Kỹ thuật bù sau (post compensation)

Một phần của tài liệu đề tài quản lý tán sắc (Trang 33 - 35)

Các kỹ thuật trong miền điện có thể được dùng để bù tán sắc vận tốc nhóm (GVD) trong máy thu. Ta dễ dàng cân bằng ảnh hưởng của tán sắc bằng kỹ thuật điện nếu sợi quang hoạt động như một hệ thống tuyến tính

Việc bù sẽ dễ dàng hơn nếu bộ thu Heterodyne được sử dụng để tách tín hiệu: bộ thu này đầu tiên chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu vi ba tại tần số trung tần IF ωIF và vẫn giữ thông tin về biên độ và pha. Một bộ lọc thông dải hoạt động ở tần số vi ba với đáp ứng xung có hàm truyền đạt là:

trong đó L là chiều dài sợi. Bộ lọc này sẽ khôi phục lại dạng tín hiệu ban đầu của tín hiệu nhận được. Kỹ thuật này thực tế nhất đối với hệ thống Coherent.

Nhưng ta biết là bộ thu Coherent thường không thực tế (vì một số lý do) so với bộ tách sóng trực tiếp, và mạch điện tuyến tính không thể bù GVD trong trường hợp này. Vấn đề là do thông tin về pha bị mất khi tách sóng trực tiếp do bộ tách sóng chỉ đáp ứng biên độ quang. Khi đó một kỹ thuật cân bằng không tuyến tính có thể được sử dụng.

Một phương pháp khác nữa là việc quyết định một bít được thực hiện sau khi xem xét dạng sóng (dạng tương tự) qua một khoảng nhiều bít xung quanh bít ta cần quyết định. Khó khăn của kỹ thuật này là đòi hỏi mạch điện logic hoạt động tại tốc độ bít của tín hiệu và tính phức tạp của nó tăng theo hàm mũ của số lượng bít qua nó (số lượng bít mà một xung quang bị trải rộng ra do GVD).Kỹ thuật cân bằng về mặt điện thường bị giới hạn do tốc độ bít đạt được thấp và khoảng cách truyền ngắn.

Một kỹ thuật cân bằng quang – điện dựa trên một bộ lọc ngang (transversal filter) đã được đưa ra. Trong kỹ thuật này bộ chia công suất tại máy thu chia tín hiệu quang nhận được thành nhiều nhánh, các nhánh có độ trễ khác nhau. Tín hiệu quang trên mỗi nhánh được chuyển sang dòng điện nhờ sử dụng các photodetector có độ nhạy có thể thay đổi, và tổng dòng điện quang được sử dụng cho mạch quyết định bít. Kỹ thuật này có thể tăng khoảng cách truyền dẫn lên gấp ba lần đối với hệ thống hoạt động ở tốc độ 5Gbps.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Lê Quốc Cường, ThS. Đỗ Việt Em, ThS. Phạm Quốc Hợp, ThS. Nguyễn Huỳnh Minh Tâm, “ Hệ Thống Thông Tin Quang – Tập 1 và tập 2 ”, năm 2009, Nhà xuất bản Thông Tin và Truyền Thông.

[2] Rajiv Ramaswami, Kumar N. Sivarajan, “Optical Networks A Practical erspective”, Second Edition, Morgan KaufMann Publishers.

[3] Govind P.Agrawal, “Fiber-Optic Communications Systems”, Third Edition, John Wiley & Sons, Inc,2002.

Một phần của tài liệu đề tài quản lý tán sắc (Trang 33 - 35)