3.3.1 Cấp Nhà nước 14
a. Về cơ chế chính sách
NN cần có những quy định quy tắc về pháp luật bảo hiểm, tạo điều kiện cho DNBH có cơ hội phát triển và cạnh tranh trong 1 mơi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bảo hiểm góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, ổn định xã hội…
Hiện nay tình hình cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm đang diễn ra hết sức gay gắt và còn nảy sinh những mặt tiêu cực, chính vì vậy xây dựng khung pháp lý hồn thiện luật pháp và chính sách về kinh doanh dịch vụ bảo hiểm để phát triển 1 thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế hội nhập ở nước ta là điều mà Nhà nước ta cần phải quan tâm.
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an tồn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm phi nhân thọ, ưu tiên phát triển các sản phẩm bảo hiểm có tính chất đầu tư dài hạn; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểm nơng, lâm, ngư nghiệp; chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm và các kênh phân phí khác. Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm, Nhà nước không trực tiếp đầu tư thêm vốn vào lĩnh vực mơi giới bảo hiểm.
14 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”
- Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo qui định của pháp luật. Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu được để đầu tư tại Việt Nam được áp dụng các cơ chế, chính sách về đầu tư như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Nhà nước có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hóa công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Hồn thiện quy định để đảm bảo khả năng thanh tốn đối với DNBH phi nhân thọ.
Trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đủ điều kiện được phép hoạt động đã sử dụng các kỹ thuật marketing để tạo niềm tin, kích thích động cơ mua sản phẩm bảo hiểm nhằm khai thác được nhiều khách hàng,tăng doanh số và nhanh chĩng mở rộng thị phần. Không thể tránh khỏi có những doanh nghiệp bảo hiểm đã có những hành vi cạnh tranh quá khích, những thủ đoạn lừa gạt, lơi kéo khách hàng đến mức “quá tải” so với khả năng tài chính.
Nếu có tổn thất,thiệt hại lớn hoặc liên tiếp, phí bảo hiểm quá thấp…thì với số vốn còn khiêm tốn và số phí bảo hiểm thu được sẽ không đủ KNTT và quyền lợi của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng.Để tránh những trường hợp này, luật pháp về bảo hiểm cần quy định rõ ràng về KNTT của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thay đổi cách tính biên KNTT tối thiểu đối với DNBH phi nhân thọ. Trong điều kiện này,trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ,trước sự tăng lên về số lượng DNBH do thực hiện chủ trương mở cửa thị trường bảo hiểm đã đặt các DNBH đứng trước thách thức phải tìm giải pháp dành được dịch vụ.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường vẫn tiếp tục diễn ra khá gay gắt, biểu hiện ở tỉ lệ phí bảo hiểm đối với nhiều nghiệp vụ vẫn tiếp tục giảm.Chất lượng khai thác bảo hiểm cũng có dấu hiệu giảm sút.
Nhiều DNBH vì chạy theo doanh thu chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng rủi ro được bảo hiểm, các điều kiện, điều khoản đưa ra rất cạnh tranh, tỉ lệ phí và mức khấu trừ thấp.Nếu biên KNTT tối thiểu vẫn được tính trên phí bảo hiểm giữ lại đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tưởng như KNTT vững bền, song nguy cơ mất KNTT lại liền kề.
Chính vì vậy để tránh nguy cơ mất khả năng thanh tốn ,các DNBH phải tính biên KNTT tối thiểu theo 2 phương pháp là dựa trên phí bảo hiểm và dựa vào bồi thường, sau đó chọn kết quả cao hơn. Đưa thêm 1 số chỉ tiêu trong hệ thóang chỉ tiêu giám sát, đó là các nhóm chỉ tiêu về hoạt động chung ,về lợi nhuận,về tính thanh khoản, về dự phòng nghiệp vụ.
b. Về tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp
- Sắp xếp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiện có, bảo đảm nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng thị phần, thị trường. Các thành phần kinh tế không thuộc kinh tế nhà nước có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, được thành lập công ty cổ phần bảo hiểm.
- Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động, tăng vốn điều lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc cấp phép thành lập cho các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với quy mơ, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế. Chú trọng đến các công ty bảo hiểm thuộc các nước có quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam, các công ty có năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kinh nghiệm hoạt động bảo hiểm và có đóng góp vào sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào
các công ty bảo hiểm, mơi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài và thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nước ngoài.
c. Tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước
- Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế. Nhà nước giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hệ thóang các chỉ tiêu về hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp.
- Kiện tồn bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để Hiệp hội thực hiện được vai trị cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước
3.3.2 Cấp tổng công ty:
Dựa trên 6 mục tiêu chiến lược nêu trên, có 1 số giải pháp được đặt ra để thực hiện trong thời gian tới nhằm nâng cao và cải thiện chất lượng và uy tín dịch vụ bảo hiểm của Bảo Minh:
1. Phát triển và xây dựng hệ thóang sản phẩm đa dạng, linh họat, có khả năng cạnh tranh cao nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
2. Chú trọng xây dựng hệ thóang kênh phân phí tồn diện từ lực lượng cán bộ giỏi chuyên mơn, năng động đến mạng lưới đại lý giỏi, đa dạng. Tăng cường hợp tác với các tổ chức mơi giới, ngân hàng, cộng tác viên để đưa sản phẩm đến khách hàng.
3. Thay đổi cách bán hàng, khắc phục các hạn chế trong việc phục vụ của cách bán hàng truyền thóang. Bảo Minh sẽ tư vấn cho khách hàng đầy đủ về thông tin sản phẩm, cung cấp các quy tắc điều khoản để khách hàng hiểu rõ quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.
4. Hướng mọi dịch vụ về khách hàng. Cụ thể là giải quyết tốt công tác bồi thường khi có tổn thất xảy ra, thể hiện được vai trị của bảo hiểm là lá chắn của nền kinh tế khi có thiên tai, rủi ro, sự cố.
5. Thực hiện công tác quản trị theo chuẩn mực quốc tế; tuân thủ các qui định của nhà nước, pháp luật đối với công ty niêm yết. Đổi mới mơ hình hoạt động theo hướng chuyên mơn hĩa và chuyên nghiệp.
6. Tăng cường công tác đầu tư tiền tệ. Đây là một họat động không thế tách rời của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm bảo tồn vốn và sinh lợi nhuận.
7. Tăng cường hợp tác với AXA – cổ đông chiến lược nước ngoài của Bảo Minh trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, kênh phân phí, đào tạo chuyên gia để nâng tính chuyên nghiệp trong kinh doanh.
8. Vận dụng triển khai phần mềm lõi của ngành bảo hiểm để tăng cường công tác quản lý kinh doanh. Bảo Minh đã triển khai phần mềm này từ năm 2008 với nghiệp vụ xe cơ giới. Hiện nay đã bắt đầu triển khai diện rộng và sắp tới sẽ áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ.
Việc triển khai phần mềm lõi của ngành bảo hiểm giúp ích cho Bảo Minh trong công tác quản trị kinh doanh và phục vụ khách hàng tốt hơn
3.3.3 Điều kiện bên trong:
Cùng với sự tạo điều kiện từ phía NN và cấp tổng công ty thì ngay chính từ bản thân công ty cũng cần có những thay đổi theo phương hướng cụ thể. Dưới đây xin kiến nghị 1 vài điểm cần chú ý:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ tuyển dụng cán bộ, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ cho các phòng khai thác mở mới. Xây dựng các cơ chế khuyến khích, tăng trưởng doanh thu, các chính sách tiền lương, hồn thành vượt mức kế hoạch… Áp dụng các chế tài đối với những đôn vị không đạt chỉ tiêu kế hoạch…
- Củng cố và phát triển kênh phân phí sản phẩm qua hệ thóang đại lý. Nghiên cứu và ban hành các chính sách tài chính để hỗ trợ cho các đại lý khai thác. Đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ khai thác viên và đại lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị quảng bá thương hiệu và sản phẩm của Bảo Minh.
