PH trong ao nuôi vỗ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục và sinh sản cá sặc rằn (trichogaster pectoralis, regan 1910) (Trang 27)

pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản của cá. Trong môi trường nuôi vỗ pH thấp cá sẽ chậm phát dục. pH trong ao nuôi vỗ được xác định ở bảng sau Bảng 4.3 Biến động pH trong ao nuôi vỗ

Tháng pH Sáng Chiều 2 3 4 7,87±0,32 8,04±0,26 8,07±0,25 8,20±0,26 8,34±0,21 8,27±0,25

Qua bảng 4.3 cho thấy, pH thấp vào buổi sáng (7,87-8,07) và pH dần dần tăng khi về chiều (8,20-8,34). Qua nghiên cứu thì pH trong ao biến động không lớn từ 7,87-8,34. Theo Lê Văn Cát và ctv. (2006), pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9, điểm chết đối với chúng là pH nhỏ hơn 4 và pH lớn hơn 11. Vậy pH trong ao nuôi vỗ hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng và thành thục của cá. Tuy nhiên, cá sặc rằn có khả năng chịu đựng trong môi trường có hàm lượng pH thấp 4-4,5 (Dương Nhựt Long, 2003).

20

4.1.2 Tăng trƣởng của cá sặc rằn khi nuôi vỗ

Tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá bố mẹ được thể hiện qua bảng sau Bảng 4.4 Tăng khối lượng trung bình của cá sặc rằn qua các đợt thu mẫu

Thời gian Chỉ tiêu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

Ban đầu Khối lượng (g/con) 76,9±0,42 77,86±0,72 77,86±0,72

30 ngày

Khối lượng (g/con) WG (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 79,13±0,24 2,86±0,72c 0,10±0,03c 0,009±0,002c 83,06±1,27 5,00±0,71b 0,17±0,03b 0,015±0,002b 85,56±0,96 7,38±0,42a 0,25±0,01a 0,022±0,001a 60 ngày

Khối lượng (g/con) WG (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 79,86±0,24 0,69±0,24c 0,02±0,01c 0,002±0,001c 85,00±1,44 1,95±0,48b 0,07±0,01b 0,006±0,002b 91,39±1,73 5,83±0,84a 0,19±0,03a 0,017±0,003a

Ghi chú: các giá trị trong cùng một dòng mang mẫu tự (a,b) giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa ở mức p>0,05.

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy, sau 30 ngày nuôi vỗ tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá sặc rằn giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tăng khối lượng nhiều nhất là nghiệm thức 3 (7,38 g), kế đến là nghiệm thức 2 (5 g) và thấp nhất là nghiệm thức 1 (2,86 g). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng dao động từ 0,1-0,25 g/ngày và tốc độ tăng trưởng tương đối dao động từ 0,009-0,022 %/ngày.

Tương tự sau 60 ngày nuôi vỗ thì tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại rất nhiều so với giai đoạn đầu nuôi vỗ. Tăng khối lượng dao động từ 0,69-5,83 g, tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng từ 0,02-0,19 g/ngày và tăng trưởng tương đối về khối lượng 0,002-0,017 %/ngày. Nuôi vỗ thời gian đầu tốc độ tăng trưởng nhanh sau đó giảm dần vì thời gian sau nhiệt độ tăng các chất tích lũy chuyển sang tuyến sinh dục. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2000), sự phát dục của thủy sinh vật nói chung khi nhiệt độ thấp thích hợp cho sự sinh trưởng và tích lũy vật chất, trong khi đó nhiệt độ cao lại thúc đẩy quá trình thành thục của cá. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), giai đoạn nuôi vỗ cá đã hoàn chỉnh sự phát triển các cơ quan, bộ phận cơ thể đặc

21

biệt là cơ quan sinh dục. Các hoạt động sống của cá càng về sau ưu tiên cho những vấn đề liên quan đến sinh sản, cá có sự chuyển hóa vật chất dinh dưỡng đã tích lũy phục vụ cho việc tạo sản phẩm sinh dục và những hoạt động sinh sản của cá, nên tốc độ tăng trưởng của cá rất chậm.

4.1.3 Hệ số thành thục

Khối lượng tuyến sinh dục là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng thành thục. Qua hệ số thành thục ta có thể xác định được khả năng sinh sản và mùa vụ sinh sản của cá.

