Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tự do biển cả

Một phần của tài liệu Đánh gía vai trò của nguyên tắc tự do biển cả và đất thống trị biển (Trang 33 - 37)

III. Thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc

1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tự do biển cả

Như đã trình bày ở trên thì bản chất pháp lý của biển cả được thể hiện và đảm bảo bằng nội dung của nguyên tắc tự do biển cả: Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển. Nguyên tắc tự do biển cả không cho phép bất cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình. Điều đó có nghĩa là trong biển cả tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do được quy định trong luật quốc tế. Song, mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do của mình phải tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác.

Nhưng trên thực tế một số quốc gia đã vi phạm nguyên tắc tự do biển cả với lợi ích cá nhân.Chúng ta có thể thấy rõ được điều này qua sự việc tranh chấp Biển Đông,một sự kiện nóng bỏng không chỉ trên khu vực Châu Á- Thái Bình Dương mà còn là vấn đề mang tầm quốc tế. Và những tranh chấp này tuy không trực tiếp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, ranh giới trên biển mà liên quan đến quyền tự do hàng hải, đi lại trên biển, trong vùng biển cả, gắn với rất nhiều quốc gia.

Biển Đông là một khu vực biển có liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của hầu hết các nước ASEAN.Tuy nhiên Trung Quốc đã đưa ra đường ranh giới trên biển bao trọn 80% diện tích Biển Đông rõ ràng đã đụng chạm đến chủ

quyền, quyền chủ quyền của các nước ven Biển Đông, đụng chạm đến quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng biển cả.

Biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa) là một biển nửa kín được bao bọc bởi chín quốc gia và một vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan, Cămpuchia, Xingapo và Đài Loan). Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông, Đường trục dài nhất của biển Đông kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, tính từ đường ranh giới phía Bắc (Phúc Kiến – Bắc Đài Loan) đến đường ranh giới phía Nam (Sumatra – Banka – Biliton – Borneo) dài khoảng 3.520 km. Nơi rộng nhất của biển Đông không quá 600 hải lý (khoảng gần 1.200 km). Đây là biển duy nhất trên thế giới có hai quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới là Inđônêxia và Philíppin. Ngoài ra biển Đông có hai quần đảo lớn nằm giữa biển là Hoàng Sa và Trường Sa và hai vịnh lớn ăn sâu vào đất liền là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Đây là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp, lúa nước.

Chính vì vậy mà Biển Đông là một khu vực biển có liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của hầu hết các nước ASEAN. Tuy nhiên Trung Quốc đã đưa ra đường ranh giới trên biển bao trọn 80% diện tích Biển Đông qua sự kiện ngày 7/5/2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng các nước

thành viên Liên Hợp quốc bản đồ thể hiện đường đứt khúc 9 đoạn (hay còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò) trên Biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó. Rõ ràng như thế đã đụng chạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước ven Biển Đông, đụng chạm đến quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng biển cả. Tức là các nước sẽ không còn có quyền tự do đi lại không gây hại ở Biển Đông khi mà vùng Biển Đông trở thành “ cái ao nhà” của Trung Quốc.

Điều này đã vi phạm nội dung của nguyên tắc tự do biển khi áp dụng một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình, ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải, hàng không của các quốc gia trên biển cả.

Ngoài hành động yêu sách về đường ranh giới trên biển nói trên Trung Quốc còn có hành động vi phạm nội dung nguyên tắc tự do biển như:

Hải quân Trung quốc chặn bắt tàu của ngư dân Việt Nam trên biển Đông

Trung Quốc đơn phương tuyên bố cấm đánh cá tại Biển Đông từ vĩ độ 12 trở lên phía Bắc, với cớ bảo quản nguồn lợi thuỷ sản ở Biển Đông. Vùng cấm bao

gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.

Nếu lý do cho hành động này thật sự là bảo quản nguồn lợi thuỷ sản ở Biển Đông thì Trung Quốc đã phải phối hợp với Việt Nam, Philippines và các nước khác trong việc cấm đánh cá, vì vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và của Philippines thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam và Philippines, và tất cả các nước trên thế giới có quyền đánh cá trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.

Đây rõ ràng là hành vi vi phạm đến quyền tự do đánh bắt hải sản trên vùng biển quốc tế giữa Biển Đông mà nó cón vi phạm đến quyền chủ quyền của vùng đặc quyền kinh tế.Trung Quốc không có quyền như thế trong vùng biển quốc tế và càng không có quyền như thế trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Bằng việc hành động một cách đơn phương như thế, Trung Quốc đã cố ý vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này, và vi phạm quyền đánh cá mà UNCLOS ban cho tất cả các nước trên thế giới trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.

Phải chăng mục đích của Trung Quốc khi hành động đơn phương không phải là bảo quản nguồn lợi thuỷ sản mà là tỏ với thế giới rằng Trung Quốc làm cái mà nước này gọi là “thực thi chủ quyền một cách hoà bình” ở Biển Đông. Đây là những bước trong chiến lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc để biến 80% diện tích trên Biển Đông thành “cái ao nhà” của họ.

Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế-xã hội liên kết giữa các quốc gia, Biển Đông là ngôi nhà chung của các nước trong khu vực và chứa đựng nhiều quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Biển Đông không thuộc hoàn toàn riêng về một nước, không thuộc Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippin hay Brunei. Các vấn đề của Biển Đông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần cầu thị, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau, tuân thủ pháp luật quốc tế, cùng nhau tìm một giải pháp công bằng, mà các bên có thể chấp nhận.

Qua hai ví dụ trên ta có thể thấy rõ vai trò Nguyên tắc tự do biển cả không những một mặt hạn chế xu thế mở rộng thái quá chủ quyền của các nước ven biển lấn át biển, mặt khác, duy trì quyền lợi vốn có của các quốc gia.

Một phần của tài liệu Đánh gía vai trò của nguyên tắc tự do biển cả và đất thống trị biển (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w