Thời gian được xác định ngày, giờ

Một phần của tài liệu Tổ chức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết ơgiêni găngđê của nhà văn banzăc (Trang 26 - 32)

Có thể nói thời gian là đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động và phát triển của mọi vật trong tự nhiên. Nó vận động theo quy luật một chiều đi tới mang tính khách quan. Còn thời gian trong tác phẩm nghệ thuật là thời gian được sáng tạo mang tính chất chủ quan của tác giả. Cả chiều dài, quy mô và hướng vận động của nó đều tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí, hoạt động nhận thức, sự hiểu biết, sự liên tưởng,tưởng tượng của tác giả. Và do các yếu tố thuộc về chủ quan ấy mà tác phẩm nghệ thuật thoát khỏi quy luật vận động một chiều của thế giới tự nhiên có nghĩa thời gian trong tác phẩm nghệ thuật sẽ không tuân theo quy luật mang tính khách quan của thế giới tự nhiên mà mang đầy đủ tính chủ quan, chủ yếu chúng làm phương tiện nghệ thuật phản ánh thế giới hiện thực chính xác và quan niệm. Trần Đình Sử có nói: “Thời

gian nghệ thuật là một hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật.”

Nguyễn Thị Ngọc Mai 27 Lớp K33A – SP Ngữ văn

Chính vì thế thời gian trong “Ơgiêni Grăngđê” không chỉ định vị rõ

ràng về thời gian tháng năm của lịch sử mà cả thời gian trong từng ngày, từng giờ, từng phút cũng được định vị rõ ràng, cụ thể thậm chí xuất hiện với mật độ dày hơn rất nhiều so với thời gian tháng, năm.

Khảo sát trong tác phẩm chúng tôi thấy và liệt kê:

“Lúc bấy giờ” (tr.31). “không bao giờ” (tr.35). “thứ bảy” (tr.36). “mới” (tr.36). “từ lúc ấy” (tr.36). “thường thường” (tr.36). “bao giờ” (tr.36). “bao giờ” (tr.38). “bây giờ” (tr.42). “ngày nay” (tr.43). “ngày trước” (tr.43). “bấy giờ” (tr.46). “trong khi” (tr46). “một ngày kia” (tr.48). “mỗi khi” (tr.49). “tối tối” (tr.49). “ngày đêm” (tr.49). “một ngày giữa tháng mười một” (tr.50). “lúc nào ăn tối xong” (tr.50). “thỉnh thoảng” (tr.50). “hôm nay” (tr.52). “không bao giờ” (tr.52). “lúc nào” (tr.52). “lần đầu tiên” (tr.53). “đôi khi” (tr.53). “sau khi” (tr.53). “cuối bữa” (tr.54). “hôm qua” (tr.54). “hôm nay” (tr.54). “trong lúc” (tr.55). “ngày hôm nay” (tr.55). “ngay bây giờ” (tr.55). “rồi” (tr.55) “bao giờ” (tr.58). “tám rưỡi tối” (tr.61). “đương lúc ấy” (tr.62). “trước khi” (tr.65). “sau khi” (tr.65). “thỉnh thoảng” (tr.66). “mấy hôm trước” (tr.67). “bây giờ” (tr.69). “những lúc ấy” (tr.70). “trước khi ngủ” (tr.72). “chỉ trong khoảnh khắc” (tr.73). “trong khi” (tr.74). “sau một lúc” (tr.74). “lúc ấy” (tr.77). “bây giờ” (tr.78). “một ngày kia” (tr.78). “giờ đây” (tr.79). “khi nào” (tr.79). “lúc ấy” (tr.81). “bây giờ khuya quá” (tr.85). “đến mai” (tr.85). “tám giờ ăn sáng” (tr.85). “năm giờ chiều” (tr.85). “hôm nay” (tr.85). “ngay lúc ấy” (tr.88). “buổi tối hôm đó” (tr.90). “hôm nay” (tr.94). “cứ giây lát” (tr.94). “hôm qua” (tr.97). “bây giờ” (tr.97). “trong lúc” (tr.98). “nửa giờ nữa” (tr.101). “một chút” (tr.101). “giờ phút long trọng” (tr.102). “từ tối hôm qua” (tr.104). “ngày hôm qua” (tr.105). “đương ngủ” (tr.106). “bây giờ” (tr.107). “hôm nay” (tr.107). “bỗng nhiên” (tr.108). “bỗng” (tr.109). “sau một phút” (tr.109). “hôm qua”

