Nghiên cứu khoa học và công bố để thấy rõ hiệu quả của việ c tăng cư ờ ng quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng làm giả m

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở việt nam (Trang 25 - 28)

chi phí giá thành, tăng lợ i nhuậ n cho doanh nghiệ p khai thác đá xây

KẾT LUẬN

Vấn đề ATVSLĐ nói chung và QLNN về ATVSLĐ nói riêng ngày

càng được Nhà nước, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động quan tâm hơn, nó không những giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động mà còn góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, an sinh xã hội một cách bền vững.

Sau khi được giao Đề tài “Quả n lý nhà nư ớ c về an toàn vệ sinh lao

độ ng trong các DNKTĐXD ở Việ t Nam”, NCS đã đã tiến hành Điều tra,

khảo sát, đánh giá thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các cơ quan

QLNN từ Chính phủ đến địa phương và đối với các DNKTĐXD ở 5 tỉnh

của Việt Nam giai đoạn 2009-2014 và được các Thầy cô trong Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng khoa học hướng dẫn, Nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án. Luận án đã làm rõ một số vấn đề, cụ thể:

Khái niệm “Quản lý nhà nước về AT, VSLĐ trong khai thác đá xây dựnglà sự tác động có mục đích của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của con người, đảm bảo AT, VSLĐ trong các DNKTĐXD, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Vai trò của Quản lý nhà nước về AT, VSLĐ trong khai thác đá xây dựng, được xác định bao gồm 03 nhóm: Định hướng chiến lược, quy

hoạch tổng thể về khai thác đá gắn với ATVSLĐ hoạt động khai thác đá

xây dựng; Tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định, hiệu quả đối với

QLNN đảm bảo ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD; Tạo lập môi trường

kinh tế, kỹ thuật, xã hội bảo đảm cho công tác ATVSLĐ được thuận lợi và

đạt hiệu quả cao.

Luận án cũng nêu ra 06 Nguyên tắc Quản lý nhà nước về AT, VSLĐ trong khai thác đá xây dựng gồm: Nguyên tắc pháp chế, tuân thủ pháp luật;

Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý lãnh thổ; Nguyên tắc phân định chức năng QLNN với quản lý sản xuất kinh doanh; Nguyên tắc

hài hòa lợi ích giữa người lao động với doanh nghiệp và xã hội; Nguyên tắc phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng gắn với đảm bảo

ATVSLĐ và phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường;

Nguyên tắc công khai, minh bạch.

Luận án cũng đưa ra 06 nội dung Quản lý nhà nước về AT,VSLĐ trong khai thác đá xây dựng, như sau: Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện; Xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch, chương trình, mục tiêu; Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao

động; Tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và giáo dục về an toàn, vệ sinh

lao động; Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ

về an toàn, vệ sinh lao động; Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Luận án đã làm rõ 06 Nhân tố ảnh hưởng tới Quản lý nhà nước về AT,VSLĐ trong khai thác đá xây dựng: Do đặc điểm đặc thù của ngành

khai thác đá; Năng lực của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo; Khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học – công nghệ; Nhu cầu của nền kinh tế về nguyên vật liệu đá xây dựng tăng cao; Yêu cầu bảo vệ môi trường; Yêu cầu hội nhập quốc tế đối với hoạt động khai đá xây dựng ở Việt Nam.

Trong mấy chục năm qua, QLNN về ATVSLĐ ở Việt Nam cũng đã

được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, doanh nghiệp quan tâm, từ

việc ban hành nhiều văn bản pháp quy đến, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện. Tuy vậy TNLĐ, BNN nói chung, nhất là trong khai thác đá xây dựng còn xảy ra nhiều và nghiêm trọng, gây

ô nhiễm môi trường; tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong các cơ

quan QLNN vừa thiếu vừa phối hợp không tốt; Mô hình tổ chức QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp KTĐXD còn bất cập, chưa phù hợp; công

tác quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng còn chậm, chưa được quan tâm và chưa gắn với ATVSLĐ; Việc xây dựng, ban hành và thực hiện văn

bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD còn thiếu và chậm; công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ còn yếu;

công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa xử lý vi phạm còn hạn chế chưa đủ

sức răn đe.

đá phát triển bền vững, cần xác định rõ phương hướng nâng cao hiệu quả

QLNN về AT,VSLĐ trong khai thác đá xây dựng ở Việt Nam. Trong đó

Nghiên cứu sinh chú trọng 06 giải pháp chính cần phải được giải quyết đồng bộ, như sau: Xây dựng mô hình tổ chức QLNN về ATVSLĐ phù hợp

với DNKTĐXD ở Việt Nam; Công tác quy hoạch, kế hoạch khai thác đá

xây dựng cần phải được đi trước một bước, đồng bộ và phù hợp với điều

kiện kinh tế xã hội của vùng, địa phương; Bổ sung, hoàn thiện hệ thống

pháp luật trong QLNN về về ATVSLĐ nói chung, trong khai thác đá xây

dựng nói riêng; Tăng cường, đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền,

huấn luyện để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về ATVSLĐ đối

với các DNKTĐXD; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD; Nhóm giải pháp khác về: công nghệ,

thiết bị, vốn, đánh giá rủi ro, văn hóa phòng ngừa, khen thưởng kỷ luật. Đề tài Luận án “QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở Việt Nam” đã cho thấy Quản lý ATVSLĐ tốt làm giảm chi phí do giảm chi phí bồi thường, khắc phục TNLĐ&BNN, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy: QLNN về ATVSLĐ có vai trò và là nhân tố hết sức quan trọng, cần thiết trong việc đảm bảo điều kiện lao động an toàn, ngăn ngừa TNLĐ, BNN. Vì vậy,muốn QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD tốt cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp và sự tuân thủ của mọi người lao động có như vậy mới giúp cho DNKTĐXD hoạt động hiệu quả, góp phần tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và phát triển xã hội bền vững./.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở việt nam (Trang 25 - 28)