VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH: 1 Các bài thuyết trình của các nhóm:
a. Nhóm “Trường Sơn”: Phân tích những thế mạnh của vùng Bắc
Trung Bộ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội?
Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam. Phía Tây giáp Lào, phía Đông là Biển thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế với các vùng và các nước.
Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản đa dạng, trong Vùng có một số mỏ khoáng sản giá trị như: mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ cromit Cổ Định (Thanh Hóa), mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An). Đây là cơ sở tốt để phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, và sản xuất vật liệu xây dựng.
Các hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, giao thông thuỷ (ở hạ lưu) và tiềm năng thuỷ điện.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp có phần hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ có đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là lớn hơn cả. Với diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
Về lâm nghiệp, hiện Bắc Trung Bộ quản lý 3.436 ngàn ha đất, trong đó đất rừng có 1.633 ngàn ha, đất không rừng gần 1.600 ngàn ha là tiềm năng lớn cho phát triển nghề rừng.
Về kinh tế biển, Bắc Trung Bộ có khoảng 670km bờ biển với nhiều cửa sông, thềm lục địa rộng, nhiều tài nguyên. Ước tính trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2.750 tấn, mực 5.000 tấn, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển tổng hợp.
Bắc Trung Bộ cũng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với nhiều bãi biển đẹp như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ… nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị. Nơi đây còn là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống mang tính văn hóa đặc sắc. Bên cạnh đó, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đã và đang được mở rộng như: Bạch Mã, Bến En, Vũ Quang, Pù Mát,… đặc biệt là rừng thiên nhiên và động Phong Nha, tất cả tạo nên tiềm năng phát triển to lớn tại khu vực.
Nhóm Phong Nha – Kẻ Bàng: Trình bày những thiên tai mà vùng Bắc
Trung Bộ phải gánh chịu? Theo em cần những giải pháp nào nhằm phòng chống thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra?
Kính chào thầy cô và các bạn! Phần này nhóm chúng em xin được trình bày qua các câu thơ sau:
Miền Trung bão giật cuồng phong Nước về chan trắng thắt lòng quê ơi Nhà neo ốc đảo chơi vơi
Con tôm víu ngọn tre bơi giữa dòng. Chiếc đòn gánh nặng lưng ong Hạ khô cháy bỏng Đông bầm tím da Áo nâu bạc thếch nắng hoa
Mẹ về dấu hỏi bóng xa nắng nhòa? Miền Trung xót tận lòng ta
Đất sành sỏi đá ruộng hòa phèn chua Mồ hôi đổ xuống như mưa
Thóc vàng chín mẩy lạy thưa ơn trời! Gánh cực mà đổ chưa vơi
Cực còn chồng chất mấy đời kiếp sau Bão dông vùi dập lòng đau
Thương quê lam lũ bạc đầu mẹ cha! Giờ nghe bão lũ quê nhà
Đêm nay thức mấy canh gà trông tin Trắng trời mây nước lặng nhìn
Con nghe xót tận trong tim quặn lòng!
Những giải pháp phòng chống thiên tai của vùng Bắc Trung Bộ: + Đầu tư xây dựng kiên cố hệ thống đê sông, đê biển.
+ Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin dự báo và thông báo kịp thời về diễn biến của thiên tai đến từng người dân.
+ Nghiên cứu xây dựng kiến trúc nhà cửa để phòng chống được bão, lũ lụt, gió lào...
+ Di tán dân kịp thời khi có thiên tai.
Nhóm “Làng Sen”: Bằng các kiến thức đã học, sưu tầm trên các
phương tiện truyền thông em hãy nêu vai trò của nhân dân miền Trung trong các trong lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước?