Nguyễn Thị Ngọc Mai 28 Lớp K33A – SP Ngữ văn

(tr.109). “trong khi” (tr.111). “sau hai tiếng” (tr.111). “chốc chốc” (tr.111). “mười một giờ” (tr.112). “ban ngày” (tr.112). “một chút” (tr.113). “chợt” (tr.117). “lúc thấy” (tr.117). “thoạt đầu” (tr.119). “bây giờ” (tr.120). “từ giờ phút ấy” (tr.121). “bây giờ” (tr.126). “đến một giờ đồng hồ” (tr.127). “sớm nay” (tr.127). “lúc bấy giờ” (tr.128). “ngay ngày mai” (tr.129). “buổi tối hôm nay” (tr.130). “tối hôm ấy” (tr.131). “chốc lát” (tr.132). “sáng mai” (tr.133). “sáng hôm sau” (tr.133). “bây giờ” (tr.133). “một ngày đã trôi qua” (tr.133). “từ sáng” (tr.134). “tang tảng sáng” (tr.134). “tức khắc” (tr.134). “bỗng nhiên” (tr.135). “một giờ sau” (tr.135). “đến nửa đêm” (tr.136). “trong đêm” (tr.137). “đến ngày mai” (tr.138). “hôm nay” (tr. 139). “bất ngờ” (tr.141). “hôm kia” (tr.141). “nhưng mai hẵng hay” (tr.142). “hôm nay” (tr.142). “một ngày kia” (tr.142). “khoảng bốn giờ chiều” (tr.143). “thỉnh thoảng” (tr.143). “ngày hôm ấy” (tr.143). “ngay tối hôm ấy” (tr.144). “đúng năm giờ chiều” (tr.144). “bảy giờ rưỡi tối” (tr.144). “lát sau” (tr.145). “bây giờ” (tr.153). “sau nữa” (tr.153). “ngay bây giờ” (tr.154). “lúc mấy giờ” (tr.156). “đúng lúc” (tr.156). “mười một giờ khuya” (tr.158). “lúc mới lên” (tr.158). “vào nửa đêm” (tr.158). “lúc ban chiều” (tr.158). “ban đầu” (tr.158). “sau đó” (tr.158). “đột nhiên” (tr.159). “chiều” (tr.160). “bỗng” (tr.160). “trước khi ngủ” (tr.160). “cho đến nay” (tr,161). “đêm nay” (tr.161). “bây giờ” (tr.163). “từ sáng nay” (tr.163). “hai mươi bốn tiếng đồng hồ” (tr.163). “hôm nay” (tr.168). “hôm kia” (tr.171). “cho đến sáng nay” (tr,172). “từ sáng nay” (tr.173). “rồi một ngày kia” (tr.173). “một chốc” (tr.174). “sáng hôm sau” (tr.176). “khoảng năm giờ chiều” (tr.177). “từ tối hôm qua đến nay” (tr.177). “từ lúc về” (tr.177). “tối hôm qua” (tr.178). “thỉnh thoảng” (tr.178). “buổi tối” (tr.179). “khoảng hai tiếng đồng hồ” (tr.179). “tám giờ sáng hôm sau” (tr.180). “lúc mặt trời khuất núi” (tr.181). “từ sáng sớm” (tr.181). “giây lát” (tr.181). “buổi sớm” (tr.181).

