Quan điểm của Hồ Chí Minh đối với Phật giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với phật giáo việt nam trong sự nghiệp đổi mới (Trang 32 - 45)

1.3.1 Phải thấu tỏ triết lý Đạo Phật

Đức Phật dạy tín đồ, con ngƣời thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý,

ngăn tâm làm điều ác...”[22,tr.71], thấu lời Phật, Hồ Chí Minh chân tình, tinh lƣợc trả lời nhà báo:

- “Chủ tịch ghét gì nhất? Trả lời: Điều ác.

- Chủ tịch yêu gì nhất? Trả lời: Điều thiện[12,tr.482].

Cuối đời (6/1968), Ban Tuyên huấn Trung ƣơng Đảng xin chỉ thị chuẩn bị in sách Ngƣời tốt việc tốt, Hồ Chí Minh gợi mở: Ta phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con ngƣời nẩy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời

Sống ở nƣớc ngoài, khác với số đông, tầm trí tuệ uyên bác Hồ Chí Minh có khả năng đạt trình độ học vấn cao giáo sƣ - tiến sỹ đầu ngành về một loại hình khoa học kỹ thuật nào đó hoặc doanh nhân ngƣời Việt ở nƣớc ngoài giàu có. Nhƣng tận thông nỗi khổ, đau đớn của dân tộc và xã hội con ngƣời, hiểu nguyên lý THIỆN và ÁC, Hồ Chí Minh quyết từ bỏ cuộc sống đầy đủ, hào hoa ở nƣớc ngoài, nhận rõ mục đích cao cả, vai trò lớn lao của mình đối với dân tộc, Ngƣời về nƣớc, sẵn sàng cam chịu hơn chục năm sống trong hang núi, chốn rừng hoang, gian khổ, thiếu thốn, thậm chí bị tù, đày đọa gầy đen nhƣ quỷ đói, dấn thân đấu tranh giành độc lập, quyền bình đẳng, nhân tâm, khoan dung cho con ngƣời và các dân tộc.

Hiểu lẽ đó, Hồ Chí Minh soạn thảo, thông qua Hiến pháp (1946), văn bản quan trọng nhất thể hiện thể chế, đƣờng lối của Nhà nƣớc Dân chủ Nhân dân đầu

tiên, ghi nhận quyền cơ bản: Công dân Việt Nam có quyền: Tự do tín ngƣỡng

[4,tr.468], khác với Hiến pháp một số nƣớc cách mạng cùng thời đã xóa bỏ mọi hình thức tôn giáo.

Hồ Chí Minh tôn trọng mọi tôn giáo, tín ngƣỡng, không xúc phạm niềm tin kể cả phong tục tập quán của mỗi họ tộc, Ngƣời còn giúp xây chùa, hành pháp Phật.

Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt động cách mạng ở tỉnh Uđon-

thani (Thái Lan), sƣ cụ Thƣợng toạ chùa Oắt-phô cho biết: Hồi ấy, chùa xây điện

thờ chính... việc chỉ đạo xây điện do ông Nguyễn đảm nhiệm, ông Nguyễn kêu gọi bà con Việt kiều góp của, góp công, mua sắm nguyên vật liệu cho chùa rất nhiều...” [6,tr.166]. Ở Thái Lan đâu đâu cũng có chùa, dân thƣờng đi lễ chùa, Ngƣời cũng mua hoa đi lễ chùa.

Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp chân tâm kể lại: Đầu tháng 12 (năm 1940)…

Ngày tết đến với chúng tôi tại biên giới… Gần làng có miếu thờ thành hoàng, nhân dân ai cũng đến lễ bái. Bác cũng đi cùng bà con đến viếng đền[5,tr.41].

