Tổ chức trao đổi goòng

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng ngầm trong Mỏ: Thiết kế thi công đoạn đoạn lò đá xuyên vỉa đào qua bột kết (Trang 28 - 29)

Ta chọn sơ đồ dùng ghi ngắn để trao đổi goòng. Ghi ngắn thường chỉ đƣợc một goòng. Trong sơ đồ này, người ta thường sử dụng đầu tầu để trao đổi goòng có tải và goòng không có tải. Quy trình trao đổi goòng được thực hiện như sau:

Đầu tiên đầu tàu điện A đẩy toàn bộ đoàn goòng không tải tới vị trí nhận tải, goòng 1 được chất tải. Sau đó đầu tầu A kéo toàn bộ đoàn goòng chạy qua nhánh rẽ của ghi ngắn, kéo goòng 2,3 ra ngoài và cắt goòng 1 nằm lại trong ghi. Đầu tầu điện A đẩy goòng 2,3 vào nhận tải, khi goòng 2 chất đầy tải đầu tầu kéo goòng 2,3 chạy qua nhánh rẽ của ghi ngắn, đẩy goòng 1,3 ra ngoài và cắt lại goòng 2 nằm lại trong ghi. Quy trình trao đổi goòng cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi chất tải toàn bộ đoàn goòng không tải, tại phía ngoài ghi ngắn sẽ dần hình thành một đoàn goòng có tải, khi kết thúc quá trình chất tải thì đầu tầu điện A sẽ nằm lại phía sau đoàn goòng có tải, đoàn goòng này sẽ được một đầu tầu khác ở phía ngoài kéo ra.

Hình 2.4: Sơ đồ trao đổi goòng 2.5 Chống lò

2.5.1 Chống tạm

Chống tạm được thực hiện ngay sau khi thông gió, đưa gương vào trạng thái an toàn. Công việc chống tạm được tiến hành như sau: dùng 2 thanh thép ray P24 đặt ở hông và nóc lò. Một đầu của thanh thép được treo vào xà của khung vỏ chống cố định bằng gông hoặc móc thép, đầu kia hướng về gương lò tạo nên dạng công xôn. Sau đó tiến hành chèn bằng gỗ hoặc tấm chèn để giữ nóc lò.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng ngầm trong Mỏ: Thiết kế thi công đoạn đoạn lò đá xuyên vỉa đào qua bột kết (Trang 28 - 29)