- Tăng cường kiểm tra và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá quản lý rủi ro, chăm sĩc khách hàng. Công khai các quy trình dịch vụ, quy trình bồi thường cho khách hàng, xác định đây là sự khác biệt chính giữa dịch vụ của Bảo Minh với các đối thủ cạnh tranh. Thực hiện đẩy mạnh chương trình “bảo dưỡng, kiểm tra và chăm sĩc xe” nhằm đẩy mạnh khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, một thế mạnh của công ty.
- Công tác phân cấp tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho các phòng khai thác trực thuộc.
Tập trung phát triển các nghiệp vụ mang tính đại chúng đó là bảo hiểm xe cơ giới và con người, chú trọng kênh khai thác qua đại lý, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phủ kín địa bàn hoạt động kinh doanh. Tổng công ty đã có biện pháp rà sốt, hồn chỉnh các điều khoản về sản phẩm bảo hiểm, các quy định về tài chính, kế tốn, thóang kê… nâng cao hình ảnh và thương hiệu Bảo Minh, đầu tư cơ sở vật chất, tạo mơi trường làm việc khang trang hiện đại thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
Việc thực hiện tốt mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty không nhằm mục đích đem lại doanh thu lớn, lợi nhuận cao cho công ty mà còn nhằm củng cố uy tín, chất lượng dịch vụ bảo hiểm hay sản phẩm bảo hiểm của công ty đối với khách hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm luôn là vấn đề mà Bảo Minh cần quan tâm.
KẾT LUẬN
Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam là hết sức phức tạp, các công ty bảo hiểm tranh giành khách hang với nhau chủ yếu dựa vào các biện pháp hạ phí hoặc tăng hoa hồng bảo hiểm… mà chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của mình. Đặc biệt là trước sức ép của quá trình hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam, chắc chắn thị trường sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có nguồn lực tài chính hùng mạnh, cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến… thì điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp cho khách hang các sản phẩm bảo hiểm với chất lượng cao hơn mới mong tạo được lợi thế cạnh tranh, duy trì lòng trung thành của khách hàng, toạ ra danh tiếng công ty và gia tăng thị phần của mình trên thị trường bảo hiểm. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải
pháp nâng cao sự nhận thức của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng dịch vụ là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với các DNBH.
Nhằm tóm tắt và đưa ra một số ý kiến giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm của công ty Bảo Minh Đông Đô cũng như các công ty kinh doanh dịch vụ bảo hiểm khác, đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm tại công ty Bảo Minh Đông Đô” của em được đưa ra và hồn thiện dựa trên sự tìm kiếm tổng hợp thông tin thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm vừa qua và nhờ sự giúp đỡ rất tận tình của TS Nguyễn Thị Lệ Thuý, các cán bộ nghiệp vụ công ty bảo hiểm Bảo Minh Đông Đô.
Do thời gian thực tập tại công ty có hạn, cũng như trình độ của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sĩt khi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài, em rất mong nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến, phê bình và ủng hộ của các thầy cơ, các bạn để đề tài của em được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bảo hiểm - NXB Đại học KTQD 2008; 2. Bản cáo bạch Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh 2007
3. Báo cáo tài chính Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh 2007, 2008 và 9 tháng đầu năm 2009
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh 2008
5. Báo cáo TỔNG KẾT CÔNG TÁC KINH DOANH BẢO HIỂM NĂM 2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2010 _ Công ty Bảo Minh Đông Đô.
6. Luận văn thạc sỹ: “Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Hùng, MS: Th.S 514;
7. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” 8. Website: www.baominh.com.vn 9. Website: www.baohiem24g.net 10. Website: www.webbaohiem.net 11. Website: www.baohiem.pro.vn 12. Website: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bao_hiem 13. Các tài liệu liên quan khác.