Bảng 4.5 Hệ số thành thục (%) cá sặc rằn qua các tháng nuôi vỗ Tháng Cá cái Cá đực NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3 2 3 4 2,22±0,21 5,44±0,61ab 9,22±0,92ab 2,22±0,21 6,00±0,16a 10,51±0,33a 2,22±0,21 4,65±0.35b 7,34±1,35b 0,08±0,01 0,12±0,01a 0,17±0,02a 0,08±0,01 0,14±0,01a 0,18±0,02a 0,08±0,01 0,13±0,02a 0,18±0,02a

Ghi chú: các giá trị trong cùng một dòng của cá đực hoặc cá cái mang mẫu tự (a,b) giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa ở mức p>0,05.

Theo kết quả bảng 4.5, lúc đầu thả nuôi cá bố mẹ giữa các nghiệm thức có cùng một hệ số thành thục, ở cá cái 2,22% và cá đực 0,08%. Sau một tháng nuôi vỗ, hệ số thành thục của 3 nghiệm thức điều tăng lên. Hệ số thành thục ở tháng 3 thì nghiệm thức 2 có hệ số thành thục cao nhất (6,00±0,16%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 3 (4,65±0,35%) nhưng không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1 (5,44±0,61%). Tương tự đến tháng 4 của quá trình nuôi vỗ thì nghiệm thức 2 vẫn có hệ số thành thục cao nhất (10,51%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 3 (7,34%) nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1 (9,22%). Hệ số thành thục của cá sặc rằn đực giữa 3 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, hệ số thành thục trong tháng 3 dao động từ (0,12-0,14%) và tháng 4 (0,17- 0,18%). Nghiệm thức cho ăn khẩu phần cao (3% khối lượng thân/ngày), có tốc độ tăng trưởng cao, tích lũy mỡ nhiều nên có hệ số thành thục thấp hơn so với cá được cho ăn với khẩu phần thấp (1%, 2% khối lượng thân/ngày). Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đòi hỏi có một chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn khác nhau, có một số loài nếu cho ăn quá nhiều thì buồng trứng cá đạt giai đoạn 4 nhưng hệ số thành thục thấp. Điều này cho thấy, cá được cho ăn với khẩu phần 2%

22

khối lượng thân/ngày là thích hợp cho nuôi vỗ cá sặc rằn để có hệ số thành thục tốt nhất.

4.1.4 Sức sinh sản tuyệt đối

Bảng 4.6 Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) cá sặc rằn qua các tháng nuôi vỗ

Tháng Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

3 4 8.813±1.231ab 18.746±6.454a 10.596±941a 22.928±2.895a 7.506±23b 15.375±4.596a

Ghi chú: các giá trị trong cùng một dòng mang mẫu tự (a,b) giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa ở mức p>0,05.

Theo kết quả bảng 4.6, thì ở tháng 3 sức sinh sản tuyệt đối của cá sặc rằn tương đối thấp. Sức sinh sản tuyệt đối ở nghiệm thức 2 cao nhất (10.596±941 trứng/cá cái) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 3 (7.506±23 trứng/cá cái), nhưng không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1 (8.813±1.231 trứng/cá cái). Sức sinh sản thực tế cá sặc rằn đến tháng 4 đã tăng lên, cao nhất vẫn là nghiệm thức 2 (22.928±2.895 trứng/cá cái), kế đến là nghiệm thức 1 (18.746±6.454 trứng/cá cái) và thấp nhất là nghiệm thức 3 (15.375±4.596 trứng/cá cái). Về mặt thống kê thì sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. Kết quả từ bảng trên cho thấy, cá sặc rằn cho ăn với khẩu phần 3% khối lượng thân/ngày có sự tích lũy dinh dưỡng nhiều nên có sức sinh sản thấp hơn cá cho ăn 2% khối lượng thân/ngày. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), người nuôi cá bố mẹ cần xác định khẩu phần ăn hợp lý để có sự cân đối, phù hợp giữa tích lũy dinh dưỡng với sự chuyển hóa thành thục. Khẩu phần ăn quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, không phù hợp cho sự tích lũy dinh dưỡng của cá bố mẹ. Sức sinh sản của cá tăng theo sự gia tăng khẩu phần ăn tới một giới hạn nhất định, khi quá giới hạn mặc dù khẩu phần tăng nhưng sức sinh sản không tăng. Nếu tiếp tục tăng khẩu phần thì sức sinh sản của cá sẽ giảm. Ngoài ra, sức sinh sản tuyệt đối cá sặc rằn ở tháng 3 thấp do đây là giai đoạn đầu của quá trình nuôi vỗ, còn đến tháng 4 do bắt đầu bước vào mùa vụ sinh sản nên sức sinh sản tuyệt đối của cá sặc rằn đã tăng lên rất nhanh. Theo Dương Nhựt Long, Bùi Minh Tâm, Lê Như Xuân (2000), mùa vụ sinh sản cá sặc rằn ngoài tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào mùa mưa (tháng 5 – 9). Nhưng trong sinh sản nhân tạo cá đẻ từ cuối tháng 2 đến tháng 9. Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2002), sức sinh sản tuyệt đối cá sặc rằn từ 6.458 – 42.037

