CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.2. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn E faecalis
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi, phân tích sự kháng kháng sinh của 78 chủng E. faecalis phân lập được trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 tới tháng 3/2015:
-Penicillin
Hiện nay, Penicillin vẫn là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiễm trùng
E. faecalis mặc dù tình trạng kháng của E. faecalis với kháng sinh này đang
ngày càng gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1,3% chủng
E. faecalis đề kháng với Penicillin, 98,7% nhạy cảm với kháng sinh này.
Các chủng E. faecalis kháng penicillin không thường xuyên phân lập được, do đó mới chỉ có một vài báo cáo về kháng penicillin của E. faecalis. Nghiên cứu của tác giả Suddhanshu Bhardwaj và cộng sự tại Ấn Độ, tỉ lệ E. faecalis kháng penicillin là 33,3% [16].
-Ampicillin
Ampicillin cùng với penicillin là một trong những kháng sinh được khuyến cáo trong điều trị nhiễm trùng E. faecalis. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, có đến 17,9 % trong tổng số chủng E. faecalis phân lập được đề kháng lại với ampicillin. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của G. S. Simonsen và cộng sự ở 5 bệnh viện tại Bắc Âu cho thấy không có chủng E. faecalis nào đề kháng với ampiccillin vào năm 2002 trong tổng số chủng phân lập được từ bệnh phẩm [17]. Một nghiên cứu nữa của Trần Thị Ngọc Anh và cộng sự nghiên cứu về sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2007, có đến 30,45% số chủng E. faecalis đề kháng với ampicillin [18]. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của G. S.
Simonsen và thấp hơn so với tác giả Trần Thị Ngọc Anh.
-Erythromycin
Erythromycin hiện nay không còn được sử dụng để điều trị nhiễm trùng
quả của chúng tôi cho thấy có đến 79,5 % chủng đề kháng, chỉ có 3,8 % tổng số chủng còn nhạy cảm với kháng sinh này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Purva Mathur tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe ở miền bắc Ấn Độ năm 2003, có đến 85% số chủng E. faecalis kháng với erythromycin [19]. Theo tác giả Gilho Lee, nghiên cứu trên nam bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu tại một bệnh viện ở Hàn Quốc năm 2013, tỉ lệ E. faecalis kháng erythromycin lên tới 92% [20].
-Tetracylin
Tetracyclin là loại kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao, có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong các kháng sinh hiện có. Do mức độ kháng thuốc nghiêm trọng của vi khuẩn và do đã có nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác nên tetracyclin đã được khuyến cáo hạn chế sử dụng. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tetracyclin là loại thuốc bị kháng mạnh nhất của E. faecalis, lên tới 92,3%. Tỉ lệ vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh này chỉ còn 5,1% tổng số chủng E. faecalis phân lập được. Đây là một kết quả đáng báo động cho tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn này.
Kết quả của chúng tôi gần tương đương với kết quả của tác giả Gilho Lee, nghiên cứu tại 1 bệnh viện ở Hàn Quốc năm 2013, số chủng E. faecalis phân
lập được kháng tetracylin lên tới 96% [20].
-Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quinolon. Trong những năm gần đây, sự kháng kháng sinh của vi khuẩn E. faecalis đối với nhóm kháng sinh này gia tăng nhanh chóng, vì thế ciprofloxacin không còn là lựa chọn trong điều trị nhiễm trùng E.
faecalis. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có 39.8% các chủng E. faecalis
nhạy cảm với kháng sinh này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với nghiên cứu của tác giả Gilho Lee, nghiên cứu tại 1 bệnh viện ở Hàn Quốc năm 2013 [20], tỉ lệ
E. faecalis phân lập được đề kháng với ciprofloxacin là 47%. Tác giả Genaro
A và cộng sự nghiên cứu tại São Paulo, Brazil năm 2005, tỉ lệ E. faecalis kháng ciprofloxacin là 28,4 % [21]. Mặc dù không nghiên cứu tại một địa điểm nhưng ta có thể thấy tình hình kháng ciprofloxacin của E. faecalis đang
có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.
-Chloramphenicol
Chloramphenicol cũng là một loại kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Thuốc có cùng vị trí tác dụng trên vi khuẩn với erythromycin. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có đến 69.3% chủng E.
faecalis phân lập được kháng với chloramphenicol, 25.6% số chủng vẫn còn
nhạy cảm với kháng sinh này.
-Ceftriaxon
Ceftriaxon là loại kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Hiện nay đã có rất nhiều chủng E. faecalis phân lập được đề kháng lại với ceftriaxon. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa ra, có 29.5% số chủng đề kháng, 66.7% số chủng còn nhạy cảm với loại kháng sinh này.
-Cefotaxim
Giống như ceftriaxon, cefotaxim cũng là loại kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng. Tuy nhiên cefotaxim hiện nay không được dùng trong điều trị nhiễm trùng E. faecalis bởi khả năng kháng thuốc của loại vi khuẩn này. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 56.9% số chủng E. faecalis phân lập được kháng với kháng sinh này, 30.8% còn nhạy cảm.
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. faecalis trên những bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tới khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 10/2014 tới tháng 3/2015
- Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E. faecalis: 15,29 %.
- Tỷ lệ nhiễm theo nhóm tuổi: tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 19 – 29 tuổi, chiếm tỉ lệ 46,15% tổng số ca nhiễm.
- Tỉ lệ nhiễm xác định theo chỉ số bạch cầu: Số bệnh nhân dương tính với
E. faecalis tập trung vào nhóm có chỉ số lớn hơn 10 bạch cầu trên 1 vi trường
chiếm tới 44%.
2. Kháng kháng sinh của vi khuẩn E. faecalis
- Tetracylin, erythromycin, chloramphenicol là ba kháng sinh bị đề kháng nhiều nhất, có đến 92,3; 79,5 và 69,3% số chủng kháng thuốc.
- Penicillin và ampicillin là hai kháng sinh còn nhạy cảm nhất với E.
1. World Health Organization (2002), "Microorganisms -Epidemiology of nosocomial infections", Prevention of hospital acquired infections, A nosocomial infections", Prevention of hospital acquired infections, A practical guide 2nd edition, pp.6-7.
2. Louise Ladefoged Poulsen, Magne Bisgaard, Nguyen Thai Son, Nguyen Vu
Trung, Hoang Manh An, and Anders Dalsgaard. (2012). Enterococcus and Streptococcus spp. associated with chronic and self-medicated urinary tract infections in Vietnam.