Đồng chí Vũ Anh, cán bộ cách mạng cao cấp cởi mở tấm lòng: Tháng 1/1941, Bác, anh Kiên và tôi về địa điểm Pác Bó... ngày tết quần chúng trong làng lên chúc tết đủ mặt. Các chị phụ nữ mỗi ngƣời mang một cái làn đựng thẻ hƣơng và quà bánh, kéo từng đoàn đến lễ tết. Bác vẽ một ảnh Phật treo trên vách đá cho

quần chúng có chỗ lễ...”[1,tr.209]. Bác vẽ một ảnh Phật... ứng xử văn hóa đầy tính

minh triết Hồ Chí Minh.

Sau ngày giành đƣợc độc lập, Hồ Chí Minh đến chùa Bà Đá và Nhà Thờ Lớn (Hà Nội) dự lễ cầu siêu cho linh hồn đồng bào, chiến sỹ hy sinh vì Tổ quốc.

Lần thứ hai, ngày 5/1/1946, tại chùa Bà Đá, Hội Phật giáo Cứu quốc tổ

chức tuần “Mừng Liên hiệp quốc gia”, cầu nguyện cho nền độc lập. Trƣớc thành

viên Chính phủ, tăng ni, Phật tử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thành tâm đọc lời thề:“...

Trƣớc Phật đài tôn nghiêm, trƣớc quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ”

Giây phút giao thừa, thời khắc chuyển giao đất trời giữa năm cũ và năm mới khí vận chuyển đổi là lúc quan trọng nhất, con ngƣời có niềm tin, tâm đức thƣờng đến chùa, đền, đình, nhà thờ, thánh đƣờng..., tâm thành cầu các đấng bề trên, siêu linh phù hộ điều tốt đẹp cho con ngƣời, gia đình và bản thân.

Năm 1946, tình hình an ninh, chính trị ở Hà Nội cực kỳ nguy hiểm, các thế lực thù địch luôn tìm cách bắt và ám sát Hồ Chí Minh. Nhƣng đến giờ phút giao thừa, thời khắc xoá bỏ hàng nghìn năm chế độ quân chủ chuyên chế, hình thành Nhà nƣớc đầu tiên Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh phải cải trang vào đền Ngọc Sơn (Hồ Hoàn Kiếm), nơi kết tụ thánh minh, vùng đất linh thiêng nhất Hà Nội cùng nhân dân - những ngƣời tâm nguyện kính cáo giây phút chuyển giao, khai mở vận hội mới.

Lần thứ 2, Hồ Chí Minh đến đền Ngọc Sơn, cụ Nguyễn Xuân Tửu, sĩ quan

quân đội lão thành cách mạng, sung sƣớng trải bày: “Trƣớc ngày toàn quốc kháng

chiến (19/12/1946)... Tôi lại có vinh dự đƣợc bảo vệ Bác Hồ đến thăm đền Ngọc Sơn...Vì bảo vệ tầm gần nên đƣợc theo Bác vào tận hậu cung. Sau khi thành kính thắp hƣơng,… thấy ba cuốn kinh trên bàn, Bác Hồ đã giở ra xem rồi gấp lại đƣa cả cho tôi và nói: Chú giữ lấy, khi gặp nạn có thể cứu thân. Đến nay, sau mấy chục năm kháng chiến…, tôi vẫn còn thuộc bài kinh Tâm pháp và kinh Sám hối...

Sau thời gian tận tụy tìm kiếm con đƣờng hòa bình thân thiện, tránh để chiến tranh xảy ra với nhân dân và Nhà nƣớc Pháp không thành công, ngày 21/01/1947 (giao thừa 30 Tết) Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hang núi chùa Trầm (Hà

Tây), đọc thơ chúc Tết kêu gọi đồng bào: “Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sông” chuyển sang giai đoạn khó khăn, gian khổ trƣờng kỳ kháng chiến. Ngày 13/7/1966 (hai mƣơi năm sau), đồng chí Vũ Kỳ, thƣ ký riêng của Ngƣời cho biết: “Hôm đó, Bác đi một mình không cho ai đi theo, Bác đến chùa Trầm...”.

