Đánh giá tiêu chí: Đạt/không đạt.

Một phần của tài liệu Tài liệu bổ trợ dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non module 3 đánh giá ngoài trường mầm non (Trang 37)

Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;

c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.

1. Điểm mạnh

Không nhất trí với điểm mạnh: “Trong giai đoạn 4 năm gần đây tỷ lệ học sinh đạt các chỉ số theo độ tuổi tương đối cao. Đa số trẻ thích khám phá thế giới xung quanh có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán và giải quyết các vấn đề phù hợp với độ tuổi” vì không cụ thể.

Theo đoàn điểm mạnh là: Đa số trẻ ham hiểu biết, tích cực tìm hiểu khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ, phát hiện và giải

38

quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. Trẻ có hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm, biểu tượng sơ đẳng về toán.

2. Điểm yếu

Đoàn không đồng tình việc nhà trường xác định: “Một số trẻ 3 tuổi, 2 tuổi khả năng ghi nhớ có chủ định và tư duy của trẻ còn hạn chế, chưa mạnh dạn vì theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên khả năng so sánh và phán đoán chưa như kết quả mong muốn”, vì đây là đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ nhỏ chứ không phải là hạn chế của trẻ.

Theo đoàn điểm yếu là: Còn trẻ em người dân tộc thiểu số ít giao tiếp với môi trường xung quanh nên khả năng quan sát, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng tự nhiên còn hạn chế.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường xác định: Vào đầu năm học hằng năm chuyên môn có kế hoạch chỉ đạo giáo viên phụ trách các độ tuổi lựa chọn các nội dung giáo dục, xây dựng kế hoạch phù hợp với chủ đề chủ điểm, điều kiện của nhóm lớp để 100% trẻ đạt chỉ số các độ tuổi theo quy định. Theo Đoàn, kế hoạch chưa phù hợp vì không cụ thể và chưa có kế hoạch phát huy điểm mạnh.

Nên chăng: Năm học 2014 - 2015, BGH tiếp tục tổ chức hội thảo, trao đổi, thảo luận, xây dựng các hoạt động thể nghiệm,...để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng cho giáo viên nội dung thiết kế giáo án, phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. Quan tâm trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ nhút nhát.

Đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức giờ hoạt động có chủ định lĩnh vực phát triển nhận thức để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên.

4. Những nội dung chưa rõ: Không

39

Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.

a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày; b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói; c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.

1. Điểm mạnh

Đồng ý với điểm mạnh: “97% trẻ tự tin khi nói chuyện và đàm thoại cùng cô, mạnh dạn trong giao tiếp, dùng từ phù hợp chính xác và phát triển vốn từ tương đối tốt, phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người”.

Đồng thời Đoàn đề nghị bổ sung thêm điểm mạnh của tiêu chí này là: Trẻ mẫu giáo nghe và hiểu được lời nói của người khác. Trẻ nói rõ lời, đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao, kể được một số câu chuyện. Trẻ mẫu giáo lớn đóng vai của nhân vật trong truyện, nhận ra ký hiệu thông thường, nhận dạng và phát âm chữ cái, tô, đồ các nét chữ.

2. Điểm yếu

Đoàn băn khoăn với việc xác định điểm yếu của nhà trường: “... nhiều trẻ mẫu giáo bé, nhà trẻ còn nói lắp, nói ngọng”, vì đây là đặc điểm phát triển độ tuổi.

Theo đoàn: Còn 3% trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, nói nhỏ, chưa rõ ràng. Một số trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút để tô, viết chưa đúng.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường đã đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng nhưng trình bày lủng củng, không rõ biện pháp sẽ thực hiện.

Theo đoàn: Từ năm học 2014 - 2015, nhà trường bổ sung kế hoạch thực hiện có hiệu quả nội dung “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số,...”. Chỉ đạo giáo viên quan tâm luyện nói, phát âm,... trong các thời điểm sinh hoạt hằng ngày nhất là đối với trẻ nhà trẻ, trẻ 3 tuổi. Tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ, bài thơ, câu chuyện, trò chơi đóng vai. Thường xuyên tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các nhóm lớp trong nhà trường, quan tâm những trẻ nhút nhát để tập luyện giúp trẻ mạnh dạn hơn. Trong hoạt động giáo dục,

40

chú ý rèn luyện tư thế ngồi cầm bút, cách mở sách, đọc sách cho trẻ.

4. Những nội dung chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí : Đạt

Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi.

a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ; b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình;

c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình.

1. Điểm mạnh

Không đồng ý là có một số giáo viên biết sử dụng đàn, soạn bài bằng giáo án điện tử, đài đĩa, tranh ảnh sinh động vì không phù hợp với yêu cầu.

Theo đoàn: Trẻ hào hứng, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc trong chương trình giáo dục mầm non và ngày lễ, hội. Trẻ mẫu giáo có khả năng cảm thụ âm nhạc và thể hiện cảm xúc khi biểu diễn. Khả năng vẽ, tô màu của trẻ mẫu giáo tương đối tốt, trẻ mẫu giáo nhỡ, lớn có nhiều sản phẩm đẹp, giàu cảm xúc.

2. Điểm yếu

Không nhất trí việc xác định điểm yếu vì chưa đúng yêu cầu.

Điểm yếu trong tiêu chí này là: Một số trẻ chưa mạnh dạn khi biểu diễn âm nhạc trước đông người, kết hợp lời ca và vận động chưa nhịp nhàng. Kỹ năng nặn, xé dán một số trẻ yếu; Sản phẩm tạo hình sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên chưa phong phú.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Kế hoạch cải tiến chất lượng xác định không phù hợp, chung chung. Để khắc phục tình trạng trên, kế hoạch của nhà trường nên là: Hằng ngày, thông qua các hoạt động, giáo viên quan tâm nhiều hơn đối với trẻ nhút nhát, thường xuyên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tập luyện cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin. Sử dụng giai điệu âm nhạc làm nền trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt, thể dục sáng, lúc ngủ để phát triển tai nghe âm nhạc và

41 cảm xúc cho trẻ.

Từ năm học 2014 - 2015 phân công giáo viên có năng khiếu âm nhạc, thẩm mỹ tổ chức các lớp năng khiếu vào buổi chiều cho trẻ để tạo điều kiện cho trẻ phát triển tài năng.

Tổ chức các Hội thi “Bé khéo tay”, “Bé năng khiếu”, “Ngày hội trang trí”, “Triển lãm tranh đẹp của bé”... để khuyến khích và phát triển khả năng của trẻ. Phối hợp cha mẹ trẻ đóng góp vật liệu từ thiên nhiên, gia đình cho trẻ hoạt động tạo sản phẩm ở trường,...

4. Những nội dung chưa rõ: Không

5. Đánh giá tiêu chí : Đạt

...

Thông tin phản hồi:

Bài tập 1: Viết báo cáo sơ bộ về báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non.

Gợi ý: Từ việc nghiên cứu báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, người học viết bản báo cáo sơ bộ (theo mẫu).

Bài tập 2: Viết bản nhận xét kết quả nghiên cứu 1 tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non.

Gợi ý: Từ việc nghiên cứu nội dung tự đánh giá 1 tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, người học viết bản nhận xét kết quả nghiên cứu các tiêu chí (theo mẫu).

Bài tập 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ của một trường mầm non. Gợi ý: Từ việc nghiên cứu nội dung báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, từ kết quả Bài tập 1 và Bài tập 2, người học viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá của đoàn (theo mẫu).

Bài tập 4: Viết báo cáo đánh giá ngoài 1 tiêu chí trên cơ sở báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non.

Gợi ý: Trên cơ sở bản báo cáo tự đánh giá của một trường mầm non, từ kết quả Bài tập 1, Bài tập 2, Bài tập 3, người học viết một đoạn báo cáo đánh giá

42 ngoài về một tiêu chí.

Bài tập 5: Nhận xét về hình thức trình bày và nội dung “Phần I. Tổng quan” trong báo cáo đánh giá ngoài một trường mầm non theo dữ liệu đã cung cấp.

Gợi ý:

Mục đích của Bài tập 5 giúp người học:

- Tham khảo và hình dung về cách viết phần Tổng quan của báo cáo đánh giá ngoài trường mầm non;

- Đọc lại phần lý thuyết, hướng dẫn để phân tích, nhận xét cách viết phần tổng quan;

- Khắc sâu thêm kiến thức, kỹ năng viết báo cáo đánh giá ngoài.

Bài tập 6: Nhận xét về nội dung “Phần II. Đánh giá theo các tiêu chuẩn” trong trích đoạn báo cáo đánh giá ngoài một trường mầm non theo dữ liệu đã cung cấp.

Gợi ý:

Mục đích của Bài tập 6 giúp người học:

- Tham khảo và hình dung về cách viết phần đánh giá theo các tiêu chuẩn trong báo cáo đánh giá ngoài trường mầm non;

- Đọc lại lý thuyết, hướng dẫn để phân tích, nhận xét cách viết phần đánh giá theo các tiêu chuẩn mà dữ liệu cung cấp; đưa ra nhận xét những ưu điểm, hạn chế của đoạn trích báo cáo về các mặt: Hình thức trình bày, bố cục, nội dung; đặc biệt chú ý nhận xét cách viết các nội dung trong “Mô tả hiện trạng”; “Điểm mạnh”; “Điểm yếu; “Kế hoạch cải tiến chất lượng” ở từng tiêu chí

Một phần của tài liệu Tài liệu bổ trợ dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non module 3 đánh giá ngoài trường mầm non (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)