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc. Trong những cuộc đấu tranh đó đóng vai trò quan trọng nhất là nhân dân trong đó có nhân dân miền trung anh hùng. Nhà thơ Nguyễn Trãi đã đã từng tâm niệm: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Bác Hồ cũng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Kính thưa thầy cô và các bạn! Chẳng phải tự nhiên mà người ta mệnh danh cho vùng đất miền Trung là mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”. Thật vậy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc nhân dân miền trung đã đóng góp cho đất nước những anh hùng kiệt xuất trên mọi mặt trận như: Bà Triệu, Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc minh sau mười năm “nằm gai, nếm mật”; Đại thi hào Nguyễn Du – danh nhân văn hóa của thế giới; Phan Bội Châu người khởi xướng phong trào Đông Du; Nguyễn Ái Quốc người tìm ra con đường cứu nước, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam và danh
nhân văn hóa thế giới; Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - một vị tướng tài ba của Việt Nam và toàn thế giới. Ngoài ra còn có những nhân vật làm nên một lịch sử hảo hùng cho dân tộc Việt Nam như: Mai Thúc Loan, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Tố Hữu, Phan Đình Phùng, Phan Đình Giót, Hồ Xuân Hương... Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp Chống Mỹ gần đây nhân dân Miền Trung vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc. Mặc dù “mưa bom, bão đạn” đổ xuống nhưng người miền Trung vân gan dạ, vẫn dũng cảm dù hy sinh xương máu của mình để hướng đến một niềm tin tất thắng khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Đó là sự hy sinh bảo vệ tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử của 10 cô gái Thanh niên xung phong ở Ngã Ba Đồng Lộc, hình ảnh các cụ già bắn rơi máy bay ở Thanh Hóa đã được nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác thành bài hát “Hát mừng các cụ dân quân”... Một hình ảnh khác đã gợi lên nhiều điều là:
“… O kích nhỏ dương cao úng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu…”
Hình ảnh đó như là một niềm tự hào, một hình tượng biểu trưng cho cả dân tộc Việt Nam; Dù là một nước nhỏ nhưng có thể thắng những đế quốc to lớn bời chúng ta có chính nghĩa và đặc biệt chúng ta có sự đoàn kết của toàn dân tộc.
Tất cả những đóng góp đó của người dân miền Trung, cùng với sự đoàn kết cùng nhân dân trong cả nước, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu dân tộc ta đã làm nên những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà toàn thế giới phải ngưỡng mộ.
(Có kèm theo đoạn phim để thuyết trình)
Nhóm “Cố Đô Huế”: Vận dụng kiến thức địa lý hãy trình bày về vai trò
của đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã từng khai thông nhiều con đường để mở mang bờ cõi, bảo vệ non sông, vượt lên sự bao vây, ngăn chặn… Nhưng có lẽ con đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh là con đường vĩ đại nhất, cả trong ý tưởng và thực tế. Đó là con đường sáng tạo, đột khởi, làm thay đổi cục diện thế lực cách mạng và đi tới thắng lợi vẻ vang… Đó cũng là con đường của những con đường, con đường của gợi mở, tiếp nối những con đường mà nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua địa thế là dãy Trường Sơn hiểm trở với bạt ngàn rừng cây, đây chính là nơi mà nhà thơ Tố Hữu nói là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.
Tuyến đường ra đời, ban đầu chủ yếu với phương thức vận chuyển thô sơ là gùi thồ, rồi dần hình thành một hệ thống đường vận tải, đường sông, đường ống… kéo dài tới hàng chục ngàn km, mở ra con đường chiến thắng cho cách mạng miền Nam Việt Nam . Đây là quyết định đúng đắn, sáng tạo về chiến
lược, thể hiện quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Bất chấp sự ngăn cản, phá hoại khốc liệt của quân thù, bộ đội Trường Sơn đã tổ chức hợp đồng tác chiến với các lực lượng gồm: công binh, cầu đường, giao thông, lái xe, pháo binh, thông tin, giao liên, bộ binh, tăng thiết giáp… để chi viện sức người, sức của, tất cả cho chiến trường miền Nam.
Đường Trường Sơn - con đường huyền thoại của sức mạnh ý chí và niềm tin quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc. Mỗi mét đường, mỗi cây cỏ đều thấm đượm mồ hôi, xương máu của biết bao anh hùng, liệt sỹ mới mười tám đôi mươi mãi mãi nằm xuống nơi đây. Họ đã hiến dâng tuổi thanh xuân làm nên con đường lịch sử, vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước…Xin được kết thúc bài thuyết trình bằng những câu thơ của nhà thơ Thanh Lam:
Có con đường nào đẹp hơn thế không em Đường Trường Sơn một thời ta đánh Mỹ Bạt núi, xẻ rừng, sục sôi ý chí
Tất cả lên đường, dù có thể hy sinh ... Ta đã đi suốt cuộc trường chinh Đêm thức trắng, xe chở hàng lao tới Phía trước miền Nam ngày đêm mong đợi Khát trận công đồn, đạp xác giặc tiến lên
Đường dưới tán cây, qua rừng khộp, rừng lim Trăng đêm Trường sơn, soi dòng suối bạc Sốt rét gồng mình, vẫn nằm nghe em hát
Tân Cảnh, Chư Pao …và những địa danh… Chảy từ cao nguyên về Đồng Xoài, Bình Giã Chắc tay súng - lòng ta hối hả
… ‘Hẹn gặp nhé giữa Sài gòn…lời ai hát nghe quen (Có kèm theo đoạn phim để thuyết trình)