23

trứng/cá cái. Vậy sức sinh sản thực tế cá sặc rằn trong thí nghiệm trên là phù hợp với kết quả nghiên cứu trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2 Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá sặc rằn 4.2.1 Điều kiện môi trƣờng sinh sản 4.2.1 Điều kiện môi trƣờng sinh sản

Ngoài sự thành thục của cá trong ao nuôi thì quá trình sinh sản của cá cũng bị chi phối bởi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, oxy, pH. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong khi cho cá sinh sản được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu môi trường trong khi sinh sản cá sặc rằn

Môi trường Nhiệt độ (0

C) Oxy (mg/L) pH Bể đẻ Bể ấp trứng 29,6±0,5 29,7±0,5 4,35±0,24 4,32±0,25 8,29±0,09 8,28±0,09 Qua bảng 4.7 cho thấy, các yếu tố môi trường khi sinh sản có sự biến động không lớn như trong quá trình nuôi vỗ. Nguyên nhân là do hai điều kiện môi trường nuôi vỗ và sinh sản hoàn toàn khác nhau, điều kiện sinh sản được thực hiện trong trại có mái che, nguồn nước được lấy từ bể chứa nên ít có sự biến động. Nhiệt độ trong quá trình sinh sản từ 29,6±0,5-29,7±0,50

C. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hầu hết các loài cá nuôi có xuất xứ phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long và những vùng phân bố có vĩ độ thấp thì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển từ 27-310C. Hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 4,35-4,32 mg/L với hàm lượng oxy này thì phôi sẽ phát triển bình thường. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2000), nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 2 mg/L thì phôi sẽ chết ngạt. Để đảm bảo cho phôi phát triển bình thường thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất phải từ 3–4 mg/L. Ngoài ra, pH trung bình từ 8,28±0,09 - 8,29±0,09 cũng chênh lệch không cao. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hầu hết phôi các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi trường có pH quá cao hay quá thấp (pH < 5 hoặc pH > 9). Nhìn chung sự biến động các yếu tố môi trường nước trong quá trình sinh sản đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của phôi.

24

4.2.2 Kết quả sinh sản

Kết quả kích thích sinh sản cá sặc rằn ở 3 nghiệm thức nuôi vỗ (3 khẩu phần ăn khác nhau 1%, 2%, 3% khối lượng thân/ngày) bằng HCG + não thùy với liều lượng 3000 UI + 1não thùy được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.8 Kết quả kích thích sinh sản cá sặc rằn qua các khẩu phần ăn khác nhau

Các chỉ tiêu sinh sản Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Thời gian hiệu ứng

thuốc (giờ)

18h10 18h10 18h10

Tỷ lệ cá đẻ (%) 100 100 100

Thời gian phát triển phôi (giờ) 20h45 20h45 20h45 Sức sinh sản (trứng/kg) 206.751±23.011ab 249.900±29.54 3a 158.461±21.170b Tỷ lệ thụ tinh (%) 84,33±3,06b 92,33±2,52a 81,67±2,52b Tỷ lệ nở (%) 90,95±1,5a 92,45±3,1a 87,26±3,2a Tỷ lệ dị hình (%) 1,29±0,89a 1,55±0,62a 2,05±0,97a

Ghi chú: các giá trị trong cùng một dòng mang mẫu tự (a,b) giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa ở mức p>0,05.

Theo kết quả bảng 4.8, thì thời gian hiệu ứng thuốc cá sặc rằn khi sử dụng kích dục tố HCG kết hợp với não thùy ở 3 nghiệm thức có thời gian hiệu ứng thuốc giống nhau 18 giờ 10 phút. Cho thấy thời gian hiệu ứng thuốc không khác biệt nhau khi tiêm cá với nồng độ kích thích tố giống nhau. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), khi tăng liều lượng kích thích tố trong một giới hạn nào đó thì thời gian hiệu ứng thuốc có thể rút ngắn. Vậy kết quả trên cá có cùng thời gian hiệu ứng thuốc là phù hợp.

Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ cá đẻ ở 3 nghiệm thức là tương đương nhau 100%. Điều này có thể giải thích là do số cá tham gia sinh sản được chọn những cá thể tốt nhất từ các nghiệm thức và liều lượng kích dục tố sử dụng cho cả 3 nghiệm thức là như nhau. Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2002), kích thích cá sặc rằn sinh sản bằng HCG kết hợp với não thùy cho tỷ lệ cá đẻ là 100%.