Đồng chí sĩ quan cao cấp đóng quân ở chùa Trầm không quên ngày đó: Hôm ấy,

chú cứ làm việc của các chú, Bác làm việc của Bác...”, chiều tối Bác về, Bác dặn thêm: “Các chú phải tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân... giữ gìn, bảo quản để mai sau đất nước hòa bình làm nơi tham quan rất tốt…” [19,tr.108]. Chùa Trầm có giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh hai lần đến phát lời kêu gọi và thảo văn bản triết luận về giai đoạn lịch sử hào hùng, vĩ đại của dân tộc. Dƣới ban thờ ở chùa, Ngƣời lặng lẽ, thẩm thấu: “Bác làm việc của Bác...” lời trao truyền đầy ẩn thức, tàng ý, một thời chiến tranh chƣa có điều kiện để hiểu cặn kẽ, chúng ta cần tiếp tục luận giải.

Năm 1958, theo lời mời của Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh

sang thăm, trong chuyến đi có buổi đến chùa lễ Phật, Ngƣời viết: “Bác và đoàn do

các vị Hòa thượng đưa lên lầu trên là nơi thờ Đức Phật...”

Buổi lễ, Hòa thƣợng Thích Minh Châu hết sức thành kính: “...Tôi thắp nén hƣơng và kính cẩn đƣa lên cụ. Trƣớc bàn thờ Phật, Hồ Chủ tịch trang nghiêm vái rồi cắm nén hƣơng vào bát… Thấy Ngƣời thành kính dâng hƣơng Đức Phật, lòng

chúng tôi xiết bao xúc động, tƣởng chừng nhƣ nƣớc mắt muốn tuôn trào…” [35].

Tổng thống Ấn Độ tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cây Bồ Đề nơi Đức Phật tọa thiền và thành đạo, Ngƣời cho trồng tại chùa Trấn Quốc, ngôi chùa linh thiêng bậc nhất của Thủ đô.

Ngày 19/5/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chùa Hƣơng (Hà Tây) thành tâm kính lễ Phật Bà Quán Thế Âm đầy quyền năng, luôn cứu giúp chúng sinh, Ngƣời không quên nhắc nhở chính quyền phải bảo vệ, xây dựng chùa ngày càng đẹp hơn để nhân dân đến lễ.

Đúng nhƣ Hồ Chí Minh chỉ dạy, Đạo Phật có nhiều pháp tu dẫn ngƣời chân tâm trì luyện đến thông thiền nhập định. Bƣớc đầu ngồi tọa thiền, kiên trì năm tháng nhuyễn tâm trí đến mức đi thiền, đứng thiền, nằm thiền... thăng hoa trí tuệ đạt ý, thần, thức, vào nhập định thông suốt, hiển nhiên có ngƣời tâm thành đắc

pháp hiểu thấu cả mọi lẽ huyền vi và chân thức tiên tri những điều xảy ra sau đó hàng chục năm sau vƣợt không gian, thời gian.

Chúng ta không chỉ thức cảm cùng niềm vui bất tận của vị tƣớng tài ba Đặng Tính, còn nhận đƣợc cảm hứng bất ngờ của nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi ông có trong tay “Bức ảnh đen trắng chụp Bác Hồ đang ngồi thiền trong hang” do nhà văn Sơn Tùng trân trọng gửi đến.

Bởi hiểu thấu cả, Hồ Chí Minh tiên tri những sự kiện cách mạng Việt Nam

và Thế giới theo thời gian định trƣớc vài năm hoặc hơn chục năm. Khác với nhiều nhà tiên tri trên thế giới, Hồ Chí Minh còn trực tiếp chỉ đạo, trao trọng trách cho ngƣời cộng sự, các tƣớng lĩnh chuẩn bị thế trận chiến đấu cẩn thận đến từng chi tiết, phù hợp mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau.

