Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình phục hồi rừng tại xã Nông Hạ - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn (Trang 46 - 48)

Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện ngoại cảnh. Khả năng tái sinh đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất,

38

nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Khả năng tái sinh phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện ngoại cảnh đối với khả năng phát tán, nảy mầm của hạt giống và quá trình phá triển của cây mạ, cây con. Vì vậy, căn cứ vào kết quả nghiên cứu về khả năng tái sinh ở trạng thái IC có thể đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào rừng để thúc đẩy nhanh quá trình tái sinh phục hồi rừng. Kết quả điều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.5. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh

Năm OTC Số cây Chất lượng (%) Nguồn gốc(%) Tốt TB Xấu Hạt Chồi 2013 1 258 11,78 83 5,22 53,98 46,02 2 218 62,52 33,52 3,96 81,9 18,1 2014 1 291 43,78 39,58 16,64 68,7 31,3 2 264 40,25 38,65 21,1 64,87 35,13 Tăng / giảm 1 33 32 -44,42 11,42 14,72 -14,72 2 46 -22,27 5,13 17,14 -17,03 17,03 Qua bảng trên ta thấy: Mô hình 1

- Năm 2014 – Cây tốt tăng 32%. Cây trung bình giảm 44,42%. Cây xấu tăng 11,42%. Nguồn gốc từ hạt tăng 14,72%. Nguồn gốc từ chồi giảm 14,7. So với năm 2013.

Mô hình 2

- Năm 2014 – Cây tốt giảm 22,27 %. Cây trung bình tăng 5,13%. Cây xấu tăng 17,14%. Nguồn gốc từ hạt giảm 17,03%. Nguồn gốc từ chồi tăng 17,03%. So với năm 2013.

Như vậy: Ở 2 mô hình đều có sự biến động tương đối lớn về các chỉ tiêu đo đếm trong mô hình so với năm 2013. Nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm

39

đa số, đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây mọc từ chồi và khả năng chống chịu của cây tái sinh hạt đối với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn so với cây tái sinh chồi. Số cây tốt với cây trung bình chiếm đa số tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình phục hồi rừng tại xã Nông Hạ - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn (Trang 46 - 48)