XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP GIỜ DẠY TÁC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG BẬC THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO (Trang 25 - 26)

1.Đề xuất:

- Nên tổ chức các chuyên đề về tác phẩm văn học nước ngoài, trong đó có tác phẩm văn học phương Đông để giáo viên dạy tốt hơn.

- Hạn chế việc đưa các tác phẩm văn học nước ngoài vào chương trình đọc thêm.

- Nội dung các bài kiểm tra nên lấy một phần kiến thức từ tác phẩm văn học nước ngoài.

2. Khuyến nghị khả năng áp dụng:

Ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, người viết có thêm vài điều cần lưu ý giáo viên trong quá trình giảng dạy tác phẩm phương Đông :

- Cần bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và hình thức, nhưng không có nghĩa là với mọi tác phẩm đều phải khai thác tất cả những yếu tố của hệ thống thi pháp. Bởi vì mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật có đặc điểm hình thức riêng, không phải bao giờ nó cũng bao gồm đầy đủ mọi yếu tố. Vì vậy, với mỗi tác phẩm, giáo viên cần xác định và lựa chọn hướng tiếp cận, trọng điểm phân tích cụ thể, tránh sự tràn lan, yếu tố nào cũng đề cập đến nhưng cuối cùng vẫn không làm rõ được cái hay đích thực của tác phẩm.

- Chẳng hạn khi phân tích tác phẩm tự sự, giáo viên lưu ý học sinh cần quan tâm đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian nghệ thuật nhưng không đề cập đến mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình. Vậy mà mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình lại là linh hồn của các bài thơ trữ tình; trong khi đó cốt truyện thì không cần bàn tới, đơn giản vì ở thể loại này không có cốt truyên. Ngay trong cùng một thể loại thì hướng khai thác ở các tác phẩm cũng không giống nhau. Chẳng hạn như một số bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn bậc THPT đã nói phần trên. Thơ haicư thì rất khó vì nó quá ngắn, nó chỉ ghi lại một mảnh của đời sống, một sự ngẫu nhiên gặp gỡ giữa cái tâm của người nghệ sĩ với

một cảnh, một sự việc rất đơn sơ. Nếu giáo viên phân tích bằng những lời lẽ to tát, cầu kì thì không sao thấy được sự tế vi của hình tượng nhỏ xinh và giản dị đến gần như trong suốt ấy.

- Giáo viên đừng quá câu nệ vào khái niệm. Một giờ đọc văn không phải là giờ trình bày về lí thuyết. Lí thuyết là điểm tựa nhưng nếu cứ cầm lấy "điểm tựa"mà "múa" thì nó không còn là điểm tựa nữa. Lí thuyết phải trở thành tiềm lực của người dạy văn. Nếu có nội lực rồi thì những điều trình bày sẽ có sức thuyết phục khi nó được nói ra một cách tự nhiên.

Mỗi người đọc là một chủ thể tiếp nhận. Trong quá trình giảng dạy, phân tích tác phẩm, từ một lời gợi ý của giáo viên có thể dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc ở học sinh, có thể có những ý rất hay, rất đáng trân trọng. Làm sao nắm bắt được những ý hay ấy (đôi khi ngoài cả dự kiến của giáo viên) để phát huy, thì đó là bản lĩnh và năng lực sư phạm của người học sinh.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP GIỜ DẠY TÁC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG BẬC THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO (Trang 25 - 26)