Hồ Chí Minh tiên tri trƣớc đó hơn chục năm kẻ thù sẽ sử dụng máy bay B52 ném bom tàn phá Hà Nội, Ngƣời sớm ra lệnh cho các tƣớng lĩnh, lãnh đạo cao cấp đƣa dân đi sơ tán, đào hầm trong thủ đô, nghiên cứu cách đánh máy bay B52, bày đặt thế trận phòng không không quân tạo thành trận địa đan xen, dày đặc ngăn chặn hiệu quả máy bay ném bom và chúng ta đã giành chiến thắng vang dội

trận Điện Biên Phủ trên không, kịp thời cứu Hà Nội không bị san bằng nhƣ một

số thành phố khác trên thế giới. Hồ Chí Minh hiểu thấu cả nên từ nhiều năm trƣớc

đƣa ra quyết sách chiến lƣợc đúng đắn, chính xác nhằm giảm tổn thất xƣơng máu, tài sản của đồng bào, chiến sĩ và giành thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh liên tục viết

những lời tiên tri: 1945: Việt Nam Độc lập, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ,

chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,... chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất... đó chính là nhập định thông suốt không gian, thời gian.

Trọn cuộc đời, Hồ Chí Minh đến nhiều vùng núi linh, chùa, đền thiêng nhƣ: chùa Hƣơng, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Thầy, chùa Trầm, chùa Côn Sơn, đền Ngọc Sơn, đền Hùng, Kiếp Bạc, Cổ Loa,... thành kính thắp hƣơng, thông suốt

linh mạch thiên - địa - nhân và kết nối âm phù dương trợ. Ngƣời không quên nhắc nhở nhà sƣ ra sức cầu Phật cho kháng chiến chóng thành công [35,tr.330].

Ngay sau khi giành độc lập, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vùng đất linh, chùa thiêng và hiểu sẽ đến thời kỳ suy đồi chung trên thế giới, đạo bị cấm, chùa, đền, đình... bị tàn hại, Ngƣời sớm khẩn cấp ký Sắc lệnh số 65 (23/11/1945) kịp thời, phần nào chặn tay kẻ ác: Bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn

cõi Việt Nam, cấm phá huỷ đình, chùa, đền, miếu, các cổ vật… có ích cho lịch sử

[15,tr.74].

1.3.3 Tƣ tƣởng về nhân văn hòa bình từ Đạo Phật

Hơn 2.500 năm nay, cảm thông nỗi khổ sinh, bệnh, lão, tử và thiếu hiểu

biếtcủa con ngƣời ở thời kỳ còn sơ khai, Đức Phật nguyện hy sinh niềm vui nhỏ

bé, thấp hèn, quyết tu hành, dần khai ngộ trí tuệ, linh thông chân lý. Ngƣời giảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giải, mở mang tâm trí muôn ngƣời, tự chân thức, khơi mở bản tính Phật, làm

điều thiện trong từng con ngƣời, tràn tỏa niềm vui niết bànngay tại cõi đời đang sống.

Đƣợm nỗi đau dân tộc và xã hội loài ngƣời, từ bi, nghĩa cả Hồ Chí Minh

mang lại niềm vui, luôn kêu gọi chúng sinh đoàn kết, Ngƣời viết Tuyên Ngôn Độc

Lập - một áng hùng văn tuyệt bút hiếm hoi trong hàng nghìn năm dựng nƣớc, giữ

nƣớc của dân tộc, Tuyên ngôn đƣợc loài ngƣời ghi nhận mở rộng bƣớc phát triển

đầy nhân tâm, trí tuệ. Hồ Chí Minh đanh thép lên án kẻ thù hãm hại, áp bức các thành phần giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chịu chung nỗi khổ, cay cực có cả nhà tư sảndân buôn, Ngƣời minh trí triết luận: Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp… làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tƣ sản ta ngóc đầu lên...”, sáng ngời chân lý, mọi kẻ thù

Thấy rõ vai trò vô cùng quan trọng của nhà tƣ sản và “dân buôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, hƣng thịnh dân tộc, với tấm lòng tha thiết, không giả dối, Hồ Chí Minh gửi thƣ cho giới Công - Thƣơng mong muốn: Giới Công -

Thƣơng phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và

thịnh vƣợng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thƣơng...

