Dựa vào đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên của địa điểm nghiên cứu và đặc điểm sinh thái của các loài Dương xỉ là ưa ẩm, chúng tôi chia thành 6 sinh cảnh liên quan tới sự phân bố:
(1) Sinh cảnh nương bãi (kể cả vùng dân cư), (2) Sinh cảnh đồi đất
(3) Sinh cảnh núi đá vôi, (4) Sinh cảnh ven suối, (5) Sinh cảnh dưới tán rừng (6) Sinh cảnh đồng ruộng, ao hồ.
Sự phân bố của các loài Dương xỉ theo sinh cảnh được thể hiện quả bảng 3.7 và hình 3.5.
Bảng 3.7. Sự phân bố các bậc taxon loài Dương xỉ theo sinh cảnh
TT Sinh cảnh Họ Chi Loài
SL % SL % SL %
1 Nương bãi 7 36,84 8 17,39 11 11,34
2 Đồi đất 11 57,90 14 30,44 33 34,02
3 Núi đá vôi 8 42,11 11 23,91 18 18,56
42
5 Dưới tán rừng 14 73,68 27 58,70 58 59,79
6 Đồng ruộng, ao hồ 5 26,32 5 10,87 5 5,16
Qua bảng 3.7 và hình 3.5. cho thấy, sự phân bố của các bậc taxon ở các sinh cảnh là không giống nhau. Sinh cảnh có tần số bắt gặp nhiều nhất là dưới tán rừng với 14 họ (chiếm 73,68% tổng số họ), 27 chi (chiếm 58,70% tổng số chi) và 58 loài (chiếm 59,79% tổng số loài hiện biết). Trong đó, có những loài của các chi như Adiantum, Tectaria, Pteris,
Pyrrosia… Điều này phù hợp với điều kiện dưới tán rừng có độ ẩm và lượng mùn nhiều.
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ phân bố Dương xỉ huyện Ngọc Lặc theo sinh cảnh Tiếp đến là sinh cảnh ven suối với 11 họ (chiếm 57,90%), 20 chi (chiếm 43,48%) và 36 loài (chiếm 37,11%). ; sinh cảnh đồi đất với 11 họ (chiếm 57,90%), 14 chi (chiếm 30,44%) và 33 loài (chiếm 34,02%)…
43
Sinh cảnh núi đá vôi với 8 họ (chiếm 42,11%), 11 chi (chiếm 23,91%) và 18 loài (chiếm 18,56%). Thường gặp những loài trong các chi
Adiantum, Heterogonium, Pyrrosia…
Sinh cảnh nương bãi với 7 họ (chiếm 36,84%), 8 chi (17,39%) và 11 loài (chiếm 11,34%). Các loài phổ biến trên sinh cảnh này là Hypolepis punctata, Cibotium barometz, Dicranopteris splendida …
Thấp nhất là sinh cảnh đồng ruộng, ao hồ chỉ có 5 họ (chiếm 26,32%), 5 chi (chiếm 10,87%) và 5 loài (chiếm 5,16%). Đây là những loài ưa nước như Azolla caroliniana, Marsilea crenata, Microsorum punctatum,
44