25

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận: thời gian phát triển phôi cá sặc rằn ở 3 nghiệm thức có cùng một thời gian nở 20 giờ 45 phút. Điều này có thể giải thích do trứng cá của 3 nghiệm thức được ấp trong cùng một điều kiện môi trường nhiệt độ 29,60

C nên có thời gian nở giống nhau. Trong thời gian phát triển phôi thì phôi cá sặc rằn rất nhạy cảm với nhiệt độ. Theo Châu Thị Hoàng Điệp (2000) trích bởi Nguyễn Văn Bình (2000), đối với trứng cá sặc rằn nếu đem ấp ở nhiệt độ 26-26,50C thì thời gian nở là 21-22 giờ và khi ấp ở 32-330

C thì thời gian nở 17-18 giờ.

Sức sinh sản thực tế ở nghiệm thức 2 cao nhất (249.900 trứng/kg cá cái) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 3 (158.461 trứng/kg cá cái), nhưng nghiệm thức 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1 (206.751 trứng/kg cá cái). So sánh giữa nghiệm thức 1 với nghiệm thức 3 thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.8). Qua kết quả trên cho thấy cá sặc rằn được cho ăn với khẩu phần 3% khối lượng thân/ngày có sự tích lũy mỡ nhiều nên sức sinh sản thấp hơn cá cho ăn 2% khối lượng thân/ngày. Điều này có thể giải thích theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng trong nuôi trồng thủy sản mặc dù cá có sự tích lũy dinh dưỡng quá cao nhưng lại có sức sinh sản không cao, những cá này có buồng trứng đạt giai đoạn IV nhưng hệ số thành thục thấp và khi kích thích sinh sản thì hiệu quả rất kém. Ngoài ra, theo Phạm Văn Khánh (2005), thì sức sinh sản thực tế của cá sặc rằn là 200.000-300.000 trứng/kg cá cái, điều này cho thấy hoàn toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm.

Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá sặc rằn ở nghiệm thức 2 là 92,33±2,52% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 và 3, nghiệm thức 1 và 3 lần lượt có tỷ lệ thụ tinh 84,33±3,06 và 81,67±2,52. Nhưng so sánh sự khác biệt giữa nghiệm thức 1 và 3 thì không có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.8). Theo Phạm Văn Khánh (2005), khi kích thích cá sặc rằn sinh sản bằng hormone cho tỷ lệ thụ tinh 80-90%. Theo Nguyễn Tường Anh (2005), kích thích sinh sản cá sặc rằn bằng hormone cho tỷ lệ cá đẻ 92%. Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy cá sặc rằn cho ăn với khẩu phần 2% khối lượng thân/ngày cho tỷ lệ thụ tinh tốt nhất.

Qua bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ nở ở nghiệm thức 2 là cao nhất (92,45±3,1%), kế đến là nghiệm thức 1 (90,95±1,5%) và thấp nhất là nghiệm thức 3 (87,26±3,2%). Tuy nhiên, về mặt thống kê thì sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức không có ý nghĩa (p>0,05). Theo Nguyễn Tường Anh (2005), kích thích sinh sản cá sặc rằn bằng hormone cho tỷ lệ nở 95%. Nhưng theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2002), kích thích sinh sản cá sặc rằn bằng

26

hormone cũng cho tỷ lệ nở từ 76 - 95%. Vậy kết quả nghiên cứu trên có tỷ lệ nở cũng nằm trong khoảng tỷ lệ nở của những nghiên cứu trước.

Tỷ lệ dị hình của cá sặc rằn thấp dao động từ 1,29 – 2,05%. Sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4.8). Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), tỷ lệ dị hình phụ thuộc vào pH và các kim loại nặng nếu hàm lượng cao thì làm tăng tỷ lệ dị hình. Nhưng nguồn nước sử dụng lấy từ bể chứa đã được xử lý nên không còn biến động nhiều. Ngoài ra, trong quá trình phát triển phôi có hai thời kỳ nhạy cảm đối với các yếu tố môi trường là thời kỳ phôi vị và phần đuôi tách khỏi noãn hoàng. Ở hai thời kỳ này mọi sự thay đổi các yếu tố môi trường với biên độ lớn đều có sự ảnh hưởng đến phôi, đặc biệt là nhiệt độ. Biểu hiện của ảnh hưởng này là tỷ lệ dị hình của cá cao. Kết quả nghiên cứu thì nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của phôi nên tỷ lệ dị hình thấp.

27

CHƢƠNG 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Từ những kết quả thu được trong đề tài ảnh hưởng khẩu phần cho ăn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục và sinh sản cá sặc rằn (trichogaster pectoralis, regan 1910) (Trang 27)