[11,tr.49]

Với các nhà tƣ bản nƣớc ngoài, Hồ Chí Minh chân thành hòa hợp: Chúng

tôi rất hoan nghênh tƣ bản Pháp và tƣ bản các nƣớc cộng tác thật thà với chúng tôi [12,tr.156].

Vua Bảo Đại, quan đại thần, nhân sĩ, trí thức, nhà tƣ sản, doanh nhân... Hồ Chí Minh không ghét bỏ, hãm hại mà tìm mọi cách thu phục nhân tâm, mời vào vị trí lãnh đạo cao để giúp dân, phụng sự Tổ quốc.

Lời dạy của Đức Phật: Lấy ân trả oán, tăng ân giảm oán - Lấy oán trả oán,

oán oán chất chồng, Hồ Chí Minh nhiều lần chủ động gặp gỡ, viết thƣ gửi Tổng

thống, lãnh đạo cao cấp, tƣớng lĩnh, binh sĩ và tù binh hai nƣớc Pháp, Mỹ tỏ lòng thiện cảm, ứng xử văn hóa, không hằn thù, oán hận, mong muốn các dân tộc cùng hƣởng độc lập, tự do và bình đẳng, giúp đỡ nhau trao đổi kinh tế, văn hoá... nhƣ

những ngƣời anh em. Hồ Chí Minh mở lòng: “vì trong bốn biển đều là anh em.

Hồ Chí Minh nhập thể, thông linh làm theo lòng đại từ, đại bi của Đức

Phậtkhông phân biệt kẻ bị áp bức và ngƣời đi áp bức, chia các thành phần giai

cấp mà tiêu diệt xóa bỏ lẫn nhau, gieo rắc hận thù, Ngƣời đau lòng đến da diết: Than ôi, trƣớc lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, ngƣời Pháp hay ngƣời Việt cũng đều là ngƣời... vì lẽ gì... mà đem máu quí báu của thanh niên Pháp đổ trên non nƣớc Việt Nam... cần phải bắt tay nhau... gây dựng hạnh phúc chung [11,tr.457].

Thế kỷ 20, nhân loại chìm đắm trong nhiều cuộc chiến tranh lớn, nhỏ đầy biến động, trắc ẩn mang tính toàn cầu, đến mức nhiều học giả, nhân sĩ viết sách, lập luận bi quan, họ cho rằng thượng đế đã chết, không thể cứu loài ngƣời, thế giới đại loạn, sẽ đến ngày diệt vong.

Từ rất sớm (1921), Hồ Chí Minh cảnh tỉnh loài ngƣời khi tìm cách xoá bỏ

đẳng cấp, tôn giáo và các thành phần giai cấp: Thảm họa của đất nƣớc đã xoá bỏ

sự phân biệt đẳng cấp và tôn giáo. Ngƣời giàu ngƣời nghèo, quý tộc và nông dân,

Hồi giáo và Phật giáo, đều hợp sức đoàn kết”. Hồ Chí Minh thành tâm gợi niềm

tin mãnh liệt: “Rồi đây, bốn bể một nhà...”.

1.3.4 Tình cảm của Phật giáo trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

Đức Phật là ngƣời đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tu thiền nhập định, chứng ngộ chân lý hiểu thấu vai trò của mình: Ta là Phật đã thành...”, tận hiểu nghiệp lực muôn sinh, truyền dạy pháp môn cứu mọi căn kiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ Chí Minh thông suốt lời Phật, hiểu thấu và chỉ rõ mệnh lớn của mình:

...“Mọi ngƣời ngẩng lên ngắm trời tự do,

Khách thần tiên trên trời tự do

Biết chăng trong ngục cũng có tiên [10,tr.227]

Các đấng thần, tiên (ở) trên trời (sống) tự do, (mọi ngƣời) biết chăng trong ngục đang có “ông tiên”, và tất nhiên ông tiên đƣợc thoát khỏi tù. Ra khỏi

tù ông tiên sẽ dựng nên đất nƣớc, đó chính là: “rồng thật sẽ bay

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với phật giáo việt nam trong sự nghiệp đổi mới (Trang 32 - 45)