Chọn vận tốc trung bình của nước qua bể lọc là v = 4 m/h. Diện tích bể lọc được tính theo công thức:
F = Q
v = 125
4 = 31,25 (m2)
Trần Thị Thúy Hà – K34A – Khoa Hóa học 68
n = 1
2 F = 1 31, 25
2 = 2,8. - Chọn số bể lọc trong trạm là 3 bể.
- Chiều dài 1 bể là 4,2m, chiều rộng 1 bể là 2,5m. Diện tích 1 bể là 10,5 m2 - Chọn kích thước hạt cát: dmin = 0,7mm; dmax = 1,8mm.
- Hệ số không đều hạt: K = 1,6. - Đường kính hiệu quả: d = 0,9mm.
- Sàn đỡ lớp vật liệu lọc, phân phối nước và thu nước lọc là sàn bêtông có gắn chụp lọc. Sàn làm bằng tấm bê tông cốt thép đúc sẵn có kích thước 1 x 1m, bốn góc đặt trên đầu và neo vào các trụ đỡ. Chiều dày tấm là 10cm. Số chụp lọc trên một đơn vị diện tích sàn là 60 cái/m2.
- Chiều cao lớp sỏi là 0,3m. - Chiều cao lớp cát là 0,8m.
- Chiều cao lớp than antraxit là 0,6m. - Chiều cao lớp cát xanh là 0,3m
- Chiều cao lớp nước trên bề mặt vật liệu lọc: lấy hn = 2m.
- Chiều cao phụ kể đến việc dâng nước khi đóng 1 bể để rửa, hp = 0,5m. Vậy chiều cao toàn phần của bể lọc:
H = 0,3 + 0,8 + 0,6 + 0,3 + 2 + 0,5 = 4,5 (m) Vậy kích thước 1 bể lọc: Chiều dài: 4,2m Chiều rộng: 2,5m Chiều cao: 4,5m Số bể lọc: 3 bể. 3.5. Bể chứa nƣớc sạch
- Thiết kế bể chứa nước sạch có dung tích = 20%Qtrạm. Do đó dung tích bể chứa là:
Trần Thị Thúy Hà – K34A – Khoa Hóa học 69
Wb = 20
100.3000 = 600 (m 3
)
- Thiết kế một bể vuông, với chiều cao bể là 6 (m) - Diện tích bể là Fb = 600
6 = 100 (m2) - Vậy kích thước bể là: 10m x 10m
- Tổng chiều cao của bể là: HB = Hb + Hbv
- Trong đó Hbv là chiều cao bảo bệ, lấy Hbv = 0,5m. HB = 6 + 0,5 = 6,5 (m)
3.6. Tính toán lƣợng Clo cần dùng
a.Tính lượng Clo cần dùng
- Lượng Clo cần thiết trong một giờ xác định theo công thức: Qclo = . 1000 Cl Q L (kg/h) Trong đó: Q: Công suất trạm, Q = 3000 m3/ngđ = 125 m3 /h. LCl: Lượng Clo cần thiết để khử trùng, LCl = LClSơ bộ
+ LClKhử trùng LClSơ bộ = 24,65 mg/l = 24,65 g/m3
LCl
Khử trùng: Lượng Clo dùng để khử trùng nước trước khi dẫn nước vào bể chứa nước sạch. Lấy theo tiêu chuẩn:
Với nước ngầm LClKhử trùng
= 1mg/l = 1g/m3 LCl = 24,65 +1 = 25,65 g/m3
- Lượng clo khử trùng trong một giờ là:
Qclo =
125.25, 65
1000 = 3,206 (kg/h)
- Lượng clo tiêu thụ trong 1 ngày đêm là 76,944 kg/ngđ, trong 1 tháng là 2,308 tấn/tháng.
Trần Thị Thúy Hà – K34A – Khoa Hóa học 70 b.Tính số Cloratơ
- Khi dùng Clo hóa lỏng để khử trùng nước, tại nhà máy phải lắp đặt thiết bị chuyên dùng để đưa Clo vào nước gọi là Cloratơ, Cloratơ có chức năng pha chế và định lượng Clo hơi vào nước.
- Chọn loại Cloratơ chân không. - Lượng Clo tiêu thụ trong 1 ngày là:
C = Qclo.24 = 3,206.24 = 76,944 (kg/ngđ)
- Dùng bình Clo lỏng có dung tích 100 (l), năng suất bốc hơi của Clo là 1 kg/h trong điều kiện bình thường.
- Số lượng bình làm việc đồng thời là: 3, 206
1 = 4 (bình) - Số bình Cloratơ dự trữ là 2 bình.
Trần Thị Thúy Hà – K34A – Khoa Hóa học 71
KẾT LUẬN
Dựa vào việc tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội, dân số, tìm hiểu về các nguồn nước đặc biệt là chất lượng nguồn nước ngầm tại khu vực xã Châu Giang, đề tài đã xây dựng thàng công sơ đồ dây chuyền xử lý nước ngầm tại khu vực xã Châu Giang làm nguồn nước cấp sinh hoạt.
Đề tài này đã tính toán được các hạng mục chính công trình như: giàn mưa, bể trộn, bể lắng đứng tiếp xúc, bể lọc nhanh, khử trùng, bể chứa nước sạch.
Với hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt từ nguồn nước ngầm đã được thiết kế như trên nếu được đem vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân về nước sạch sinh hoạt. Để đạt được mục tiêu tới năm 2020 thì 100% số hộ ở thành phố và 90% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch, tôi hi vọng xã Châu Giang nói riêng và các địa phương khác nói chung sẽ có hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt sớm nhất.
Tuy kết quả đề tài đã đạt đươc những mục tiêu đề ra, thu được những kết quả quan trọng, song do thời gian thực hiện đề tài chưa nhiều, các số liệu mang tính lí thuyết, tính toán còn sai số vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên.
Trần Thị Thúy Hà – K34A – Khoa Hóa học 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nước cấp. NXB Xây dựng, tái bản 2008. 2. Trịnh Xuân Lai, Tính toán, thiết kế các công trình trong hệ thống cấp
nước sạch. NXB Khoa học và kĩ thuật, 2003.
3. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. NXB
Xây dựng Hà Nội 2004.
4. Nguyễn Thị Thu Thủy, Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp. NXB Khoa học và kĩ thuật, 2000.
5. Đặng Viết Hùng, Bài giảng Xử lý nước cấp. Trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.
6. Google.com.vn.
7. TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế.