35,7 63,2 Các thông tin khác liên quan đến
đất đai 22,3 16,8 25,5 12,7 4,8 6,5 13,5 34,7
Mức bình quân 44,1 29,2 47,1 26,3 9,1 11,4 29,0 54,3 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (n) (555) (698) (817) (126) (186) (124) (913) (340)
(*) Các số % được trình bày trong bảng là tỷ lệ những người trả lời có tìm hiểu các nội dung được hỏi trên tổng số người trả lời (n) ở dòng cuối bảng.
Việc chia sẻ quyền quyết định trong các giao dịch
Kết quả phân tích (Bảng 28) cho thấy, nhìn chung phụ nữ thường có xu hướng ít quan tâm tìm hiểu các chủ đề về thị trường bất động sản, các chính sách và pháp luật liên quan đến đất đai tài sản hơn so với nam giới. Với phụ nữ và nam giới, các thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường được quan tâm hơn cả, tiếp đến là các thông tin về quy hoạch đất đai và các thông tin về chính sách và pháp luật. Phụ nữ đặc biệt ít quan tâm hơn đối với các vấn đề giá cả, tình hình thị trường bất động sản, điều này phù hợp với tỷ lệ tham gia các giao dịch và quyết định về đất đai của họ cũng rất thấp.
Khi phân tích theo nhóm tộc người, kết quả điều tra cho thấy những người trả lời thuộc nhóm người Kinh có tỷ lệ quan tâm tìm kiếm thông tin về đất đai và pháp luật liên quan cao hơn hẳn 3 nhóm còn lại. Trong khi đó, nhóm mẫu hệ là nhóm ít quan tâm nhất đến các vấn đề này, đặc biệt đối với các thông tin về giá cả đất đai hay thị trường bất động sản. Có thể vì quá trình đô thị hoá, quy hoạch đất đai hay thị trường bất động sản ở địa bàn họ sinh sống chưa có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân ở đó.
Sự khác biệt về hành vi tìm hiểu thông tin giữa 2
nhóm người trả lời sống ở các địa bàn đô thị và nông thôn thể hiện rất rõ nét. Người dân sống tại đô thị thể hiện rõ sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến đất đai tài sản hơn hẳn so với người dân sống tại nông thôn trên tất cả các chủ đề. Điều này có thể dễ dàng giải thích vì tình hình biến động giá cả đất đai và sự tiếp cận thông tin sẵn có ở hai địa bàn là rất khác biệt.
5.2. Hoạt động tuyên truyền pháp luật và chính sách tại địa phương
Việc chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng là một tác nhân giúp người dân được tiếp cận và nâng cao hiểu biết của mình về quyền cũng như các luật pháp và chính sách liên quan. Phụ nữ chủ động tham dự vào các hoạt động này rất có thể sẽ giúp họ trang bị cho mình kiến thức và sự tự tin để tham gia vào các quan hệ đất đai tài sản, hoặc có nhiều năng lực để thực hiện các hoạt động thương lượng hay quyết định liên quan đến quyền lợi của mình về các vấn đề đất đai. Tuy nhiên, sự quan tâm và tham gia vào các hoạt động này của người dân ở các địa phương vùng miền khác nhau cũng rất khác biệt.
Bảng 29. Tỷ lệ phần trăm người tham gia vào các buổi họp tuyên truyền chính sách và pháp luật phân theo nhóm tộc người và nông thôn/đô thị
Nhóm tộc người Nơi ở Kinh Phụ hệ thiểu số Mẫu hệ Song hệ Xã Phường
% % % % % %
Địa phương có tổ chức cuộc họp
thông báo/tuyên truyền 69,0 68,0 51,1 46,8 62,0 69,6
Người thường đi họp
Không đi 1,3 1,2 0,0 5,4 2,0 0,0 Vợ 43,0 31,4 15,8 23,2 30,9 51,9 Chồng 35,7 48,8 61,1 60,7 47,9 27,8 Cả hai vợ chồng 18,2 17,4 17,9 7,1 16,6 19,0 Người khác 1,8 1,2 5,3 3,6 2,7 1,3 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Số cuộc họp (n) (560) (86) (95) (56) (560) (237) nhất (15,8%). Phụ nữ ở thành thị có tỷ lệ tham gia vào các buổi họp tuyên truyền pháp luật cao hơn phụ nữ ở nông thôn (51,9% so với 30,9%). Những kết quả này phù hợp với những phát hiện ở trên về sự tham gia vào các hoạt động giao dịch, thương lượng và quyết định liên quan đến đất đai của phụ nữ người Kinh và sống tại các khu vực đô thị có phần phổ biến hơn khi so với phụ nữ ở các nhóm tộc người khác và sống tại các vùng nông thôn.