Nguyễn Thị Ngọc Mai 29 Lớp K33A – SP Ngữ văn

“sau bữa sáng” (tr.182). “không mấy lúc” (tr.182). “bây giờ” (tr.183). “từ nay” (tr.184). “sớm chiều” (tr.184). “một phút im lặng” (tr.185). “bây giờ” (tr.185). “từ mấy ngày nay” (tr.186). “hôm ấy” (tr.186). “trong bữa ăn trưa” (tr.186). “trong năm hôm nữa” (tr.187). “từ sáng sớm” (tr.188). “trong lúc” (tr.188). “ngày cuối cùng” (tr.188). “mười giờ rưỡi” (tr.189). “trong khi ấy” (tr.190). “năm ngày” (tr.191). “bây giờ” (tr.196). “từ ngày ấy” (tr.198). “buổi sáng hôm sau” (tr.198). “sớm sớm chiều chiều” (tr.198). “mỗi buổi sáng” (tr.199). “buổi tối” (tr.199). “suốt ngày” (tr.199). “ngày đầu năm” (tr.200). “còn ba ngày nữa là hết năm 1819” (tr.200). “muộn rồi” (tr.201). “sáng hôm sau, ngày mồng một tháng giêng năm 1819” (tr.201). “mờ sáng” (tr.201). “một lát yên lặng” (tr.202). “một tí” (tr.202). “sáng nay” (tr.202). “trưa nay” (tr.202). “sớm nay” (tr.203). “từ nay” (tr.204). “trong nháy mắt” (tr.205). “mười giờ” (tr.205). “một lát” (tr.206). “khoảng mười một giờ” (tr.207). “bỗng” (tr.208). “mỗi khi” (tr.208). “một lát sau” (tr.209). “lúc ấy” (tr.213). “sớm nay” (tr.215). “tối nay” (tr.216). “tám giờ” (tr.216). “những giờ khác nhau” (tr.218). “từ ngày mồng một đầu năm” (tr.218). “mỗi buổi sáng” (tr.219). “giờ phút cuối cùng” (tr.220). “thoạt nghe” (tr.220). “một ngày kia” (tr.221). “sáng hôm sau” (tr.223). “lắm lúc” (tr.223). “những lúc ấy” (tr.223). “sau một lát” (tr.226). “hôm nay” (tr.227). “lúc ăn cơm tối” (tr.229). “sắp sửa”(tr.230). “tối tối” (tr.232). “lát sau” (tr.232). “mỗi ngày” (tr.233). “phút cuối cùng” (tr.234). “một ngày kia” (tr.234). “mỗi buổi sáng” (tr.234). “hôm lễ thành phục” (tr234). “sau bữa ăn tối” (tr.234). “trưa hôm sau” (tr.237). “một năm” (tr.237). “cứ sáng ra” (tr.239). “ngày nào” (tr.239). “lập tức” (tr.240). “hàng giờ” (tr.240). “sau khi” (tr.241). “cái hôm” (tr.241). “mỗi buổi tối” (tr.245). “một buổi tối kia” (tr.248). “một ngày kia” (tr.249). “trong những ngày” (tr.253). “lúc bấy giờ” (tr.253). “trong mấy hôm nữa” (tr.255). “những buổi mai” (tr.255). “một ngày kia”

Nguyễn Thị Ngọc Mai 30 Lớp K33A – SP Ngữ văn

(tr.255). “lúc ấy” (tr.255). “mỗi buổi sáng” (tr.257). “buổi sáng hôm nay” (tr.260). “hôm nay” (tr.261). “suốt ngày” (tr.264). “đến chín giờ” (tr.265). “tối hôm sau” (tr.267). “trước đây bốn hôm” (tr.268). “ba hôm sau” (tr.270). “mấy hôm nay” (tr.274).

Như vậy trong tiểu thuyết “Ơgiêni Grăngđê” thể hiện thời gian ngày, giờ rất nhiều, cụ thể từng ngày, từng giờ làm cho ta có cảm giác thời gian trôi rất chậm. Sử dụng thời gian với tần số ngày giờ nhiều như vậy tác giả muốn người đọc dõi theo từng bước đi, từng hành động của nhân vật trong một khoảng thời gian cụ thể chính xác, đem lại độ tin cậy cho câu chuyện mà tác giả kể. Hơn thế việc sử dụng thời gian ngày giờ cho phép tác giả đi chậm lại, miêu tả tỉ mỉ diễn biến hoạt động, nhịp sống của các nhân vật. Thời gian ngày giờ chủ yếu là khoảng thời gian hiện tại, nó xuất hiện nhiều khoảng từ trang 31 đến cuối tác phẩm, đây cũng là phần chính câu chuyện xảy ra.

Vừa rồi chúng ta đã khảo sát thời gian trong tiểu thuyết “Ơgiêni Grăngđê” của Banzăc, nếu như khảo sát, so sánh và đối chiếu với một số tác

phẩm khác như “Miếng da lừa” và “Lão Gôriô” hay với tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Pari” của V.Huygô thì chúng ta chỉ ra được đặc điểm chung về thời gian định vị trong tiểu thuyết của ông. Các câu chuyện đều được xác định rõ ràng. Đó là câu chuyện về Grăngđê. Từ một người thợ đóng thùng, lão Grăngđê trở thành “ông Grăngđê” trong con mắt kính phục của người dân Xômuya bằng cách ngốn “thịt người chết” (“chúng ta chẳng ăn thây ma là gì?” – lời Grăngđê). Đó là câu chuyện về nàng Ơgiêni, người thiếu nữ dịu hiền mà có số phận đáng thương. Một người phụ nữ có phẩm chất cao quý, đó là một con người “dưới vầng trán phẳng lặng là cả một đại dương tình cảm”, một con người khốn khổ. Tất cả được hiện lên rõ mồn một dười ngòi bút hiện thực bậc thầy của Banzăc.

