Phương pháp khảo sát thăm dò cần tiến hành theo các bước sau: - Lập phiếu khảo sát
- Tiến hành phát phiếu khảo sát - Thu thập thống kê phiếu khảo sát - Phân tích số liệu thống kê
- Đánh giá kết quả
Sau khi tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát với 95/123 giảng viên, 35 cán bộ quản lý có tham gia giảng dạy, 5 chuyên gia là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ thuộc một số trường Đại học, học viện đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại Trường để đánh giá và khẳng định việc phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường đến năm 2018 và tiếp tục định hướng cho những năm sau, kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của giải pháp
1. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và quyền hạn của người giảng viên, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giảng viên .
2. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên đến năm 2018 nhằm đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. 3. Xây dựng tiêu chí tuyển chọn giảng viên
4. Sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ
5. Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Biều đồ 3.2: Mức độ khả thi của các giải pháp
1. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và quyền hạn của người giảng viên, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giảng viên
2. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên đến năm 2018 nhằm đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. 3. Xây dựng tiêu chí tuyển chọn giảng viên
4. Sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ
5. Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
7. Xây dựng các chính sách đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên
Qua khảo sát lấy ý kiến đội ngũ giảng viên, khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý của cán bộ quản lý của trường Đại học Đại Nam, lấy ý kiến của các chuyên gia.
Các biện pháp đưa ra đều phù hợp với nhu cầu tình hình thực tế phát triển của nhà trường từ nay cho đến năm 2018.
Dùng phương pháp thống kê xử lý số liệu kết quả thu được
* Nhận thức mức độ cần thiết của các biện pháp
- Biện pháp 1 có 77,1% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 5 - Biện pháp 3 có 95,5% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 2 - Biện pháp 4 có 88,3% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 4 - Biện pháp 5 có 65,7% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 7 - Biện pháp 6 có 67,2% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 6 - Biện pháp 7 có 91,8% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 3 - Biện pháp 8 có 98,4% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 1
Qua tổng hợp và sử lý số liệu đã đánh giá được mức độ rất cần thiết của các biện pháp được thể hiện bằng tỉ lệ % và được đánh giá cao trong đó giải pháp 3 và 8 đều được cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên được đánh giá cao nhất.
* Nhận thức mức độ khả thi của các biện pháp
- Biện pháp 1 có 75,1 % ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 5 - Biện pháp 3 có 90,2 % ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 1 - Biện pháp 4 có 87,5 % ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 4 - Biện pháp 5 có 65,2 % ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 7 - Biện pháp 6 có 66,4% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 6 - Biện pháp 7 có 89,7 % ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 2 - Biện pháp 8 có 89,2% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 3
Qua tổng hợp và sử lý số liệu đã đánh giá được mức độ rất khả thi của các giải pháp được thể hiện bằng tỉ lệ % và được đánh giá cao trong đó 2 giải pháp 3 và 7 được đánh giá cao nhất.
Tất cả các giải pháp được trưng cầu và khảo sát đều được khẳng định sự cần thiết và tính khả thi mặc dù ý kiến đánh giá cho các giải pháp không đều nhau, độ chính xác cũng chưa hẳn là thực sự vì mức độ nhận thức ở đối tượng được trưng cầu và khảo sát có sự chênh lệch.
Song tổng hợp cả 7 giải pháp đều đảm bảo về sự cần thiết và tính khả thi trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Đại Nam.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng đội ngũ và quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại học Đại Nam, có thể đề xuất 7 biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở giai đoạn 2014 – 2018. Các biện pháp đó là:
1. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và quyền hạn của người giảng viên, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên
2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đến năm 2018 nhằm đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
3. Xây dựng tiêu chí tuyển chọn giảng viên
4. Sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ
5. Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
7. Xây dựng các chính sách đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên.
Kết quả khảo sát qua ý kiến đánh giá của chuyên gia thu được: Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:
1.1. Cũng như các trường công lập, phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học ngoài công lập cực kỳ quan trọng. Vì đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Do tính cạnh tranh và sinh tồn các trường đại học ngoài công lập rất quan tâm đến đội ngũ giảng viên. Nhà trường cần có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và hợp lý về cơ cấu để đảm bảo mở rộng quy mô các ngành nghề đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2. Trường đại học ngoài công lập có nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên nhưng cũng có nhiều khó khăn do cơ chế và khả năng đầu tư tài chính. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giảng viên bao gồm: Xác định nhu cầu đào tạo và xây dụng quy hoạch đội ngũ; chế độ thu hút và tuyển chọn đội ngũ giảng viên; sử dụng đội ngũ giảng viên, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ giảng viên; đảm bảo chế độ đãi ngộ cho giảng viên yên tâm công tác.
Có nhiều ysu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ giảng viên, nhưng trong đó các yếu tố về cơ chế quản lý và chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng đối với quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của một trường Đại học ngoài công lập
1.3. Đội ngũ giảng viên trường Đại học Đại Nam đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên theo Luật Giáo dục. Số lượng giảng viên trước mắt đủ cho các chuyên ngành đào tạo; chất lượng đội ngũ về cơ bản đảm bảo yêu cầu đào tạo và có nhiều giảng viên có trình độ cao tuy là giảng viên thỉnh giảng. Cơ cấu đội ngũ bước đầu đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên trường Đại học Đại Nam cũng bộc lộ các bất cấp do trường mới được thành lập, đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chưa
đồng bộ về chuyên môn, nghiệp vụ thiều giảng viên chuyên ngành có trình độ chuyên môn cao. Năng lực ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm của một bộ phận giảng viên chưa đảm bảo. Các giảng viên thỉnh giảng thường có quan niệm không phải là giảng viên chính thức của nhà trường nên đôi lúc chưa thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học tập của sinh viên và vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức cho sinh viên.
