HS
Mức độ biểu hiện hứng thú của của HS
Rất hứng thú Hứng thú Bình thƣờng Không hứng thú Số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 32 26 81,2 12 37,5 3 9,4 0 0
Qua theo dõi số liệu ở hai bảng trên chúng tôi nhận thấy:
Phần lớn HS thừa nhận rằng các em rất hứng được học theo phương pháp này, số học sinh cho rằng học theo PPTLN cũng bình thường như các giờ học khác là rất ít và không có HS nào chọn mức không thích PPTLN.
- Tìm hiểu về tác dụng của PPTLN, chúng tôi thu được kết quả sau:
100% HS được khảo sát cho biết PPTLN đã giúp các em hiểu sâu sắc nội dung đã học, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập và giúp các em có được những kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả.
- Tìm hiểu về tính tích cực trong hoạt động thảo luận nhóm của HS.
Qua quan sát và trao đổi để đánh giá biểu hiện và tâm lý cảu HS trong học tập của các lớp thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng khi áp dụng PPTLN vào dạy học thu được kết quả như sau:
+ PPTLN đã góp phần củng cố và khắc sâu kiến thức môn GDCD cho HS. Qua đó các em có thể mở rộng và nâng cao kiến thức của mình, biết vận dụng vào trong thực tiễn.
+ PPTLN tạo ra được tâm lý cho nhu cầu nhận thức, là động lực cho hoạt động nhận thức của HS.
+ PPTLN giúp cho HS năng động, có tính sáng tạo, giúp rèn luyện, phát triển các tư duy của người học.
- Tìm hiểu sự đánh giá của GV về giờ dạy thực nghiệm * Ưu điểm
+ Nội dung bài dạy: Về cơ bản nội dung kiến thức của bài học được đảm bảo, HS nắm vững và hiểu sâu sắc kiến thức cơ bản về SGK, chủ động, sáng tạo trong việc luận giải các vấn đề đặt ra.
+ PPDH: Các GV đều cho rằng PPTLN đã sử dụng là phù hợp với nội dung bài học. với việc sử dụng PP này đã giúp GV đánh giá tương đối chính xác khả năng tiếp
thu kiến thức của HS, tạo điều kiện để GV phân loại được HS. + Cách thức tổ chức và tiến hành thảo luận
Cách thức tổ chức và tiến hành thảo luận rất khoa học, hợp lý, thực hiện đầy đủ các bước của một giờ lên lớp. Đảm bảo hướng dẫn được hết nội dung cơ bản của SGK, đồng thời tạo điều kiện cho các HS đều được tham gia vào việc lĩnh hội tri thức. Trong giờ học đã kết hợp khéo léo giữa các hình thức dạy học như: Học cá nhân, học theo nhóm, học tập thể. Giữa các nội dung của bài học đảm bảo tính lôgic, chặt chẽ, có tính hệ thống cao.
+ Kiểm tra, đánh giá
Nội dung và PP kiểm tra, đánh giá về cơ bản là đảm bảo tính khách quan, công bằng, toàn diện để đánh giá đúng năng lực nhận thức và thái độ học tập của HS, nâng cao về mặt nhận thức của HS và cách giải quyết một vấn đề mới được đặt ra trong chương trình học của các em.
* Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình thảo luận các câu hỏi do GV đưa ra đôi chút chưa hợp lý. Quy trình và biện pháp tổ chức thảo luận còn nhiều lúng túng, thời gian phân bố cho chương trình chưa bảo đảm có sự dao động về thời gian trong quá trình thảo luận.
Tiểu kết chƣơng 2
Như vây, trên cơ sở tiến hành thực nghiệm PPTLN trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Bình Thuận, chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng PPTLN vào trong quá trình dạy học là hoàn toàn cần thiết. Hoạt động của thầy và trò theo PPTLN trở nên tích cực, sinh động hơn, HS mở rộng và đào sâu thêm những vấn đề học tập một cách có suy nghĩ, phát triển tư duy khoa học. Qua đó còn giúp các em có kỹ năng nói, giao tiếp tranh luận, các cách lập luận lôgic trên cơ sở các sự kiện, thông tin của các HS trong nhóm, lớp… Tuy nhiên, qua thực tế điều tra GV rất ít khi phải sử dụng PPDH này bởi để kết quả thảo luận tốt, GV phải quan tâm đến rất nhiều khâu như chuẩn bị nội dung thảo luận? PP tiến hành ra sao, kế hoạch thực nghiệm thảo luận và thời gian sao cho đảm bảo, phù hợp. Trong khi đó thời gian nhà trường bố trí cho những tiết thảo luận là rất ít. GV lại quen với PPDH truyền thống, chưa sẵn sàng chuyển sang PPDH mới.
Tuy nhiên, việc khẳng định kết quả thực nghiệm của bài giảng môn GDCD không có nghĩa là phủ nhận các PPDH khác bởi mỗi PPDH đều có những ưu điểm nhất định. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm chúng ta có thể kết luận rằng: giả thuyết thực nghiệm cũng như giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh.
CHƢƠNG 3
QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở TRƢỜNG THPT
BÌNH THUẬN, THUẬN CHÂU, SƠN LA 3.1. Quy trình thực nghiệm phƣơng pháp thảo luận nhóm
3.1.1. Quy trình thực hiện PPTLN tổng quát
3.1.1.1. Quy trình thực hiện PPTLN đối với giáo viên
- Giai đoạn 1. Lập kế hoạch thảo luận
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, PPTLN trở thành một trong những cách dạy học chủ yếu, đòi hỏi các thầy cô giáo phải thành thạo về khả năng tổ chức và điều khiển thảo luận, biết rõ lợi ích, điều kiện thực hiện thảo luận và cũng cần biết có thể áp dụng hình thức dạy học này cho những loại mục tiêu nào.
Lập kế hoạch cho buổi thảo luận là giai đoạn rất quan trọng, nó có vai trò chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kết quả bài học.
Yêu cầu cơ bản của giai đoạn này là kế hoạch chuẩn bị thảo luận của giáo viên cần phải được lập và thông báo cho học sinh ở buổi hoặc tiết học trước.
Giai đoạn này bao gồm 3 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học (kiến thức,kỹ năng,thái độ) Bước 2: Xác định nội dung tri thức, xây dựng, thiết kế nội dung bài hoc.
Trên cơ sở đó xác định nội dung, vấn đề nào có thể tổ chức thảo luận nhóm.
GV cần lựa chọn đề tài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh. Vấn đề lựa chọn thảo luận phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Chủ đề thảo luận phải phù hợp với mục tiêu học tập bài học đó.
+ Điều kiện phải có là người học phải có tài liệu và được hướng dẫn học từ trước. Khi đặt vấn đề để học sinh thảo luận cần tự đánh giá xem vấn đề mình đặt ra có thể dạy bằng thảo luận nhóm hay không? Có tiềm năng xảy ra tranh luận hay không? Có mang lại hào hứng và lợi ích hay không? Với chủ đề nêu ra thì học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về chủ đề đó.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học, hướng
dẫn học sinh chuẩn bị thảo luận.
chuẩn bị trước các ý kiến tham gia thảo luận. Tùy theo nội dung thảo luận, xác định cách tổ chức phân công thành các nhóm chuẩn bị. Nội dung chuẩn bị bao gồm:
- GV thiết kế hệ thống câu hỏi hay hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện và yêu cầu học sinh chuẩn bị (các ý kiến tham gia thảo luận phải ghi ra giấy). Từ đó học sinh sẽ ý thức được nhu cầu, nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân. Học sinh cần nghiên cứu sách báo và các tài liệu có liên quan, phải đàm thoại với những người có thể cung cấp thông tin có ích khi thảo luận.Trước khi thảo luận, giáo viên cần kiểm tra từng chi tiết: HS chuẩn bị nội dung như thế nào? Tâm thế đã sẵn sàng tham gia thảo luận hay chưa? Các điều kiện khác đã chuẩn bị ra sao?