5.3. Khi có tranh chấp về đất đai tìm lời khuyên ở đâu
Khi được hỏi về những nguồn hỗ trợ đáng tin cậy để cung cấp lời khuyên hoặc phân giải khi xảy ra các tranh chấp về đất đai, kết quả (Bảng 30) cho thấy, chính quyền địa phương được coi là chỗ dựa phổ biến nhất cho người dân khi họ gặp các khúc mắc liên quan đến đất đai. Có đến 78% người trả lời trong cuộc nghiên cứu cho biết họ sẽ tìm đến chính quyền địa phương khi gặp những vấn đề này. Tiếp đó là những người có uy tín trong cộng đồng như tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, trưởng bản (24%). Khoảng 1/5 số người trả lời cho biết họ có thể sẽ tìm đến người quen, họ hàng, hay những đoàn thể để tìm kiếm trợ giúp.
Ngoài những nguồn hỗ trợ kể trên, có một số nhỏ người trả lời cho biết khi xảy ra những vấn đề khúc mắc, những mâu thuẫn tranh chấp liên quan đến đất đai, họ sẽ tìm hiểu thông tin qua các kênh TV, Internet hoặc một số nguồn khác.
Phân tích hành vi tìm kiếm hỗ trợ theo giới tính, có thể nhận thấy tỷ lệ tìm kiếm các nguồn tham vấn của nam và nữ về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, có thể thấy hành vi tự tìm hiểu thông tin qua sách báo ở nam giới cao hơn hẳn so với phụ nữ (10% so với 6%), và tìm kiếm lời khuyên từ mạng lưới người quen ở nam giới cũng nhiều hơn so với phụ nữ (20% so với 16%).
Phân tích theo nhóm tộc người, sự khác biệt đã được xác nhận. Nhóm phụ hệ không phải người Kinh (36.5%), nhóm mẫu hệ (34%) và song hệ (30%) có xu hướng liên hệ đến trưởng thôn hay người có tín nhiệm trong cộng đồng khi gặp những vấn đề liên quan đến đất đai, trong khi tỷ lệ này ở nhóm người Kinh là thấp nhất (18%). Bên cạnh đó, nhóm phụ hệ tự tìm kiểm thông tin qua sách báo hoặc internet nhiều hơn hẳn so với hai nhóm còn lại. Việc tìm đến luật sư tuy không phổ biến ở mọi nhóm, nhưng tỷ lệ sử dụng phương án này ở nhóm người Kinh cao hơn hẳn các nhóm còn lại.
Kết quả điều tra (Bảng 29) cho thấy, những địa phương là địa bàn sinh sống của các dân tộc phụ hệ là những nơi người trả lời cho biết có hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai nhiều nhất, hoạt động này cũng thấy phổ
biến hơn ở những địa bàn đô thị so với các địa bàn nông thôn. Nhóm dân tộc Kinh có tỷ lệ phụ nữ (người vợ) tham dự các cuộc họp phổ biến kiến thức cao nhất (43%) trong khi nhóm mẫu hệ có ít phụ nữ tham dự vào các hoạt động này
Bảng 30. Nguồn cung cấp lời khuyên khi xảy ra tranh chấp về đất đai phân theo giới tính, nhóm tộc người và nông thôn/đô thị
Giới tính Nhóm tộc người Nơi ở Nguồn cung cấp lời khuyên Nam Nữ Kinh Phụ hệ
thiểu số Mẫu hệ Song hệ Xã Phường
% % % % % % % %
Họ hàng 19,3 18,9 20,0 14,3 20,4 16,1 19,6 17,6
Người quen/bạn bè 20,4 16,5 18,4 29,4 9,7 18,5 18,5 17,4 Chính quyền địa phương 82,3 74,4 84,0 66,7 60,2 75,8 77,7 78,5
Đoàn thể 23,1 14,9 22,5 17,5 9,1 7,3 18,9 17,4
Tìm hiểu qua sách báo 10,3 6,4 11,0 2,4 2,7 3,2 5,0 16,5 Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân
phố 24,3 23,1 18,2 36,5 34,4 29,8 27,3 13,8
Luật sư 4,5 5,9 6,7 2,4 2,2 3,2 2,0 14,1
Khác 0,9 0,7 1,1 0,8 0,2 2,4
Tổng số 100 100 100 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn cung cấp lời khuyên (n) (555) (698) (817) (126) (186) (124) (913) (340) Tóm lại, phân tích quan hệ giới đối với việc đứng
tên và quyết định đối với các tài sản đất đai của gia đình cho thấy, trong hầu hết hoàn cảnh phụ
nữ luôn ở trong tình trạng yếu thế hơn so với nam giới. Những kết quả trên đã đưa ra một số gợi ý về những nhân tố có thể giúp mở rộng thực hành
bình đẳng về sở hữu và quyền quyết định đối với đất đai cho phụ nữ. Việc nâng cao trình độ học vấn, nâng cao đời sống, mở rộng tuyên truyền về chính sách pháp luật và vận động phụ nữ chủ động tham gia tìm hiểu pháp luật, chủ động tham gia vào các giao dịch đất đai sẽ giúp cho họ có nhiều cơ hội hơn để đạt đến thực hành bình đẳng trong vấn đề này.