4.1. Một số điểm tương đồng giữa Singapore và Việt Nam
Singapore và Việt Nam là 2 quốc gia có thời gian tương đối dài bị đô hộ và trải qua nhiều cuộc chiến trong suốt giai đoạn Thế chiến lần 2:
oSingapore: thực dân Anh và phát xít Nhật làm chủ đất nước này về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho đến tận năm 1959 mới giành được độc lập.
oViệt Nam: là quãng thời gian nắm chính quyền của thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ cho đến tận năm 1975 mới có sự thống nhất chung.
Về chế độ chính trị do một đảng cầm quyền: Cả Việt Nam và Singapore hiện nay gần như đều đang tồn tại một hình thái chính trị chung đó là do một đảng lãnh đạo
o Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sau khi giành độc lập dân tộc năm 1975.
o Singapore: tuy có tồn tại chế độ đa đảng, song từ ngày đầu độc lập, Đảng Nhân dân Hành động (PAP) đã nắm toàn bộ chính quyền với 3 đời thủ
tướng liên tiếp.
- Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Việt Nam và Singapore là hai trong số các quốc gia có nhiều lợi thể về biển nhất trên Thể giới:
o Cảng biển Singapre là một cảng biển vô cùng nhộn nhịp với lượng hàng hóa giao thương rất lớn. Chính vì có lợi thế này, hàng năm Singapore đã có một nguồn thu đáng kể
o Về Việt Nam, có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng là hai khu vực có tiềm năng kinh tế không nhỏ. Vì vậy, nếu kết hợp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với việc phát triển hợp lý khu vực đặc quyền kinh tế của mình, Việt Nam hoàn toàn có thể coi đây là một nguồn lực quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế ngoại thương của quốc gia.
Vị trí đều nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Singapore chắc chắn sẽ có những chính sách tương đồng trong việc phát triển ngoại thương trong khu vực, khi cả hai đều tham gia tích cực vào các vấn đề chung của ASEAN và cũng là những thành viên năng động trong việc đóng góp thành công của khối thương mại tự do AFTA.
Đi theo nền kinh tế thị trường: Cả Việt Nam và Singapore đều nhìn nhận ra được những điểm mạnh mà nền kinh tế thị trường mang lại. Đó là những lợi thế về ngoại thương, phát triển năng lực sản xuất từ gia tăng cạnh tranh, tự do chu chuyển vốn và lao động, kích thích các nguồn lực đầu tư nước ngoài.
Cùng tham gia nhiều tổ chức kinh tế trên Thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)… Đây là những tổ chức kinh tế quan trọng trên khu vực và trên Thế giới, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và Singapore.
Công ty kinh doanh vốn Nhà nước: Việt Nam và Singapore là một trong ít các quốc gia trên Thế giới đang duy trì công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC của Việt Nam thành lập năm 2005, còn tập đoàn Temasek của Singapore thành lập
năm 1974). Về cơ bản, hai tập đoàn này là sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào các hoạt động kinh tế, xã hội nhằm thu lại lợi nhuận cho quốc gia. Với một nguồn thu tương đối lớn từ thuế và các khoản tiết kiệm quốc dân, các công ty này đóng vai trò điểm tựa vững chắc cho việc nâng cao mức sống người dân trong dài hạn ở cả 2 quốc gia.
Gắn sự phát triển của quốc gia với chính sách phát triển thương mại: cả Việt Nam và Singapore đều là các quốc gia có tỷ trọng thương mại trong tổng sản phẩm quốc nội tương đối lớn. Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam năm 2009 lớn hơn 1.5 lần, trong khi con số này ở Singapore lên tới 3.63 lần.
Tỷ lệ tiết kiệm cao: Singapore có thể nói là một trong các quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất trên Thế giới. Tỷ lệ tiết kiệm bắt buộc ở Đảo quốc Sư tử là 20 – 25% thu nhập của mỗi người dân. Từ năm 1955 tới 1984, tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm đã tăng từ 10% lên đến 50%, tiền gửi được Nhà nước bảo hiểm. Còn người dân Việt Nam từ lâu đời đã có ý thức tiết kiệm nhằm mục đích tiêu dùng trong tương lai.
4.2. Bài học cho Việt Nam
4.2.1. Phát triển tài chính
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết để thực hiện thành công công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho tài chính, một hành lang pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu cho hệ thống ngân hàng nội địa như Singapore, đồng thời, việc sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như hạn chế những mục tiêu thời kì đầu là cần thiết để kiềm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng tín dụng, hoặc đẩy mạnh phát triển tín dụng theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ gây tổn hại cao cho hệ thống ngân hàng.
Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn song song với phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút thêm các nguồn lực nước ngoài để đáp
ứng thêm nhu cầu về vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu đãi tín dụng… để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Khi các định chế tài chính trong nước còn yếu kém và tồn tại các sơ hở, nhất là khi hệ thống các ngân hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn rất nguy hiểm. Dòng vốn ngắn hạn ồ ạt này gây nên hiện tượng “thừa vốn”, dẫn đến tình trạng lãng phí, hâm nóng thị trường bất động sản, và sự đảo ngược dòng vốn này gây ra bất ổn trong thị trường tài chính.
Cần phải có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín dụng và thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có lộ trình thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn. Tuy nhiên, sự can thiệp của Chính phủ cũng phải phù hợp với xu thế chung đủ để hoạt động của các ngân hàng không bị gò bó, thiếu linh động, khó khan trong quá trình hội nhập quốc tế.
Kết hợp đồng bộ việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về chính sách môi trường kinh tế, cải cách hành chính để mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư, cởi bỏ quyền hạn về quyền sư hữu, hình thức hoạt động, kể cả huy động và giao dịch với các đối tác tiền gửi bằng VND và thiết lập các chi nhánh ngân hàng tại các địa phương; mở rộng cung cấp dịch vụ cao cấp, dịch vụ chăm sóc hàng, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt… Trong đó, cần nghiên cứu tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài tham gia đầu tư vào các ngân hàng thương mại Việt Nam (trên 30%) nhằm thu hút vốn gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam.
Để nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi mở rộng cửa cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư, Việt Nam cần tái cấu trúc lại hệ thống
ngân hàng theo hướng hiện đại hóa; tăng vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, đồng thời, củng cố hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn các địa phương nhằm hạn chế sự thâm nhập và lan tỏa của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại đây.
4.2.2. Chính sách tài chính công
Đối với nền tài chính công, Việt Nam có thể học ở Singapore một số bài học sau:
Chống tham nhũng, lãng phí quyết liệt và có hiệu lực trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội và chi tiêu tùy tiện công quỹ Nhà nước là biện pháp hữu hiệu không thể không đề cập trong việc hiệu quả hóa ngân sách Nhà nước trong điều kiện hiện nay.
Tập trung nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân thay vì dồn quá nhiều vốn cho doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực tư nhân chính là điểm xuất phát cho sự tăng trưởng của quốc gia, là điểm nguồn cho sự sáng tạo, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút lực lượng lao động khổng lồ
oSingapore là điển hình cho việc tập trung vào kinh tế tư nhân khi gói kích cầu trị giá 20,5 tỷ SGD, họ đã dành tới 8.4 tỉ (40.9 % - năm 2009) cho khu vực doanh nghiệp này.
oĐể sử dụng hợp lý nguồn tài sản quốc gia, Singapore đã có một cách hữu hiệu là thành lập công ty đầu tư và kinh doanh vốn Temasek, năm 1974.
oNăm 2005, Việt Nam thành lập tập đoàn kinh doanh và đầu tư Nhà nước (SCIC), với vốn điều lệ là 15.000 tỷ đồng có thể coi là một bước ngoặt để chúng ta học hỏi và nhân rộng mô hình này.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô của Singapore, chúng ta đã có những hiểu biết về tình hình kinh tế và những chính sách kinh tế vĩ mô của Singapore. Là một đất nước không được thiên nhiên ưu ái các điều kiện về tự nhiên nhưng chính phủ Singapore luôn đưa ra những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của mình bằng việc chuyển sang nền kinh tế tri thức, chú trọng việc buôn bán giao thương với các nước trên Thế giới; áp dụng các chính sách mậu dịch thương mại mở rộng. Điều này đã tạo ra cho Singapore một môi trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi cho các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, là một điểm sáng về kinh tế vô cùng hấp dẫn của khu vực Châu Á nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng. Singapore đã, đang và sẽ là một thành phố phát triển năng động, một trong các đầu mối giao nhau của các mạng lưới giao thương mua bán và dịch vụ không chỉ của khu vực Châu Á mà còn mở rộng ra toàn thế giới
Một lần nữa, Singapore đã khẳng định được với bạn bè khắp năm châu rằng “Chúng tôi phải cho Thế giới biết đến sự tồn tại của chúng tôi trên bản đồ chứ không phải là một dấu chấm mờ nhạt khó tìm”.