- Giai đoạn 2. Tổ chức thảo luận
Đây là giai đoạn có tính chất quyết định tới hiệu quả của toàn bộ quá trình dạy học theo PPTLN. Giai đoạn này gồm 7 bước phản ánh các thao tác của thầy và trò nhằm giúp học sinh lĩnh hội được mục tiêu bài học. Cụ thể như sau:
Bước 4: Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Bước 5: Thành lập nhóm, hướng dẫn cách làm việc của mỗi nhóm, giao nhiệm
vụ cho mỗi nhóm.
Trên cơ sở đã thiết kế các nội dung bài học thành nhiệm vụ học tập, GV tiến hành thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm học tập, mỗi nhóm phải tự bầu nhóm trưởng, thư ký, số lượng học sinh mỗi nhóm có thể từ 2 đến 13 học sinh. Tuy nhiên, theo tôi số lượng học sinh trong mỗi nhóm lý tưởng là 5 đến 8 thành viên. Vì ít quá thì khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm không cao, nếu nhiều quá thì các thành viên ít có cơ hội phát biểu, trao đổi hay tham gia vào các quyết định của nhóm.
Khi giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
+ Nên có phiếu học tập trong đó đã có sẵn nội dung nhiệm vụ tập (nếu không có phiếu thì cần phải chiếu lên màn hình hoặc viết rõ ràng lên bảng). Phiếu học tập phải rõ ràng, giúp học sinh hiểu rõ bản chất, nội dung, thời gian thực hiện nhiệm vụ học học tập. Số lượng chủ đề cho một lần thảo luận chỉ nên có khoảng từ hai đến ba chủ đề.
+ Cần kiểm tra học sinh đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình chưa.
Bước 6: Yêu cầu học sinh tiến hành nghiên cứu cá nhân
đề giải quyết. Cụ thể mục tiêu cần đạt là gì, tình trạng hiện nay thế nào (những kiến thức nền tảng đã có), có những vấn đề cản trở nào và giải quyết ra sao, ghi chép lại những ý kiến cá nhân…
Bước 7: Tổ chức thảo luận theo cặp
Giai đoạn này hai học sinh sẽ trao đổi, bàn bạc (thường là hai học sinh ngồi cùng bàn), hình thức này tránh hiện tượng “người ngoài cuộc”
Trong bước này giáo viên cần giám sát chặt chẽ để nắm bắt tình hình, động viên khuyến khích học sinh tham gia thảo luận, hưỡng dẫn học sinh cách khai thác, sử lý thông tin.
Bước 8: Tổ chức thảo luận nhóm
Trên cơ sở học sinh đã trao đổi theo cặp, các em mang ý tưởng chung của mình trình bày trước nhóm để cả nhóm góp ý, bổ sung và đánh giá. Lúc này mỗi ý kiến của cá nhân đã mang lại tính đại diện và có đồng minh. Điều này giúp học sinh tự tin, yên tâm và mạnh dạn hơn trong quá trình thảo luận.
Trong giai đoạn này, GV cần định hướng hoạt động của nhóm: Chỉ dẫn ngắn, quy định thời gian… Điều khiển hoạt động của mỗi nhóm: Đưa ra câu hỏi kích thích tư duy, thúc đẩy hoạt động của nhóm, qua lại giữa các nhóm để nắm bắt tình hình thảo luận, điểu chỉnh, khích lệ, động viên tinh thần thảo luận của học sinh.
Bước 9: Tổ chức thảo luận toàn lớp và khẳng định nội dung học tập.
ở giai đoạn này, GV yêu cầu:
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận. + Các nhóm còn lại góp ý, bổ sung…
Sau đó giáo viên tổng hợp, khái quát những nội dung cơ bản, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót.
Bước 10: Trọng tài cố vấn, kết luận kiểm tra
Ở bước này, GV thực vai trò trọng tài cố vấn của mình để đánh giá kết quả học tập của học sinh, chỉ ra vấn đề đạt được và chưa đạt được của từng nhóm.