Trường Đại học Đại Nam đã coi trọng công tác xác định nhu cầu đào tạo để quy hoạch đội ngũ giảng viên; có chế độ thu hút khá hấp dẫn và tuyển chọn giảng viên khách quan khoa học; đã quan tâm sử dụng đội ngũ giảng viên đúng yêu cầu chuyên môn và phát huy được khả năng chuyên môn của đội ngũ; việc đào tạo bồi dưỡng đã được quan tâm và bước đàu nâng cao được chất lượng đội ngũ; công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên theo đúng quy định chung. Chế độ chính sách cho giảng viên về cơ bản là đảm bảo trong khuôn khổ các quy chế của nhà trường.
Tuy nhiên, nhà trường chưa có quy trình đánh giá giảng viên một cách khách quan vừa mang tính khuyến khích động viên giảng viên; Chưa có cơ chế gắn quyền lợi của giảng viên với sự phát triển của nhà trường, Nhiều giảng viên giỏi chuyển công tác khác, ít tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
1.4. Muốn quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Đại Nam cần thực hiện tốt các biện pháp sau
1. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và quyền hạn của người giảng viên 2. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên đến năm
2018 nhằm đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
4. Sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ
5. Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
7. Xây dựng các chính sách đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên
1.5. Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau. Vì vậy, khi thực hiện cần được tiến hành đồng bộ và hệ thống
2.Khuyến nghị
2.1. Với các cơ quan quản lý nhà nước về Giáo dục Đại học
Nhà nước kịp thời có những cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò tự chủ, nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc huy động mọi nguồn lực thực hiện nhiệm vụ đào tạo.
Nhà Nước cần phải chỉ đạo sâu sát trong thực hiện triển khai chính sách tránh phân biệt giữa các trường thuộc khối công lập và ngoài công lập. Hơn nữa cần phải xử lý nghiêm những đơn vị nào đi ngược lại chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công bằng đối với giáo dục.
Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập vay vốn ưu đãi trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo chuyên ngành trong cả nước tạo điều kiện thống nhất kiến thức bộ môn và nâng dần trình độ chuyên môn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những biện pháp xóa bỏ sự đối xử không bình đẳng giữa các trường tư và trường công, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các trường Đại học trong nước.
2.2. Với trường Đại học Đại Nam
Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu trường Đại học Đại Nam cần triển khai sâu rộng việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và quyền hạn của người giảng viên, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên, xây dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ giảng viên, sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và có các chính sách đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên
Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên trong những năm qua. Tăng cường sự lãnh đạo tập trung chỉ đạo ưu tiên bằng mọi nguồn lực có thể có nhằm tiếp tục làm tốt việc xây dựng định hướng cho công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Nghiên cứu bổ sung cac chế độ chính sách hấp dẫn hơn nữa khuyến khích đội ngũ giảng viên tự giác tham gia tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi kiến thức, đạo đức nhà giáo, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40- CT/TW ngày 15 tháng 6 năm
2004, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dực.
2. Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII (1996), Nghị quyết hội nghị lần 2 3. Đặng Quốc Bảo (2001). Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, Trường
Cán bộ Quản lí Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội,
4. Đặng Quốc Bảo (1997) Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, trường Quản lý cán bộ giáo dục Hà Nội
5. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị 34-CT/TƯ ngày 30 tháng 5 năm 1998 của Bộ Chính trị khóa IX.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến
năm 2020.
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009). Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quóc gia Hà Nội
8. Chính phủ (2006), Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006 – 2020.
9. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008) Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý,
từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế. Đề án xây dựng và phát triển 16 ngành, 23
chuyên ngành khoa hoc cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn ở ĐH Quốc gia hà Nội đạt trình độ quốc tế.
10. Vũ Cao Đàm (2009) Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb giáo dục, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,
nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
14. Nguyễn Trọng Điều (2002) Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam,
16. Đặng Bá Lãm (2005) Quản lý Nhà nước về giáo dục – Lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia.
17. Đặng Bá Lãm – Trịnh Thị Anh Hoa (2007) Đào tạo giáo viên trong bối cảnh
mới, NXB Giáo dục, Hà Nội
18. Duơng Bích Liên (2010), Suy nghĩ về giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên
ở Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Trường VHNT Quân đội
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý học quản lý. Tài liệu giảng dạy lớp cao
học QLGD. Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội
20. Trần Thị Bạch Mai (2009), Phát triển nguồn nhân lực. Tài liệu giảng dạy cao
học QLGD, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội.
21. Phòng Khoa học, Truờng Đại học Văn hóa N ghệ thuật Quân đội (2010), Suy nghĩ về giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội ,
22. Nguyễn Hoàng Phương (2011), Cẩm nang quản lý, Nhà xuất bản Thông tin