Khi tháo đầu bao đổ ximăng ra màu ximăng đồng nhất, không có hiện tượng phân lớp, kh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức nhà máy xi măng hoàng thạch (Trang 78 - 83)

6.2 Hạn chế và các giải phápHạn chế: Cung vượt cầu Hạn chế: Cung vượt cầu

Nhu cầu tiêu thụ xi măng của Việt Nam trong những năm qua phát triển với tốc độ nhanh, bình quân mức tăng trưởng trong giai đoạn 2001- 2008 đạt 16,45%. Năng lực sản xuất xi măng từ nguồn clinker trong nước mới đạt khoảng 80% nhu cầu, vì thế hàng năm vẫn phải nhập khẩu thêm clinker từ các nước trong khu vực.

Trong hai năm 2006 và 2007 có 4 nhà máy xi măng với tổng công suất thiết kế 4,24 triệu tấn đi vào sản xuất. Năm 2008 có thêm 10 nhà máy xi măng mới với công suất 11,93 triệu tấn hoàn thành, đưa tổng công suất thiết kế đến cuối năm 2008 lên 39,5 triệu tấn (trong đó có 3 triệu tấn xi măng lò đứng).

Theo kế hoạch, năm 2009 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất 18 dự án xi măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn xi măng, nâng tổng công suất thiết kế của ngành xi măng đạt gần 60 triệu tấn. Khả năng huy động công suất thực tế năm 2009 khoảng 45 - 46 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu xi măng của năm 2009 (dự kiến là 44 - 45,5 triệu tấn). Như vậy kể từ năm 2009 nước ta không phải nhập khẩu clinker để nghiền. Sau năm 2010 sẽ có thêm một số dự án mới hoàn thành. Khả năng cung sẽ vượt cầu khoảng 5 - 7 triệu tấn từ năm 2010 là khó tránh khỏi. Điều này sẽ làm thị trường xi măng cạnh tranh gay gắt hơn.

Một số giải pháp

Tiết kiệm chi phí sản xuất

Trong bối cảnh thị trường xi măng trong nước cung vượt cầu thì yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm phải đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp phải chủ động tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này có một số nhóm giải pháp sau: Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng số ngày chạy lò lên 320 - 330 ngày/năm, giảm thời gian dừng lò để sửa chữa nhằm đạt và vượt công suất thiết kế; nâng cao chất lượng và mác xi măng, sản xuất clinker chất lượng cao PC50, PC60, tăng tỷ lệ pha phụ gia puzolan, tro xỉ nhiệt điện, xỉ hạt lò cao để giảm tỷ lệ clinker, giảm lượng khí thải CO2, NOx, SO2. Triển khai việc xây dựng các trạm sử dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện, phấn đấu tự cung cấp đến 30% nhu cầu sử dụng điện của nhà máy và giảm lượng phát thải ô nhiễm môi trường. Tận dụng, tái chế phế thải làm nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có mạng lưới và phương thức kinh doanh riêng, nhưng thực tiễn thời gian qua cho thấy mạng lưới kinh doanh xi măng theo phương thức bán hàng thông qua các nhà phân phối chính, các Cty thương mại và các đại lý là tương đối hiệu quả. Phương thức này giảm chi phí lưu thông, chi phí bán hàng. Tuy nhiên, cần tăng cường công tác kiểm tra về thực hiện cam kết trách nhiệm giữa các khâu trong hệ thống.

Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ, đổi mới phương thức bán hàng là cần thiết. Ngoài ra, cần nghiên cứu giảm chi phí vận chuyển clinker từ Bắc vào Nam để có giá bán hợp lý, mới cạnh tranh được clinker nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. DN cũng cần tăng cường xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà máy mới đưa vào sản xuất. Cùng với việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, cần xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu clinker, lưu ý thị trường Nga, các nước Đông Âu như Ba Lan, Ucraina và Châu Phi, nhất là những thị trường mà ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế ít rõ nét. Tăng cường kiểm tra, chống xi măng Trung Quốc nhập lậu qua đường biên giới.

Cân đối cung cầu thị trường phía Nam

Nhu cầu tiêu thụ xi măng các tỉnh phía Nam những năm gần đây khoảng 38-40% nhu cầu xi măng cả nước. Dự tính năm 2009 khoảng 17,5 - 18 triệu tấn, trong khi khả năng đáp ứng công suất tại chỗ của 4 nhà máy xi măng lò quay và 1 nhà máy xi măng lò đứng ở miền Nam khoảng 5,5 triệu tấn (XM Bình Phước dự kiến hoạt động tháng 6/2009). Như vậy cần phải vận chuyển từ Bắc vào Nam khoảng 12 - 12,5 triệu tấn. Đây là khối lượng vận chuyển rất lớn, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị để chủ động về nguồn cung cấp xi măng, clinker, phương tiện kho bãi; đồng thời phải có phương án bốc, dỡ đáp ứng nhu cầu từng tháng, từng mùa vụ trong các điều kiện thời tiết. Ngoài ra, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ 4 nhà máy xi măng ở khu vực phía Nam: Hà Tiên 2,

Holcim, An Phú (Bình Phước), Minh Tâm (Bình Phước) để giảm lượng vận chuyển từ Bắc vào; xúc tiến việc thành lập Cty CP vận tải clinker, xi măng Bắc Nam. Các giải pháp về kích cầu

Song song việc triển khai gói kích cầu phát triển kinh tế trị giá 1 tỷ USD, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành soạn thảo một số chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà thông qua các chương trình đó góp phần kích cầu tiêu thụ xi măng.

Đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng nhất là hệ thống đường cao tốc, đường ven biên giới, đường giao thông nông thôn sẽ là một trong những giải pháp kích cầu tiêu thụ xi măng tốt và hiệu quả. Đường bê tông xi măng có nhiều ưu điểm là thời gian sử dụng lâu, ít gây ô nhiễm môi trường, chi phí duy tu bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, do trước đây giá nhựa đường rẻ, giá xi măng cao, nguồn cung cấp xi măng mác cao ít và hạn chế làm chi phí xây dựng mặt đường bê tông xi măng cao hơn mặt đường bê tông nhựa, ngoài ra công nghệ thi công phức tạp, chưa hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu với từng công nghệ ở cấp quốc gia nên chưa được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay giá xi măng khoảng 60 - 62 USD/tấn, trong khi đó giá nhựa đường tăng cao theo giá dầu mỏ, vật liệu xi măng, sắt thép sản xuất được ở trong nước, thì chi phí xây dựng sẽ thay đổi ở mức tương đương nhau. Ngoài ra, chúng ta đã làm chủ được công nghệ hiện đại để thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng chất lượng cao. Thực hiện chủ trương này, các cơ quan chức năng đang soạn thảo báo cáo trình Thủ tướng về kế hoạch, cơ chế, lộ trình thực hiện. Trước mắt hai bộ GTVT và Xây dựng đã thống nhất thí điểm một đoạn của tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hoá để xem xét áp dụng cho các dự án khác. Nếu trong quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 1/12/2008 gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873km phổ biến 4 - 6 làn xe, một số tuyến rộng 8 làn xe được triển khai xây dựng một số tuyến bằng đường bê tông xi măng thì không chỉ vừa góp phần kích cầu tiêu thụ xi măng, sắt, thép mà còn góp phần giảm nhập siêu.

Phát triển vật liệu xây không nung

Đây là một chương trình lớn cần thiết, cũng là một giải pháp kích cầu tiêu thụ xi măng tốt, bởi nhu cầu vật liệu xây rất lớn. Năm 2007 cả nước tiêu thụ 21 tỷ viên gạch tiêu chuẩn, năm 2008 khoảng 23 tỷ viên, dự kiến năm 2009 là 25 tỷ viên, năm 2015 là 32 - 33 tỷ viên. Thói quen thích sử dụng gạch xây đất sét nung, làm tài nguyên đất sét đang bị khai thác cạn kiệt, lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Từ năm 2001 Chính phủ đã có chủ trương phát triển vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung với mục tiêu đến năm 2010 gạch không nung thay thế được 30% gạch đất sét nung. Tuy nhiên, đến năm 2008, tỷ lệ này chỉ dừng ở mức 7,5 - 8,0%. Tiếp tục thực hiện chủ trương này, Bộ Xây dựng đang soạn thảo chương trình phát triển

vật liệu xây không nung trình Thủ tướng phê duyệt với mục tiêu đến năm 2015 gạch không nung thay thế được 20 - 25% gạch nung và năm 2020 là 30 - 40%. Nếu đến năm 2015 đạt được mục tiêu đề ra, tức là sản xuất được 6,5 - 8 tỷ viên gạch không nung quy tiêu chuẩn, thì lượng xi măng được tiêu thụ để sản xuất khối lượng gạch không nung nói trên cần khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm.

Chương trình phát triển nhà ở

Hiện Bộ Xây dựng đang triển khai một số đề án về nhà ở như: Đề án nhà ở xã hội giai đoạn 2009 - 2015; Đề án nhà ở công vụ của Chính phủ; Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng công trình sinh hoạt văn hoá, cơ sở phúc lợi xã hội tại các KCN tập trung. Chương trình phát triển nhà ở đã đặt ra các mục tiêu: Phát triển tăng thêm khoảng 58,5 triệu m2 sàn, trong đó diện tích nhà ở đô thị là 30,2 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở nông thôn là 28,3 triệu m2 sàn, xây dựng 450 nghìn m2 nhà ở xã hội. Đây là những chương trình, mà việc thực hiện chúng sẽ góp phần thúc đẩy thị trường xi măng trong nước phát triển.

Ngoài những chương trình trọng điểm nêu trên, các chương trình khác như: kiên cố hoá kênh mương nội đồng, phát triển đường bê tông nông thôn, kiên cố hoá trường học cũng đang được tiếp tục triển khai… sẽ góp phần tiêu thụ lượng xi măng khá lớn.

PHẦN KẾT LUẬN

Thực tập nhận thức là thời gian sinh viên có thể học hỏi nhiều điều kinh nghiệm thực tế về các kiến thức chuyên ngành đã được trang bị trên giảng đường. Việc làm quen với các máy móc thực tế và các thiết bị hiện đại, tiên tiến sinh viên có thể tiếp cận thực tế, củng cố lý thuyết và thực tiễn để tạo thêm kinh nghiệm để có thể làm việc sau này.

Qua thời gian hai ngày tham quan nhà máy Xi măng Hoàng Thạch cùng với 1 tuần học lý thuyết trên lớp, mặc dù thời gian còn hạn chế nhưng nó đã giúp cho sinh viên ngành Tự Động Hóa tích luỹ nhiều kinh nghiệm quý báu về các môn học đã học cũng như chuẩn bị học, các hệ thống trong nhà máy đồng thời cũng tìm hiểu thêm về hệ thống truyền thông trong xí nghiệp. Đồng thời cũng giúp sinh viên hiểu được công việc mình sẽ làm sau này

Em xin chân thành cảm ơn bộ môn, các thầy cô cũng như các kĩ sư của nhà máy đã tận tình giúp đỡ chúng em trong đợt thực tập nhận thức vừa qua. Do thời gian thực tập cũng còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn yếu nên bài báo cáo có thể mắc phải sai sót mong các thầy thông cảm.

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2010 Sinh viên

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức nhà máy xi măng hoàng thạch (Trang 78 - 83)