Nguyễn Thị Ngọc Mai 31 Lớp K33A – SP Ngữ văn

Trong tiểu thuyết “Miếng da lừa” nhà văn đã hữu ý đưa vào một chi tiết kì ảo, hư cấu, mang tính thần thoại – “miếng da lừa” có khả năng làm cho điều ước của người ta thành hiện thực. Đó là một chi tiết khó tin, tạo cho người ta không khí của một câu chuyện cổ tích, thần thoại. Dường như tác giả kể chuyện ngày xưa nhưng cảm giác đó nhanh chóng bị phá vỡ bởi những ngày tháng năm cụ thể của thế kỉ XIX. Câu chuyện nói lên ham muốn hão huyền của một anh chàng khi đã rơi vào thế tuyệt vọng muốn chơi một ván bạc định mệnh thay đổi cuộc đời. Lý thuyết duy nhất ngự trị xã hội đương thời là “hãy làm giàu, chạy theo đồng tiền”. Một xã hội chạy theo đồng tiền, một xã hội mà trong đó con người lấy tiền làm lẽ sống, làm hạnh phúc, trong đó đồng tiền chà đạp lên tất cả và sai khiến mọi người.

Trong tác phẩm “Ơgiêni Grăngđê” hoàn toàn không có chứa một yếu tố lì ảo nào mà đó đều là những khoảng thời gian rất cụ thể, đều là những sự việc rất hiện thực, chính xác như xã hội Pháp đang diễn ra từng ngày từng giờ. Chúng tôi thấy câu chuyện mà tác giả kể là lịch sử làm giầu của Grăngđê gắn liền với thực tế nước Pháp sau cách mạng năm 1789. Diễn tả sự phát triển của đồng tiền trong tay Grăngđê bằng các thủ đoạn: Lợi dụng cách mạng để làm giầu, chiếm hữu ruộng đất phát mại và đầu cơ, bịp bợm trong giới tài chính và thương mại… Banzăc đã chứng minh quá trình tích lũy đẫm máu của giai cấp tư sản. Bước đường tích lũy của cải đã phát triển trong con người Grăngđê lòng khao khát vàng và thói keo kiệt. Đối với Grăngđê tiền là tất cả “Giác quan của Grăngđê tập trung vào một vật tượng trưng cho dục vọng của ông ta. Ông chỉ nghiện một điều là có vàng và được nghìn vàng”. Trong con mắt của Grăngđê cũng lấp lánh ánh sắc của đồng tiền vàng. Đối với lão, “đồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như con người, nó cũng đi, cũng lại, cũng đổ mồ hôi, cũng sinh sôi nảy nở”… Grăngđê gợi nhớ cho ta đến một nhân vật trong tiểu thuyết “Lão Gôriô” – chàng thanh niên Raxtinhắc ở tỉnh lẻ sa ngã vì

Nguyễn Thị Ngọc Mai 32 Lớp K33A – SP Ngữ văn

tham vọng làm giàu…Đó là hình ảnh con người trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, một xã hội như cái “ung nhọt đang bưng mủ và bốc khói bên bờ sông Xen”. Một xã hội đê mạt và tàn nhẫn, trong đó đồng tiền không làm “ấm lại” cõi lòng con người mà chỉ làm cho tâm hồn con người ta thêm giá lạnh “phải tiêu diệt lẫn nhau như những con nhện trong một túi bình”.

Khi khảo sát thời gian định vị trong tiểu thuyết “Ơgiêni Grăngđê” của Banzăc chúng tôi nhận thấy thời gian ngày giờ được sử dụng nhiều hơn thời gian tháng năm, điều này thật dễ hiểu vì tiểu thuyết này tác giả chủ yếu kể về câu chuyện xảy ra từ năm lão Grăngđê trở thành người giàu có và cuộc đời của nàng Ơgiêni. Câu chuyện được kể trong khoảng mấy năm từ năm 1806 đến năm 1827 nhưng chủ yếu sự kiện xảy ra vào những năm 1819, 1820 và năm 1827. Vì vậy thời gian đi rất chậm, từng giờ, từng phút một.

Như vậy để thể hiện ý tưởng của mình nhà văn đã cố tình ghi ngày, tháng, năm, giờ, phút cụ thể rõ ràng để câu chuyện thêm chuẩn xác, tính thời sự của câu chuyện được tăng lên. Đọc những mốc thời gian đó người đọc luôn có cảm giác đang được chứng kiến một chuyện thật, việc thật của người thật trong xã hội Pháp đương thời. Cách xử lí thời gian đó đã biến thời gian tự nhiên thành thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết theo ý đồ của tác giả.

Một phần của tài liệu Tổ chức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết ơgiêni găngđê của nhà văn banzăc (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)