- Giai đoạn 3: Tổng kết
Mục đích chính của giai đoạn này là giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa tri thức, kỹ năng đạt được. Rút ra được bài học và những kinh nghiệm trong quá trình học tập của mình. Giao nhiệm vụ cho bài học tiếp theo. Cụ thể:
Bước 11: Củng cố kiến thức, kỹ năng kết quả học tập (có thể bằng cách đưa ra
câu hỏi, bài tập… để học sinh làm ngay hoặc về nhà tự nghiên cứu).
đánh giá.
Bước 12: Nêu nhiệm vụ mới của bài học
Trên cơ sở bài vừa học, dựa vào nội dung bài học tiếp theo, GV đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ và hướng dẫn cho các cá nhân tự nghiên cứu chuẩn bị cho bài học mới tiếp theo.
3.1.1.2. Quy trình thực hiện PPTLN đối với HS
- Giai đoạn 1. Lập kế hoạch thảo luận
Kế hoạch chuẩn bị thảo luận của học sinh ở giai đoạn này cũng phải tuân theo 3 bước tương ứng sau đây:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ của bài học
Bước 2: Trên cơ sở yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự nghiên cứu
nội dung của bài học bằng cách đọc trước SGK, tài liệu tham khảo.
Bước 3: Xác định phương tiện học tập.
- Giai đoạn 2: Tổ chức thảo luận
Bước 4: Thảo luận chung toàn lớp, xác định nhiệm vụ nhận thức. Bước 5: Gia nhập nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ và tự nghiên cứu.
Hình thành nhóm học tập theo quy định của giáo viên
Thảo luận, phân tích các vấn đề đi đến thống nhất về nhận thức. Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, phân công nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm.
Bước 6: Sau khi tiếp nhận vụ học tập, học sinh tích cực chủ động tiến hành nghiên cứu cá nhân, tìm tòi xác định trọng tâm kiến thức, lập dàn ý trả lời.
Bước 7: Hợp tác với học sinh cùng bàn
Trao đổi, lắng nghe bổ sung, thống nhất và sửa chữa sản phẩm mà bản thân đã tự nghiên cứu ở bước 2.
Bước 8: Hợp tác với học sinh trong cùng nhóm
Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận
Các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá.
Khai thác, sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm nghiến cứu của nhóm mình.
Bước 9: Tham gia thảo luận lớp
Trình bày kết thảo luận của nhóm mình.
Thảo luận chung toàn lớp, lắng nghe, phản hồi, điều chỉnh tổng hợp bài học. Sửa chữa những sai sót hoặc bổ sung bài học mà tập thể lớp đã thống nhất xây
dựng thông qua thảo luận nhóm.
Bước 10: Hợp tác với thầy cô, tự kiểm tra đánh giá
Học sinh theo dõi, ghi chép sự đánh giá kết luận của giáo viên và tự hoàn chỉnh bổ sung sản phẩm học tập của mình.
- Giai đoạn 3: Tổng kết
Bước 11: Củng cố kiến thức, kỹ năng (thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên
giao cho).
Bước 12: Nhận nhiệm vụ mới của bài học
Ghi nhớ nội dung yêu cầu của giáo viên (tự nghiên cứu bài mới, đọc trước sách giáo khoa, tìm tài liệu tham khảo chuẩn bị cho bài học mới tiếp theo).
3.1.2. Quy trình thực hiện PPTLN trong dạy học một vấn đề
Trong mỗi vấn đề của môn giáo dục công dân thường đề cập đến rất nhiều nội dung tri thức khác nhau nên việc áp dụng PPTLN vào việc giải quyết vấn đề là rất cần thiết.
Việc áp dụng dạy học một vấn đề theo PPTLN về cơ bản vẫn thực hiện theo quy trình tổng quát chung đã được nêu ở trên. Tuy nhiên, trong dạy học một vấn đề giáo viên cần căn cứ theo trình độ, kinh nghiệm, điều kiện cơ sở vật chất để đưa ra quy trình phù hợp với từng nội dung kiến thức. Quy trình này bao gồm những bước sau:
* Bước 1: Chuẩn bị
- Giáo viên cần chọn vấn đề thích hợp để thảo luận, những vấn đề mà cách giải quyết đã rõ thì không nên dùng PPTLN bởi vì khi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau.